Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Đào Mai Anh
Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác, trong đó có mặt trận quân sự, đã cụ thể hóa những thắng lợi ở chiến trường thành kết quả trên bàn đàm phán. Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự kết hợp đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam DCCH đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954. (Ảnh tư liệu)
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam DCCH đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954. (Ảnh tư liệu)

Ý định triệu tập Hội nghị Geneva về Đông Dương họp tại Thụy Sỹ năm 1954 xuất hiện từ thỏa thuận của các nước tham gia Hội nghị “tứ cường”: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô diễn ra từ 25/1/1954 đến 18/2/1954 tại Berlin (Đức).

Ngày18/2/1954, do bất đồng trong việc giải quyết vấn đề các nước Đức, Áo, Ngoại trưởng của bốn nước này chuyển hướng, quyết định mở Hội nghị tại Geneva vào cuối tháng 4/1954 để giải quyết hai nội dung: bàn về giải quyết chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương. Ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thay đổi cục diện, tạo thế thuận lợi cho Việt Nam đấu tranh giải quyết các vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên bàn đàm phán tại Hội nghị Geneva.

Quá trình đàm phán

Tham gia Hội nghị Geneva về Đông Dương có đại diện của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, Quốc gia Việt Nam. Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) dự Hội nghị do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Công Tường, Cục trưởng Cục tác chiến, Bộ Quốc phòng, Đại tá Hà Văn Lâu và các chuyên viên khác.

Hội nghị kéo dài 75 ngày đêm và trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn một từ ngày 8/5/1954 đến ngày 19/6/1954, cũng là thời gian đàm phán dài, căng thẳng nhất. Hai đồng chủ tọa thay phiên nhau là Ngoại trưởng Liên Xô V. Molotov và Ngoại trưởng Anh A. Eden. Trong hơn một tháng, đàm phán diễn ra chậm chạp và gặp nhiều khó khăn do xung đột về lập trường giữa các bên.

Phía Pháp và Hoa Kỳ chủ trương chỉ giải quyết vấn đề quân sự, không đề cập vấn đề chính trị. Ngược lại, phái đoàn Việt Nam DCCH do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn kiên quyết yêu cầu phải có giải pháp chính trị toàn diện cho cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện trên tám điểm: (i) Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; (ii) Pháp phải rút quân đội xâm lược của mình khỏi Việt - Campuchia - Lào; (iii) tổ chức Tổng tuyển cử ở ba nước; (iv) Việt Nam xem xét việc tham gia khối Liên hiệp Pháp; (v) Việt Nam chiếu cố quyền lợi kinh tế và văn hoá Pháp; (vi) không truy tố những người làm cho đối phương; (vii) trao đổi tù binh; (viii) ngừng bắn đồng thời và toàn diện ở Đông Dương, điều chỉnh nơi đóng quân, cấm đưa thêm nhân viên và vũ khí quân sự vào Đông Dương, tiến hành kiểm soát hỗn hợp cả hai bên.

Giai đoạn hai từ 20/6/1954 đến ngày 10/7/1954, các Trưởng đoàn tạm thời rời khỏi thành phố Geneva về nước để báo cáo với chính phủ của mình hoặc đi thăm nước khác. Quá trình đàm phán tiếp tục thông qua các cuộc họp giữa cấp Phó đoàn và hoạt động của Tiểu ban quân sự Việt - Pháp. Trong ba tuần này, trên cơ sở phân tích thực trạng chiến trường Đông Dương, hai bên tập trung trao đổi các vấn đề then chốt như tập kết, chuyển quân, thả tù binh và di chuyển giữa hai miền đất nước. Tuy nhiên, các bên chưa giải quyết được vấn đế trọng tâm của đàm phán là phân định vĩ tuyến phân chia tạm thời lãnh thổ Việt Nam.

Giai đoạn ba từ ngày 10/7/1954 đến ngày 21/7/1954, sau nhiều cuộc gặp gỡ song phương và đa phương giữa các Trưởng đoàn, Hội nghị đi đến thống nhất các điều khoản về vấn đề then chốt, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, chờ đợi cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước trong vòng hai năm. Trải qua quá trình đàm phán cam go với 31 phiên họp, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về vấn đề Đông Dương chính thức được ký kết. Các văn kiện của Hội nghị bao gồm: ba Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia; bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị được ký kết, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Bên cạnh Hội nghị Geneva, từ ngày 4-27/7/1954, tại Trung Giã, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội), diễn ra Hội nghị quân sự giữa đoàn Việt Nam do Thiếu tướng, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng làm Trưởng đoàn cùng các thành viên là Đại tá Song Hào, Đại tá Lê Quang Đạo, Trung tá Nguyễn Văn Long, Trung tá Lê Minh Nghĩa, Thiếu tá Lưu Văn Lợi làm phiên dịch. Đoàn Pháp do Đại tá Paul Lennyuex làm Trưởng đoàn cùng bảy thành viên. Hội nghị quân sự Trung Giã bàn về thực hiện những vấn đề quân sự đã thỏa thuận ở Hội nghị Geneva và chính sách đối với tù binh và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện ngừng bắn đúng ngày giờ như Hiệp định Geneva quy định.

Đoàn Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneva. (Ảnh tư liệu)
Đoàn Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneva. (Ảnh tư liệu)

Những nội dung chính

Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là một trong những văn bản được ký kết tại Hội nghị. Nội dung của Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm một số điểm chính: (i) các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; (ii) ngừng bắn đồng thời toàn cõi Đông Dương: Ở Bắc Bộ vào ngày 27/7/1954, ở Trung Bộ vào ngày 1/8/1954 và ở Nam Bộ vào ngày 11/8/1954 (iii) sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 được xác lập làm giới tuyến quân sự tạm thời; thành lập khu phi quân sự; Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc và Quân đội liên hiệp Pháp ở phía Nam; (iv) thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập kết chuyển quân, dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền là 300 ngày; (v) Hai năm sau, tức vào tháng 7/1956, sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam và (vi) thành lập Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định gồm đại diện của Ấn Độ, Ba Lan và Canada do Ấn Độ làm Chủ tịch.

Với Hội nghị Geneva, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại đã có một hiệp định với sự tham gia của các nước lớn công nhận các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và dân tộc tự quyết của nước thuộc địa. Điều ước quốc tế đa phương đầu tiên này tạo nên cơ sở pháp lý và nền móng để nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia giành thắng lợi bước đầu quan trọng và tiếp tục đấu tranh đi tới thắng lợi cuối cùng. Nói về sự kiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Hội nghị Geneva đã kết thúc, ngoại giao ta đã thắng to”.

Thỏa thuận ngừng bắn lịch sử được ký tại Hội nghị Geneva có chữ ký của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Tạ Quang Bửu và Tướng Henri Delteil, đại diện cho Pháp. (Ảnh tư liệu)
Thỏa thuận ngừng bắn lịch sử được ký tại Hội nghị Geneva có chữ ký của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Tạ Quang Bửu và Tướng Henri Delteil, đại diện cho Pháp. (Ảnh tư liệu)

Đấu tranh để thi hành

Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, Chính phủ Việt Nam DCCH nỗ lực hết sức trên nhiều phương diện khác nhau, vận dụng đa dạng các biện pháp đấu tranh hòa bình buộc đối phương phải thi hành nghiêm túc các điều khoản của Hiệp định Geneva, trên cơ sở hiệp thương hai miền Bắc - Nam, tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Ngay sau khi Hiệp định được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Điều chỉnh khu vực là việc tạm thời, là bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử”.

Trên phương diện quân sự, Chính phủ Việt Nam DCCH nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định. Các lực lượng vũ trang của Việt Nam đã rút khỏi miền Nam về tập kết tại miền Bắc, đồng thời tiếp nhận lực lượng cán bộ, chiến sĩ từ miền Nam chuyển quân ra trong khoảng thời gian từ 17/5/1954 đến 18/5/1955, với sự giám sát của Ủy ban quốc tế. Các hoạt động đấu tranh ngoại giao diễn ra kiên trì, rộng khắp cả trong và ngoài nước, làm cho thế giới thấy sự nghiêm túc thực thi Hiệp định của Việt Nam và sự vi phạm trắng trợn của đối phương.

Mặc dù Hiệp định đã được ký kết nhưng con đường đi đến hoà bình và thống nhất của Việt Nam không hề dễ dàng. Chính quyền Ngô Đình Diệm cùng sự hậu thuẫn, can thiệp của đế quốc Mỹ cố tình vi phạm Hiệp định. Chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam thành hai quốc gia riêng biệt, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam. Năm 1959, nhận thấy các biện pháp đấu tranh hòa bình không còn khả thi, Chính phủ Việt Nam DCCH chuyển sang đấu tranh cách mạng vũ trang nhằm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cùng với với Hiệp định Sơ bộ 1946 và Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Geneva 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong của đối ngoại, ngoại giao và các biện pháp hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột trong quan hệ quốc tế. Hiệp định là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản lĩnh và bản sắc của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đặc biệt là bài học về độc lập, tự chủ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát huy; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thế chủ động chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Ý nghĩa của Hiệp định Geneva trong việc định hình mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam

Ý nghĩa của Hiệp định Geneva trong việc định hình mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam

Ấn Độ dù không phải là thành viên tại Hội nghị Geneva lịch sử nhưng lại là nước tham gia tích cực góp phần đi ...

GS. Tạ Quang Bửu với hoạt động ngoại giao và Hiệp định Geneva 1954

GS. Tạ Quang Bửu với hoạt động ngoại giao và Hiệp định Geneva 1954

Khi cha tôi, Giáo sư (GS.) Tạ Quang Bửu, lên đường dự Hội nghị Geneva tôi mới được sáu tháng tuổi, nên không thể viết ...

Hiệp định Geneva: Tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại

Hiệp định Geneva: Tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại

Trong lịch sử thế giới có những sự kiện vượt không gian, thời gian, trở thành mốc son trên hành trình dựng nước, giữ nước ...

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân

Hội nghị Geneva là một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam nói chung cũng như của ngoại giao Việt Nam nói riêng, ...

Khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’

Khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’

Sáng 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ ...

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Xem nhiều

Đọc thêm

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Praga Bohema là mẫu siêu xe thể thao đặc biệt được chế tác thủ công tỉ mỉ với số lượng giới hạn chỉ 20 chiếc và có giá bán lên ...
BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

Xe thể thao điện Denza (thương hiệu con của BYD) dự kiến được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025 với mức giá khoảng 300.000 Nhân dân ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Các vấn đề của ngành năng lượng Iran ngày càng trầm trọng hơn do trữ lượng khí đốt cạn kiệt.
Nhận định trận đấu Tottenham vs Liverpool: The Kop thắng không dễ dàng

Nhận định trận đấu Tottenham vs Liverpool: The Kop thắng không dễ dàng

Nhận định trận đấu Tottenham vs Liverpool tại vòng 17 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 22/12.
Nhận định trận đấu Everton vs Chelsea: The Blues tiếp đà thăng hoa

Nhận định trận đấu Everton vs Chelsea: The Blues tiếp đà thăng hoa

Nhận định trận đấu Everton vs Chelsea tại vòng 17 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 22/12.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của LHQ cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội.
Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Câu chuyện phía sau tài xế lái xe đâm vào khu chợ Giáng sinh ở Đức, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Người ta tin rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, trong đó có việc thả các con tin Israel, sắp được thực hiện.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động