Phát huy bản sắc văn hóa ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Nguyễn Minh Vũ
Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2022), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã có bài viết với nhan đề "Phát huy bản sắc văn hóa ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII". Báo TG&VN xin giới thiệu nội dung bài viết.
Theo dõi TGVN trên
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ hai tại Trụ sở Bộ Ngoại giao - số 1 Tôn Thất Đàm, năm 1962. (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ hai tại Trụ sở Bộ Ngoại giao - số 1 Tôn Thất Đàm, năm 1962. (Ảnh tư liệu)

Ngày 28/8/1945 đặt dấu ấn quan trọng trong trang sử ngoại giao nước nhà với sự khai sinh nền ngoại giao của nước Việt Nam mới. Chặng đường 77 năm qua của ngành vinh dự gắn liền với những mốc son trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần hun đúc nên bản sắc văn hóa đặc trưng của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh - một trong những nhân tố tiên quyết, có tính chất nền tảng đối với việc xây dựng một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, hướng đến mục tiêu hoàn thành những trọng trách do Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao phó.

Bản sắc văn hóa của một tổ chức được bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển của tập thể, quy tụ những giá trị quan trọng nhất và là niềm tự hào của mỗi thành viên. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ”. Những giá trị tốt đẹp đó là sợi chỉ đỏ gắn kết, xây dựng một tập thể vững mạnh, đồng thời là điểm tựa vững chắc để mỗi cá nhân, mỗi thành viên phát huy tối đa năng lực bản thân và vượt qua khó khăn, thử thách.

Lịch sử hào hùng của dân tộc và những cống hiến không ngừng nghỉ của ngành ngoại giao đã rèn đúc nên một bản sắc riêng, thể hiện rõ nét ở mỗi thế hệ cán bộ ngoại giao, dù đang công tác ở bất kỳ cương vị nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó nổi bật là những phẩm chất Trung thành - Bản lĩnh - Trí tuệ - Sáng tạo - Đoàn kết. Đây cũng là tài sản vô hình hết sức quan trọng giúp toàn ngành và thế hệ cán bộ ngoại giao hiện nay nối bước cha anh, đóng góp hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới, hội nhập và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

1. Lòng trung thành tuyệt đối là yêu cầu tiên quyết và cũng là phẩm chất được ghi nhận đầu tiên của cán bộ ngoại giao. Trong thời chiến, mặt trận ngoại giao sát cánh cùng mặt trận quân sự triển khai hiệu quả thế trận “vừa đánh vừa đàm”, phát huy tối đa thành quả đạt được trên chiến trường. Trong thời bình, ngoại giao đóng vai trò là lực lượng tiên phong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Vì vậy, mỗi cán bộ ngoại giao phải tuyệt đối trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng đầu tiên của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại từng dặn dò “Phải luôn luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ, lợi ích của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, lợi ích của sự nghiệp giải phóng ở miền Nam và của sự nghiệp hòa bình thống nhất nước nhà”.

“Dân ta phải biết sử ta”, lịch sử, truyền thống chính là gốc rễ niềm tự hào của mỗi cán bộ ngoại giao khi được góp một phần công sức gìn giữ, phát huy thành quả của các thế hệ ông cha, trong đó có nhiều nhà ngoại giao kiệt xuất, đã không tiếc mồ hôi, xương máu xây dựng nên một nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay. Niềm tự hào đó sẽ được củng cố, chuyển hóa thành lòng trung thành của mỗi cán bộ ngoại giao khi được cống hiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang của đất nước, của dân tộc và của ngành.

2. Bản lĩnh vững vàng là giá trị phổ quát của các thế hệ cán bộ ngoại giao. Lịch sử Việt Nam tự cổ chí kim đã ghi nhận nhiều tấm gương nhà ngoại giao dũng cảm, kiên cường, bất khuất trước cường quyền, bạo lực, luôn đấu tranh đến cùng vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là Đỗ Khắc Chung, Nguyễn Biểu xung phong vào doanh trại địch tìm cách hoãn binh để quân dân ta có thêm thời gian chuẩn bị cho kháng chiến, Giang Văn Minh chấp nhận hy sinh để bảo vệ danh dự đất nước… hay Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Duy Trinh nổi tiếng với những cuộc đàm phán marathon với những đối thủ sừng sỏ tại Hội nghị Paris, góp phần tiến tới Chiến thắng mùa Xuân năm 1975.

Bản lĩnh ngoại giao Việt Nam còn được thể hiện ở tinh thần dám nghĩ, dám làm, theo đuổi đến cùng nhiệm vụ được giao vì mục tiêu bảo vệ lợi ích của đất nước, sự lãnh đạo của Đảng và cuộc sống của nhân dân. Chúng ta không thể không nhắc đến tấm gương cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với tư duy đột phá, có đóng góp quan trọng trong xây dựng và ban hành Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI, góp phần phá thế bao vây, cấm vận, đưa đất nước từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế, đánh dấu bước chuyển chiến lược trong đường lối đối ngoại đã được Đảng ta kế thừa, phát triển và hoàn thiện.

Bản lĩnh ngoại giao được bồi đắp trong quá trình phấn đấu, rèn luyện, giúp mỗi cán bộ sẵn sàng đương đầu với những thách thức, cám dỗ ngày càng nhiều trên mặt trận đối ngoại và khó khăn trong cuộc sống. Cán bộ ngoại giao cũng phải không ngừng nâng cao kiến thức, cả về nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn, để có thể chủ động phát hiện kịp thời những cơ hội phát triển cho đất nước cũng như nỗ lực tham gia hiện thực hóa những cơ hội đó. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn chúng ta tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021: “Càng hội nhập sâu với thế giới, chúng ta càng cần có các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng; đủ trình độ, uy tín, phong cách để sánh vai với các nước, bạn bè quốc tế; toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và có bài phát chỉ đạo quan trọng tại hội nghị. Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ tham dự Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, ngày 14/12/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

3. Với vinh dự là người được trao quyền đại diện và bảo vệ cho uy tín, lợi ích quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế, nhà ngoại giao được quan tâm tuyển chọn, bồi dưỡng, để trở thành những người có trí tuệ, thể hiện ở trình độ học vấn cao, hiểu biết rộng, khả năng ứng biến nhanh nhạy, khôn khéo, thông thạo ngôn ngữ và tinh thần ham học hỏi.

Nếu như trong thời kỳ phong kiến, những nhà ngoại giao xuất sắc như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích… khiến cho láng giềng nể vì, tôn trọng lợi ích của Việt Nam, thì tấm gương của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cùng nhiều đại diện của nền ngoại giao hiện đại đã góp phần đáng kể nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Phát biểu tại Hội nghị ngoại giao lần thứ III, ngày 14/1/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “…Làm ngoại giao phải hiểu biết nhiều, văn hóa phải cao… Hiểu biết về ngoại giao bao hàm rộng lớn lắm. Phải biết cách làm việc và như thế thì phải học, nhất là học văn hóa, phải học nhân dân, không có cách nào khác”.

Quán triệt lời dạy của những thế hệ đi trước, ngành ngoại giao luôn coi xây dựng đội ngũ cán bộ là một trong những ưu tiên hàng đầu của công tác xây dựng ngành. Bên cạnh những quy định chung của Đảng và Nhà nước, Bộ luôn chủ động nghiên cứu, áp dụng những biện pháp đặc thù để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, trong đó tiêu biểu phải kể đến sáng kiến chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo được triển khai từ cuối những năm 1970 hoặc những giải pháp đào tạo từ xa như hiện nay. Bản thân mỗi cán bộ ngoại giao cũng tự giác nhận thức được tầm quan trọng của tri thức, của kỹ năng mới đối với yêu cầu công việc ngày càng cao, để qua đó có kế hoạch tự rèn luyện bản thân.

Truyền thống ngành kết hợp với cố gắng không ngừng của cả hệ thống và từng cá nhân đã đem lại kết quả tích cực. Trưởng thành từ tập thể hơn 10 thành viên của ngày đầu thành lập ngành, cho đến nay Bộ Ngoại giao đã có khoảng 2.200 cán bộ công tác trong nước và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, với trình độ học vấn cao, giỏi ngoại ngữ, nhiều người được đào tạo tại các cơ sở uy tín tầm quốc tế, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ là lực lượng đối ngoại nòng cốt, được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao.

Cán bộ ngoại giao Việt Nam cũng từng bước tham gia tích cực trong các cơ chế hợp tác đa phương như ASEAN, Liên hợp quốc, APEC…, qua đó xây dựng luật chơi chung hướng đến một cộng đồng quốc tế hòa bình, hợp tác cùng phát triển, góp phần bảo vệ đất nước “từ sớm, từ xa”. Không thỏa mãn với những kết quả đã đạt dược, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vẫn luôn được Bộ quan tâm cải tiến, tìm kiếm những hướng đi, giải pháp phù hợp với tình hình và yêu cầu nhiệm vụ mới, trong đó đẩy mạnh cử người tham gia các tổ chức quốc tế, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia, chuyên sâu đang là những nội dung được quan tâm thúc đẩy.

Phát huy bản sắc văn hóa ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

4. Cùng với nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị thực hiện khát vọng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đưa đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, ngành ngoại giao cũng đứng trước những nhiệm vụ mới khó khăn hơn, phức tạp hơn, đặt ra yêu cầu phải không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác, trong cách làm, luôn tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác, đối tác, hướng đi mới phù hợp. Những nhà ngoại giao, ngoài nhiệm vụ bảo vệ danh dự, lợi ích của Việt Nam trong bang giao quốc tế, đã luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, khai thác nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ phát triển đất nước. Những sứ giả như Trần Lư, Phùng Khắc Khoan, Trần Quốc Khái của thời phong kiến đã du nhập vào Việt Nam các nghề mới như vẽ sơn trang trí, dệt lụa làng Bùng, thêu, làm lọng; tư duy đột phá trong những năm 1980 đã giúp ngành ngoại giao đóng góp thiết thực trong việc xây dựng nền tảng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hoặc nỗ lực vận động thúc đẩy ngoại giao vaccine trong hai năm qua là những tấm gương về tư duy sáng tạo, đổi mới để các thế hệ cán bộ ngoại giao tiếp tục học hỏi.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến chuyển nhanh chóng, khó lường, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới, cán bộ ngoại giao, với ưu thế về ngoại ngữ và khả năng tiếp cận kho tri thức của nhân loại, cần rèn giũa tư duy sắc bén, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, phát huy tối đa tinh thần đổi mới sáng tạo nhằm phụng sự đất nước hiệu quả hơn. Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống, ngành ngoại giao phải tăng cường tìm tòi những nguồn lực mới, nhân tố mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước một cách bền vững, bao trùm, trong đó có các lĩnh vực như công nghệ cao, chuyển đổi số, môi trường, y tế, năng lượng ...

5. Nhân tố cuối cùng và có vị trí hết sức quan trọng trong bản sắc văn hóa ngành ngoại giao là tinh thần đoàn kết. Vốn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, tinh thần đoàn kết đã giúp nước ta vượt qua những sóng gió của lịch sử, bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ như ngày nay. Đối với Ngoại giao, bảo đảm đoàn kết càng cần thiết do với tính chất công tác mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ đều đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị chuyên môn, giữa trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, quá trình luân chuyển vị trí công tác liên tục giữa các đơn vị trong nước và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, mang tính chất hết sức đặc thù của nghề, cũng cần có sự đùm bọc, thông cảm, hỗ trợ lẫn nhau.

Những đặc điểm nêu trên đã tạo ra văn hóa đoàn kết rất riêng, thể hiện ở việc các đơn vị phối hợp tác chiến, chia sẻ thông tin bất kể ngày đêm; cán bộ hỗ trợ nhau ổn định cuộc sống, bắt đầu công việc tại địa bàn, lĩnh vực mới, chăm sóc nhau những lúc ốm đau, cùng vượt qua chiến tranh, dịch bệnh để hoàn thành nhiệm vụ tại Cơ quan đại diện. “Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng”, có thể nói những thành tựu đáng tự hào của ngành ngoại giao trong suốt 77 năm qua không thể thiếu vai trò của tinh thần đoàn kết trong bộ máy và trong đội ngũ cán bộ, bảo đảm quá trình triển khai nhiệm vụ chính trị diễn ra thông suốt, hiệu quả.

Để có thể triển khai hiệu quả những nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới, ngoại giao phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết của ngành. Theo đó, ngành ngoại giao cần tiếp tục quán triệt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Muốn đoàn kết nội bộ thì mỗi người phải trau dồi đạo đức cách mạng, thực hiện đúng nội quy cơ quan và những điều quy định của Đảng và Nhà nước. Phải thực hiện dân chủ nội bộ, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. Người phụ trách cơ quan và người phụ trách từng bộ phận phải gương mẫu mọi mặt về công tác, đạo đức, tiết kiệm, đoàn kết”. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, đề xuất những cơ chế hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần cho cán bộ ngoại giao cũng cần được tiếp tục triển khai để tăng cường hơn nữa sự gắn bó giữa cán bộ với ngành.

Truyền thống 77 năm qua đã tạo lập cho ngành ngoại giao một hệ bản sắc văn hóa riêng, kết hợp nhuần nhuyễn với những bài học kế thừa từ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trung thành - Bản lĩnh - Trí tuệ - Sáng tạo - Đoàn kết là những giá trị tinh túy, bền vững, đóng vai trò nền tảng của Chiến lược xây dựng và phát triển ngành đến năm 2030 - văn bản có ý nghĩa then chốt đối với định hướng phát triển của toàn ngành trong thời gian tới, hướng đến một ngành ngoại giao trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại, góp phần thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Tôn vinh tiếng Việt ở nước ngoài góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa, củng cố đại đoàn kết dân tộc

Tôn vinh tiếng Việt ở nước ngoài góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa, củng cố đại đoàn kết dân tộc

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động sẽ được tổ ...

Nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ Ngoại giao trẻ bản lĩnh, chuyên nghiệp và hiện đại

Nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ Ngoại giao trẻ bản lĩnh, chuyên nghiệp và hiện đại

Ngày 11/8 tại Nhà làm việc số 2 Lê Quang Đạo, được sự đồng ý của Đảng ủy Bộ, Lãnh đạo Bộ và Đoàn Khối ...

Cán bộ ngoại giao giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước,  xứng đáng với những đóng góp, hy sinh lớn lao của thế hệ đi trước

Cán bộ ngoại giao giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước, xứng đáng với những đóng góp, hy sinh lớn lao của thế hệ đi trước

Chiều ngày 27/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao diễn ra buổi gặp mặt, tri ân các cán bộ nhân viên Bộ là thân nhân ...

Công tác thông tin đối ngoại đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển tích cực của kinh tế - xã hội

Công tác thông tin đối ngoại đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển tích cực của kinh tế - xã hội

Công tác thông tin đối ngoại đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, đóng ...

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn như yêu cầu của Đại hội XIII của Đảng

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn như yêu cầu của Đại hội XIII của Đảng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Ngô Trịnh Hà khẳng định, chưa bao giờ công tác người ...

Bài viết cùng chủ đề

77 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/12/2023: Bảo Bình tình cảm hòa hợp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/12/2023: Bảo Bình tình cảm hòa hợp

Tử vi hôm nay 5/12/2023 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phong phú hoạt động Liên hoan sáng tạo & thiết kế Việt Nam 2023 tại Hà Nội

Phong phú hoạt động Liên hoan sáng tạo & thiết kế Việt Nam 2023 tại Hà Nội

Đến với Liên hoan sáng tạo & thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ V từ ngày 1-7/12 tại Hà Nội, khán giả có cơ hội khám phá ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 4/12 - SXMN 4/12/2023 - kết quả xổ số hôm nay 4/12

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 4/12 - SXMN 4/12/2023 - kết quả xổ số hôm nay 4/12

XSMN 4/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/12/2023. kết quả xổ số ngày 4 tháng 12. xổ số hôm nay 4/12. SXMN 4/12. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 12/2023

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 12/2023

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng Traveller 2021, 2008 2021, 3008 2021, 5008 2021 và 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giá cà phê hôm nay 4/12/2023: Giá cà phê tăng mạnh giữa vụ thu hoạch của Việt Nam, xu hướng giá tăng và bên mua đang chiếm ưu thế

Giá cà phê hôm nay 4/12/2023: Giá cà phê tăng mạnh giữa vụ thu hoạch của Việt Nam, xu hướng giá tăng và bên mua đang chiếm ưu thế

Giá cà phê tăng mạnh, bất kể nguồn cung Việt Nam đang trong vụ thu hoạch.
Đại sứ Ngô Toàn Thắng làm việc với đại diện Hiệp hội khách du lịch Kuwait

Đại sứ Ngô Toàn Thắng làm việc với đại diện Hiệp hội khách du lịch Kuwait

Đại sứ Việt Nam tại Kuwait, ông Ngô Toàn Thắng đã có chuyến thăm và làm việc tại trụ sở Hiệp hội khách du lịch Kuwait ở tỉnh Farwaniya.
Bộ Ngoại giao tập huấn về công tác cán bộ

Bộ Ngoại giao tập huấn về công tác cán bộ

Nhằm hỗ trợ, đồng hành với các đơn vị trong việc triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm của các đơn vị, Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Ngoại giao phối ...
Nâng tầm hợp tác giữa Quốc hội  Việt Nam - Campuchia - Lào

Nâng tầm hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam - Campuchia - Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 4-7/12 và thăm chính thức Vương quốc Thái Lan từ ngày 7-10/12.
Phim Việt Nam được đông đảo khán giả tại Saudi Arabia chào đón

Phim Việt Nam được đông đảo khán giả tại Saudi Arabia chào đón

Đây là lần thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tham gia Liên hoan phim quốc tế Ambassador’s Choice kể từ năm 2020.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc tại Campuchia

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc tại Campuchia

Từ ngày 30/11-3/12, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã có chuyến thăm và làm việc tại Campuchia.
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Hai Đại sứ chia sẻ vui mừng về sự phát triển không ngừng của tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Tưng bừng Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam – Hoa Kỳ tại Hoàng thành Thăng Long

Tưng bừng Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam – Hoa Kỳ tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày 2/12, Chương trình quảng bá văn hóa và giao lưu nghệ thuật Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xây dựng các phương án bảo hộ công dân

Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xây dựng các phương án bảo hộ công dân

Tình hình an ninh tại một số bang miền Bắc Myanmar có diễn biến phức tạp. Đây cũng là khu vực có đông công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc.
Bộ Ngoại giao tích cực bảo hộ công dân được giải cứu ở Myanmar

Bộ Ngoại giao tích cực bảo hộ công dân được giải cứu ở Myanmar

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra một số khuyến cáo tới công dân Việt Nam tại Myanmar, đặc biệt là ở các khu vực đang có giao tranh.
Họp Ban chỉ đạo liên ngành về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel

Họp Ban chỉ đạo liên ngành về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel

Cuộc họp liên ngành để triển khai chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel.
61 công dân Việt Nam được giải cứu khỏi sòng bạc lừa đảo ở Myanmar

61 công dân Việt Nam được giải cứu khỏi sòng bạc lừa đảo ở Myanmar

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán tại Myanmar và đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan chức năng và Myanmar để có biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Chưa có người Việt thương vong do xung đột Israel - Hamas

Chưa có người Việt thương vong do xung đột Israel - Hamas

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng kêu gọi công dân tại Israel cần theo dõi sát thông tin từ Bộ Ngoại giao và sở tại, chuẩn bị cho phương án sơ tán khi cần thiết.
Họp Ban chỉ đạo công tác bảo hộ công dân trước tình hình xung đột leo thang căng thẳng ở Trung Đông

Họp Ban chỉ đạo công tác bảo hộ công dân trước tình hình xung đột leo thang căng thẳng ở Trung Đông

Sáng ngày 23/10, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, Trưởng ban Ban chỉ đạo công tác bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao đã chủ trì cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nề văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tại đây.
Vị ngọt trong câu chuyện của 'Đại sứ Xoài'

Vị ngọt trong câu chuyện của 'Đại sứ Xoài'

Với nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường, những năm tháng đảm nhiệm cương vị Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản là hành trình khó quên nhất trong suốt sự nghiệp ngoại ...
Cao Bằng phát triển bóng đá cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Na Uy: Quả bóng tròn đưa giấc mơ của trẻ em Việt vươn xa

Cao Bằng phát triển bóng đá cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Na Uy: Quả bóng tròn đưa giấc mơ của trẻ em Việt vươn xa

Cao Bằng là một trong 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam tham gia thực hiện dự án 'Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam' của Liên đoàn Bóng đá Na Uy.
Nhật Bản: Nơi sự sống hồi sinh

Nhật Bản: Nơi sự sống hồi sinh

Nhân dịp một người bạn từ Nhật Bản gửi mấy bức ảnh chụp từ tháng 6/2011, 3 tháng sau thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản, tôi muốn chia sẻ về ...
Việt Nam-Trung Quốc: Câu chuyện hai đất nước núi sông liền một dải

Việt Nam-Trung Quốc: Câu chuyện hai đất nước núi sông liền một dải

Việc không ngừng phát triển quan hệ Việt-Trung là phù hợp với nhu cầu và lợi ích, là hòa bình, hợp tác và phát triển lâu bền của nhân dân hai nước...
Một vài kỷ niệm gửi những 'người bạn' Nhật Bản yêu quý của tôi!

Một vài kỷ niệm gửi những 'người bạn' Nhật Bản yêu quý của tôi!

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ nhất với nhiều mốc son đáng nhớ.
Ký ức về Nhật Bản - đất nước ân tình trong - cuộc đời ngoại giao

Ký ức về Nhật Bản - đất nước ân tình trong - cuộc đời ngoại giao

Chắc chắn, mỗi chúng ta đều mang trong lòng mối ân tình sâu sắc về những người bạn Nhật Bản thủy chung, chân tình mà chúng ta từng gặp.
Phiên bản di động