GS. Tạ Quang Bửu với hoạt động ngoại giao và Hiệp định Geneva 1954

Thiếu tướng Tạ Quang Chính (*)
Khi cha tôi, Giáo sư (GS.) Tạ Quang Bửu, lên đường dự Hội nghị Geneva tôi mới được sáu tháng tuổi, nên không thể viết về sự kiện này với tư cách một người biết, người chứng kiến, mà chỉ như một người con được đọc, được nghe, được xem và được tìm hiểu về ông cùng những đóng góp của ông với công tác ngoại giao, trong đó có Hội nghị Geneva 1954.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Việt Nam DCCH ký Hiệp định Geneva 1954. (Nguồn: Gettyimages)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Việt Nam DCCH ký Hiệp định Geneva 1954. (Nguồn: Getty Images)

Đầu tiên tôi muốn nói việc GS. Tạ Quang Bửu đến với lĩnh vực ngoại giao như thế nào.

Từ một thư ký đối ngoại của Bác Hồ

Cha tôi sinh ngày 23/7/1910 tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành (nay là Khánh Sơn), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống “Phụ giáo tử đăng khoa” (cha dạy con đỗ đạt) và “cử nhân tại quán” (Cử nhân ở lại quê), đã 11 đời, cho đến đời ông nội của ông.

Do cha của ông rời quê đi dạy học ở Quảng Nam, rồi Huế, cha tôi đã học ở những trường có thày dạy là người Pháp. Ông rất có ý thức dân tộc và cố gắng vươn lên. Vì kết quả học tập tốt, năm 1929 ông được đi học bậc đại học ở Pháp. Năm học cuối ông sang Anh học theo dạng trao đổi sinh viên, một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp của ông sau này.

Năm 1934, hết thời hạn du học, ông về nước. Ông không có bằng cấp nhưng vẫn được mời làm cho chính quyền lúc đó. Ông không nhận và đi dạy tiếng Anh (dù ông học bốn năm ở Pháp) hoặc đi làm kỹ thuật viên ở một số công ty. Tổ chức Hướng đạo sinh lúc đó đã thu hút ông và ông trở thành Huynh trưởng HĐS Trung kỳ. Năm 1939, ông sang học lớp Trại trưởng Huấn luyện Hướng đạo sinh ở Anh. Về nước, ông tổ chức các trại huấn luyện Hướng đạo sinh với tư cách là Trại trưởng Huấn luyện Đông Dương. Trong hoàn cảnh Nhật đảo chính Pháp, anh em nhà họ Ngô lôi kéo, phát xít Nhật dọa nạt bắt phục vụ, ông đã khôn khéo tránh né và cùng ông Phan Anh thành lập Trường Thanh niên tiền tuyến Huế, nơi cung cấp cho Việt Minh nhiều cán bộ tốt và trưởng thành trong quân đội nhân dân Việt Nam và chính quyền DCCH sau này.

Và cuối tháng 8/1945, ông ra Hà Nội, được ông Đặng Thai Mai đưa đến gặp Hồ Chủ tịch. Chắc Bác đã biết nên không nói gì nhiều, Bác chỉ vào cái bàn trống, gần chỗ ngồi của ông Vũ Kỳ, cạnh phòng làm việc của Bác và bảo: “Chỗ chú đây!”. Thế là bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình, ông làm Thư ký cho Bác trong đối ngoại với Anh và Mỹ.

Ông Tạ Quang Bửu và các đại biểu chụp ảnh  với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông Tạ Quang Bửu và các đại biểu chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ tháng 9/1945 có Ban tham nghị (như cơ quan ngoại giao của Chính phủ) gồm: Tạ Quang Bửu (phụ trách), Nguyễn Đức Thuỵ, Bùi Lâm Trần Đình Long và Nguyễn Văn Lưu là Tổng thư ký. Tháng 1/1946, ông thôi công tác ở Bộ Ngoại giao thời kỳ ông Nguyễn Tường Tam làm Bộ trưởng.

Giúp việc cho Bác, được gần Bác, ông đã tích luỹ cho mình nhiều kinh nghiệm quý về ngoại giao. Ông cho rằng thời gian này ông được học Bác và đã tốt nghiệp lớp viết thư cho các tổng thống. Ông học Bác về phương pháp đối ngoại, đối nhân xử thế, giữ gìn bí mật… những kinh nghiệm của một nhà cách mạng chuyên nghiệp.

Ông tham gia Hội nghị Đà Lạt tháng 4/1946 với tư cách Thứ trưởng Quốc phòng chuẩn bị cho chuyến thăm Pháp của Đoàn Quốc hội Việt Nam DCCH, đồng thời là chuyến thăm Pháp của Chính phủ Việt Nam DCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu (ở Đà Lạt, trong Hotel Dalat Palace vẫn còn ghi phòng ông Bửu đã ở).

Hội nghị trù bị thất bại nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định đi Pháp tiến hành đàm phán ở Fontainebleau và cha tôi tiếp tục là thành viên của Đoàn với tư cách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và phát ngôn viên. Hội nghị không có tiến triển, ông xin phép cùng Tiến sĩ Bửu Hội (một Việt kiều) sang Thụy Sỹ dự Lễ kỷ niệm 200 năm Hội khoa học tự nhiên của Thụy Sỹ nhưng kèm theo nhiệm vụ tìm cách mua vũ khí cũng như các tài liệu liên quan vì công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi.

Về nước, ông được giao chuẩn bị di chuyển cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất vũ khí lên vùng núi, tập hợp lực lượng cho lĩnh vực này và xây dựng các cơ quan, tổ chức của Bộ Quốc phòng. Trong kháng chiến, ông làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cuối năm 1948, ông trở lại làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Giai đoạn này, ông tham gia nhiều việc liên quan đến đối ngoại, kể cả cố vấn và sử dụng tù binh (vẫn có công việc của ngoại giao). Tháng 8/1951, ông được Hội đồng hoà bình thế giới bầu là thành viên.

Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Giáo sư  Tạ Quang Bửu.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Đến thành viên đoàn đàm phán ở Geneva

Liên quan Hội nghị Geneva 1954, ngày 10/3/1954, Trung ương ta đã tập trung cán bộ để chuẩn bị cho hội nghị.

Cuối tháng 3/1954, Đoàn sang đến Trung Quốc, cập nhật tình hình quốc tế, Đông Nam Á, sách lược với các Đảng anh em, đồng thời chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho hội nghị. Đoàn sang Liên Xô ngày 27/4 để chuẩn bị thêm về công tác đối ngoại và công tác hậu cần. Trong dịp này Đoàn được dự (bí mật) cuộc diễu binh, diễu hành tại Hồng trường nhân Ngày quốc tế Lao động 1/5.

Ngày 4/5, Đoàn bay sang Berlin, đổi phi công để bay sang Thụy Sỹ. Tuy chưa được mời chính thức nhưng chính phủ Thụy Sỹ đã tổ chức một lễ đón long trọng theo nghi thức đón lãnh đạo chính phủ. Lãnh đạo đoàn Liên Xô và Trung Quốc đều ra đón. Sau này, chúng ta mới hiểu, khi ta giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ, đó là niềm tự hào của những nước nhỏ, mà Thụy Sỹ cũng là một nước nhỏ bé.

Về giai đoạn này, trong bài viết “Một vài mẩu chuyện về ông Tạ Quang Bửu” của Thư ký tổ quân sự Hoàng Nguyên có đoạn, khi Hội nghị Geneva về Đông Dương được triệu tập năm 1954, ông tham gia phái đoàn đàm phán, với chức vụ cố vấn quân sự, phụ trách đoàn quân sự.

Trong cuộc đàm phán, các vấn đề quân sự là vấn đề căng thẳng và kéo dài nhất, cả về phần Việt Nam, lẫn phần Lào và Campuchia. Ông Bửu lãnh trách nhiệm đàm phán với phía Pháp, chủ yếu có De lteil và Brébisson. Phụ tá cho ông là Đại tá Hà Văn Lâu, chủ yếu là phần Việt Nam, và những người khác về phần hai nước kia. Nội dung đàm phán là về việc rút quân nước ngoài ra khỏi ba nước Đông Dương.

Ngoài ra, không kém phần quan trọng là các vấn đề chuyển quân bản địa (quân bù nhìn thân Pháp, quân kháng chiến Việt Nam, Lào và Campuchia) và tập kết quân các bên, hai vấn đề này đi tới những phương thức khác nhau: Chuyển quân tập kết theo lối “da báo”, nghĩa là thành những mảng nhỏ, hoặc thành hai phần lớn ở mỗi nước, nghĩa là chia cắt, mà ở Việt Nam, tức là chia cắt bằng một đường vạch ngang theo vĩ tuyến.

Phần đàm phán về quân sự là theo lối hẹp và bí mật. Phía Pháp rất ngoan cố, kéo dài để chờ đợi xem phía Mỹ sẽ viện trợ cho thực dân Pháp như thế nào.

Giáo sư Tạ Quang Bửu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Giáo sư Tạ Quang Bửu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Kỷ niệm vẫn được nhắc lại, trong một cuộc gặp riêng giữa Tạ Quang Bửu và Hà Văn Lâu với Deltail và Brebisson, không có mặt các tướng của ngụy quân, ông Tạ Quang Bửu đã đặt bàn tay lên bản đồ Đông Dương về phần Việt Nam và nói: Chúng tôi phải có phần này, phải thành một Nhà nước, có thủ đô, có cảng; và ông nói thêm là chúng tôi cũng quan tâm tới vùng Trung Bộ với Huế.

Như vậy, thể hiện phương án ban đầu của ta là tạm thời chia cắt Việt Nam (trong khi chờ đợi tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước) theo vĩ tuyến 13.

GS. Tạ Quang Bửu với hoạt động ngoại giao và Hiệp định Geneva 1954
Thiếu tướng Tạ Quang Chính.

Chính phủ Pháp của phái chủ chiến Laniel Bidault sau cùng bị phái chủ hoà đánh đổ, và Pierre Mendes France làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đích thân sang Geneva đàm phán và khôn khéo qua Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới Việt Nam. Mendes France tuyên bố với Quốc hội Pháp, lấy ngày 20/7/1954 là ngày cuối cùng để ký Hiệp định Geneva về Đông Dương, nếu tới ngày đó không ký được thì ông ta sẽ xin từ chức, mặc cho các bên đánh nhau.

Nói về hoạt động của ông Tạ Quang Bửu tại Geneva, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhận xét, ông đã làm việc nhiều, đấu tranh kiên trì bảo vệ các nguyên tắc, lợi ích của Việt Nam, cũng như của các bạn chiến đấu của Việt Nam ở Lào và Campuchia.

Có thể thấy, dù ở nhiều cương vị khác nhau, khi công tác trong Bộ Quốc phòng, lúc làm quản lý khoa học, lúc phụ trách lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng như khi đã nghỉ hưu, ông Bửu vẫn làm công tác đối ngoại. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa công việc được giao và công tác đối ngoại đã giúp ông hoàn thành hiệu quả mọi nhiệm vụ được giao.

Ông xứng đáng là một nhà ngoại giao!


(*) Con trai GS. Tạ Quang Bửu, Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Chính trị, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng.

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong ...

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024) chính ...

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Cách đây 70 năm, thành công của Hội nghị Geneva khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang, không chỉ trên mặt trận quân ...

Hiệp định Geneva và triết lý đối ngoại mang đậm bản sắc ‘cây tre Việt Nam’

Hiệp định Geneva và triết lý đối ngoại mang đậm bản sắc ‘cây tre Việt Nam’

Thắng lợi của Hiệp định Geneva 1954 là một trong những thực tiễn sinh động cùng với truyền thống lâu đời của ngoại giao Việt ...

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva 70 năm trước có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng Việt Nam, để lại ...

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Đọc thêm

Anh gia nhập CPTPP: Cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội?

Anh gia nhập CPTPP: Cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội?

Chuẩn bị điều kiện cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội Anh gia nhập CPTPP.
Mason Greenwood được CĐV Marseille chào đón nồng nhiệt tại sân bay

Mason Greenwood được CĐV Marseille chào đón nồng nhiệt tại sân bay

Tiền đạo Mason Greenwood được CĐV chào đón nồng nhiệt khi đến Pháp hoàn tất hợp đồng với Marseille.
Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Bất ngờ phục hồi; trong nước hôm nay sẽ tăng hay tiếp tục giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Bất ngờ phục hồi; trong nước hôm nay sẽ tăng hay tiếp tục giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 18/7, sau 2 phiên lao dốc đầu tiên của tuần, giá dầu bất ngờ phục hồi khoảng 2%. Trong nước, chiều nay sẽ được điều ...
Bạn gái xinh đẹp, nóng bỏng của tài năng trẻ Lamine Yamal

Bạn gái xinh đẹp, nóng bỏng của tài năng trẻ Lamine Yamal

Lượng theo dõi trên mạng xã hội của Alex Padilla tăng chóng mặt kể từ sau khi Lamine Yamal công khai mối tình với cô nàng này.
Khoảng cách giữa các xe trên đường theo Luật Đường bộ 2024

Khoảng cách giữa các xe trên đường theo Luật Đường bộ 2024

Quy định về tốc độ thiết kế, tốc độ khai thác và khoảng cách giữa các xe trên đường được đề cập tại Điều 26 Luật Đường bộ 2024.
Barca trao số áo đấu của Messi cho cầu thủ 17 tuổi Yamal

Barca trao số áo đấu của Messi cho cầu thủ 17 tuổi Yamal

Ở mùa giải 2024/25, Lamine Yamal sẽ khoác chiếc áo số 19 tại Barca. Đây là số áo từng thuộc về Lionel Messi.
Doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ triển lãm dệt may và thời trang New York

Doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ triển lãm dệt may và thời trang New York

Đại sứ Đặng Hoàng Giang đánh giá cao sự hiện diện của sản phẩm dệt may Việt Nam tại New York, một trong những trung tâm thời trang hàng đầu thế giới.
Bồi dưỡng tình yêu ngành, yêu nghề và gắn bó với cha mẹ của con em ngành Ngoại giao

Bồi dưỡng tình yêu ngành, yêu nghề và gắn bó với cha mẹ của con em ngành Ngoại giao

Ngày 17/7, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình trại hè "Mùa Hè rực rỡ" dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng là con em ngành Ngoại giao.
Việt Nam ủng hộ Lào thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam ủng hộ Lào thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chúc mừng những thành tựu của Lào trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Nhà ngoại giao nhí với di sản Hoàng thành Thăng Long

Nhà ngoại giao nhí với di sản Hoàng thành Thăng Long

Đó là chủ đề Trại hè 'Con yêu ngành Ngoại giao' lần thứ 5 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long vào sáng nay, 16/7.
Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ lần thứ 166

Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ lần thứ 166

Đây là kết quả của hoạt động khai quật hỗn hợp trên biển trong Đợt tìm kiếm chung lần thứ 155, diễn ra từ tháng 5-7/2024 tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung, mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn.
Vụ 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Thái Lan: Đại sứ quán sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân

Vụ 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Thái Lan: Đại sứ quán sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân

Đó là khẳng định của Đại sứ Phạm Việt Hùng về vụ 6 người nước ngoài, trong đó có 4 công dân Việt Nam, tử vong tại Khách sạn ở Bangkok, Thái Lan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin vụ việc 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Bangkok, Thái Lan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin vụ việc 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Bangkok, Thái Lan

Theo thông tin mới nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, các cơ quan chức năng Thái Lan cho biết 4 trong 6 người tử vong là công dân Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam đang xác định nhân thân của các nạn nhân liên quan đến vụ việc xảy ra tại một khách sạn ở Bangkok

Đại sứ quán Việt Nam đang xác định nhân thân của các nạn nhân liên quan đến vụ việc xảy ra tại một khách sạn ở Bangkok

Đại sứ Phạm Việt Hùng cùng cán bộ Đại sứ quán đã đến hiện trường và đang phối hợp làm rõ thông tin, xác định nhân thân của các nạn nhân.
Hết lòng phụng sự bảo hộ công dân

Hết lòng phụng sự bảo hộ công dân

Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện đang nỗ lực triển khai bảo hộ công dân nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả...
Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Theo Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh, định hướng công tác bảo hộ công dân thời gian tới sẽ là nâng cao tính chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin công dân Việt Nam thương vong

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin công dân Việt Nam thương vong

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ ngày 4/7, chưa có công dân Việt Nam nào bị thương vong trong vụ giẫm đạp hôm 2/7 ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động