Tinh thần hòa mục, hữu nghị, nhân văn, nhân nghĩa trong bản sắc ngoại giao Việt Nam:

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Nhóm tác giả*
Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến cho tới ngày hôm nay, đồng thời đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước
Tinh thần hòa mục, hòa hiếu là một bản sắc xuyên suốt trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước - Ảnh: Trụ sở Bộ Ngoại giao. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đường lối đối ngoại Việt Nam luôn có tính kế thừa, chọn lọc những điều tinh hoa, tinh tuý nhất từ kinh nghiệm cha ông để lại qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Một trong số đó là tinh thần hoà mục, hoà hiếu, hữu nghị, nhân văn, nhân nghĩa.

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2022), hãy cùng nhìn lại giá trị cao đẹp trên trong quá trình lịch sử, và xuyên suốt cho đến ngày hôm nay.

Nội hàm

Hoà mục là chung sống hoà thuận. Hoà hiếu là yêu chuộng hoà bình và cũng mang nghĩa khôi phục lại mối quan hệ hoà thuận. Đây luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến. Không những vậy, hoà mục, hoà hiếu còn là một nội hàm trong ngay trong chính sách đối nội. Điều này đã được thể hiện trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia nhỏ luôn nằm trong tầm ngắm của các nước lớn. Vì thế, việc duy trì quan hệ hữu hảo với các nước, nhất là các nước lớn luôn là nhiệm vụ tối quan trọng. Tuy nhiên, việc hoà mục, hoà hiếu không đồng nghĩa với nhượng bộ. Bởi lẽ, tinh thần hòa hiếu của Việt Nam dựa trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Khi cần chiến đấu để bảo vệ đất nước trước sự tấn công của các thế lực bên ngoài, nhân dân Việt Nam vẫn đứng lên. Nhưng ngay khi hoà bình lập lại, Việt Nam lại chủ động bày tỏ mong muốn tiếp tục làm bạn và hợp tác với các “cựu thù”.

Như vậy, có thể thấy hoà mục, hoà hiếu đã là nội hàm trong chính sách đối nội của dân tộc từ xa xưa. Đồng thời, tinh thần ấy cũng được đưa vào đường lối đối ngoại – cánh tay nối dài của chính sách đối nội, kết hợp, áp dụng một cách uyển chuyển trong từng giai đoạn lịch sử nhằm tạo nên một môi trường “nội yên, ngoại tĩnh” để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Qua các triều đại phong kiến

Trong lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam đã luôn chủ trương thi hành chính sách “trong xưng Đế, ngoài xưng Vương” khi chấp nhận triều cống, “thần phục” các triều đại phong kiến Trung Quốc về mặt danh nghĩa, song vẫn kiên quyết giữ nền độc lập của dân tộc, không chấp nhận lệ thuộc.

Hiểu rộng hơn, hoà mục, hoà hiếu cũng bao hàm duy trì nội bộ hoà thuận để xử lý các vấn đề quan trọng. Ví dụ, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã chủ động hoà giải với Thừa tướng Trần Quang Khải để xóa bỏ hiềm khích hai bên, đoàn kết chống giặc Nguyên. Sau này, ông đã coi đây là yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi cuối cùng: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”.

Tinh thần nhân văn, nhân ái cũng là một đặc điểm lớn trong triển khai ngoại giao hoà mục, hoà hiếu của Việt Nam. Có thể nói, đây là một nét đặc sắc và đáng tự hào, thể hiện sự khoan dung độ lượng của dân tộc,“sức mạnh mềm” của đất nước. Việt Nam luôn đối xử nhân văn, có lý, có tình với láng giềng, kể cả đó là kẻ thù, như khi ngay sau Hội thề Đông Quan, vua Lê Lợi từng đảm bảo cho tướng Minh, Vương Thông rút lui an toàn, thậm chí còn cấp lương, thuyền, ngựa cho quân Minh rút về nước.

Tinh thần hòa hiếu của Việt Nam dựa trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Khi cần chiến đấu để bảo vệ đất nước trước sự tấn công của các thế lực bên ngoài, nhân dân Việt Nam vẫn đứng lên. Nhưng ngay khi hoà bình lập lại, Việt Nam lại chủ động bày tỏ mong muốn tiếp tục làm bạn và hợp tác với các “cựu thù”.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Xây dựng tình hữu nghị là con đường ngắn nhất liên kết các dân tộc bị áp bức nhằm đòi lại tự do, hoà bình. Ngay sau khi thành lập (1930), Đảng Cộng sản Đông Dương đã linh hoạt thực hiện đường lối đối ngoại để chủ động xây dựng mối bang giao hoà hảo với các dân tộc, dân chủ, các Đảng khác ở nước ngoài vì mục tiêu chung. Điều này được thể hiện rõ qua việc Đảng tích cực vận động phong trào “phòng thủ Đông Dương” năm 1938 chống xu hướng thỏa hiệp, đầu hàng đế quốc Nhật.

Xuyên suốt kháng chiến chống Pháp, công tác ngoại giao đã tích cực thể hiện tinh thần hòa hiếu với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước Đông Dương, đưa hình ảnh đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình tới nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Pháp, giúp tạo dư luận ủng hộ, làm tiền đề cho ký kết Hiệp định Geneva năm 1954.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trương bày tỏ thiện chí, thái độ tôn trọng đối với Pháp trong ngôn từ trên báo chí, qua trao đổi cũng như trong hành động, đơn cử như khi Việt Nam trao trả 228 tù nhân và nhân viên dân sự Pháp năm 1950.

Sau Hiệp định Geneva, “nội yên, ngoại tĩnh” là một trong những phương châm nổi bật của ngoại giao Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã khéo léo cân bằng các mối quan hệ nhằm vừa kiến thiết miền Bắc, vừa phục vụ cho công cuộc thống nhất hai miền. Việt Nam cũng chủ trương tuyên truyền tinh thần hành xử nhân văn, nhân nghĩa xuyên suốt cuộc kháng chiến.

Cách đãi ngộ tốt của Đảng, Nhà nước với tù binh Mỹ, Ngụy, bất chấp các hành động tàn phá, tội ác chiến tranh của họ đã phần nào chứng minh tính chính danh cho cuộc kháng chiến của đất nước, nhân dân Việt Nam.

Phương châm ngoại giao này đã góp phần tạo dư luận quốc tế thuận lợi, phục vụ thế “vừa đánh vừa đàm”, tiền đề quan trọng dẫn tới Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam, hướng tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau 30 năm kháng chiến.

(còn tiếp)


(*) Hoàng Gia Mỹ, Đỗ Thị Ngọc Thúy, Đỗ Thúy Hòa, Nguyễn Thanh Vân, Phạm Trang Nhã, Trần Đăng Thành

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia chào mừng Quốc khánh và ngày thành lập Ngành

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia chào mừng Quốc khánh và ngày thành lập Ngành

Ngày 28/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Saudi Arabia tổ chức dâng hương lên Bác Hồ nhân kỷ niệm lần thứ 77 ...

Ngoại giao kinh tế là động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh và bền vững

Ngoại giao kinh tế là động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh và bền vững

Sau 12 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) ...

Hội thao chào mừng 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao

Hội thao chào mừng 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao

Sáng ngày 27/8, nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2022), Công đoàn Bộ tổ chức Hội thao chào mừng ...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2022), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ...

Cán bộ Ngoại giao thăm ‘địa chỉ đỏ’ - Nhà Truyền thống Bộ Ngoại giao

Cán bộ Ngoại giao thăm ‘địa chỉ đỏ’ - Nhà Truyền thống Bộ Ngoại giao

Sáng ngày 26/8, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu Đoàn cán bộ tham quan Nhà Truyền thống Bộ nhân dịp kỷ niệm ...

Bài viết cùng chủ đề

77 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 24/4/2025, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 24/4/2025, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 24/4. Lịch âm hôm nay 24/4/2025? Âm lịch hôm nay 24/4. Lịch vạn niên 24/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 25/4/2025, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 25/4/2025, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2025? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 24/4/2025: Cự Giải cần nắm bắt cơ hội

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 24/4/2025: Cự Giải cần nắm bắt cơ hội

Tử vi hôm nay 24/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/4/2025: Tuổi Ngọ thu nhập có thưởng

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/4/2025: Tuổi Ngọ thu nhập có thưởng

Xem tử vi 24/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ về Bộ sưu tập áo dài chào mừng sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ về Bộ sưu tập áo dài chào mừng sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

"Tôi rất vinh dự khi được lựa chọn trong danh sách các nhà thiết kế thực hiện những bộ mẫu áo dài giới thiệu về đất nước và con người ...
Việt Nam-Hy Lạp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Hy Lạp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Đại sứ Phạm Thị Thu Hương có cuộc gặp, làm việc với Thứ trưởng Bộ Phát triển nông nghiệp và thực phẩm Hy Lạp Dionysios Stamentis.
Việt Nam-Hy Lạp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Hy Lạp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Đại sứ Phạm Thị Thu Hương có cuộc gặp, làm việc với Thứ trưởng Bộ Phát triển nông nghiệp và thực phẩm Hy Lạp Dionysios Stamentis.
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Slovenia

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Slovenia

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Slovenia.
Khai mạc Triển lãm Nhật ký Việt Nam qua góc nhìn của các danh họa Mông Cổ

Khai mạc Triển lãm Nhật ký Việt Nam qua góc nhìn của các danh họa Mông Cổ

Khai mạc Triển lãm Nhật ký Việt Nam qua góc nhìn của các danh họa Mông Cổ, trưng bày hơn 70 tác phẩm hội họa và điêu khắc.
Sáng nay, 23/4 diễn ra Hội thảo '50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại'

Sáng nay, 23/4 diễn ra Hội thảo '50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại'

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo của Bộ Ngoại giao, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cường thăm làm việc tại Thái Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cường thăm làm việc tại Thái Lan

Thái Lan là đối tác quan trọng của Việt Nam ở khu vực, là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong ASEAN.
Khai mạc khóa họp 81 Ủy ban Kinh tế-xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc

Khai mạc khóa họp 81 Ủy ban Kinh tế-xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc

Đại sứ Phạm Việt Hùng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với các cơ chế đa phương, vai trò của Liên hợp quốc và ESCAP.
Đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn

Đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn

Đây là các công dân đầu tiên trong số công dân Việt Nam đang ở Myawaddy, Myanmar chờ được đưa về nước.
Đại sứ Lý Quốc Tuấn: Tận tâm, tận lực bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Myanmar

Đại sứ Lý Quốc Tuấn: Tận tâm, tận lực bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Myanmar

Đại sứ Lý Quốc Tuấn thông tin về tình hình cộng đồng, doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar và công tác bảo hộ công dân sau trận động đất.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam sau trận động đất ở Myanmar

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam sau trận động đất ở Myanmar

Chiều ngày 28/3, một trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền Trung Myanmar, khiến nhiều người bị thương, nhiều công trình ở Myanmar và Thái Lan bị hư hại.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan.
Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, hiện 11 công dân Việt Nam đang lưu trú tại trạm nhập cư thành phố Villahermosa, bang Tabasco.
Thông tin về các công dân Việt Nam trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc

Thông tin về các công dân Việt Nam trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc

Trong số những người bị nạn có có 3 người Việt Nam gồm 2 người đã được cứu và 1 người đang mất tích. Sức khỏe của 2 người được cứu đã hồi phục.
Trắc nghiệm về Hội nghị P4G 2025 tại Việt Nam

Trắc nghiệm về Hội nghị P4G 2025 tại Việt Nam

Mời các bạn tham gia trắc nghiệm để tìm hiểu thêm về Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư do Việt Nam đăng cai từ ngày 14-17/4.
Trắc nghiệm về các Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Trắc nghiệm về các Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Mời các bạn tham gia trắc nghiệm để tìm hiểu thêm về các Đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập quan hệ cho đến nay.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Phiên bản di động