Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân

Phan Anh Sơn
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Hội nghị Geneva là một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam nói chung cũng như của ngoại giao Việt Nam nói riêng, là thắng lợi của tình đoàn kết quốc tế cao cả, của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Đối ngoại nhân dân tự hào được là một phần của những thành công đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp bà Raymonde Dien và ông Henri Martin trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Pháp thăm Việt Nam, Hà Nội, tháng 11/1956. (Ảnh tư liệu)

Để có được những thành công to lớn đó, không chỉ là những nỗ lực của Đoàn đàm phán do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu trong 75 ngày với 31 phiên họp, mà đó là thắng lợi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam; thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, của khát vọng độc lập, tự do và hòa bình được hun đúc qua nghìn năm lịch sử của dân tộc; của đường lối cách mạng, đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của cuộc chiến đấu 9 năm trường kỳ với bao gian khổ và hy sinh của quân và dân ta.

Mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt Nam

Ngay trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam đã nhận được tình đoàn kết, sự ủng hộ to lớn của nhân dân thế giới, đặc biệt là Quốc tế Cộng sản, các Đảng cộng sản và công nhân các nước, các tổ chức dân chủ thế giới, các phong trào hòa bình, phong trào phản chiến ở các nước.

Trong mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ và đoàn kết với Việt Nam, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc là lực lượng nòng cốt với sự ủng hộ mạnh mẽ về cả tinh thần và chính trị, cũng như sự giúp đỡ to lớn và quý báu về vật chất.

Các tổ chức hòa bình, tổ chức dân chủ thế giới (công đoàn, phụ nữ, thanh niên, sinh viên, luật gia…) tổ chức rất nhiều hoạt động đoàn kết, ra nhiều nghị quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta. Đại hội lần thứ hai của Hội đồng Hòa bình thế giới tại Warsaw Ba Lan năm 1950 đã ra tuyên bố ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.

Đại hội Công đoàn thế giới lần thứ ba tháng 10/1953 ở Viên, Áo quyết định lấy ngày 19/12/1953 làm “Ngày đoàn kết với nhân dân Việt Nam anh dũng và đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam”. Nhiều cuộc biểu tình, mít-tinh và các hội nghị quốc tế của các lực lượng và tổ chức hòa bình, dân chủ đã thực sự là những cuộc biểu dương lực lượng ủng hộ nhân dân ta.

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân
Bác Hồ gặp phóng viên Léo Figuères, Đảng viên Đảng cộng sản Pháp tại Chiến khu Việt Bắc. (Ảnh tư liệu)

Cùng với đó là sự ủng hộ của nhân dân các nước đang đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi và Mỹ Latinh, nhất là các nước thuộc địa của Pháp, các nước mới giành độc lập dân tộc. Đông đảo nhân dân Pháp, Mỹ cũng đã đồng tình, ủng hộ nhân dân ta kháng chiến.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi Chính phủ Pháp chấm dứt cuộc chiến tranh “bẩn thỉu” ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh, thúc đẩy sự hình thành một mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Nội dung và hình thức đấu tranh rất phong phú: biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh, đình công không sản xuất, bốc dỡ vũ khí và phương tiện chiến tranh đưa sang Đông Dương, vứt vũ khí xuống biển…

Chúng ta mãi ghi nhớ hình ảnh của những người công nhân ở bến cảng Algeria không chịu bốc vũ khí lên tàu chở sang Việt Nam, hình ảnh chị Raymonde Dien nằm ngang đường xe lửa để cản đoàn tàu chở vũ khí tiếp tế cho quân Pháp ở Việt Nam hay anh Henri Martin phất cờ phản chiến trong hàng ngũ hải quân Pháp; đồng chí Léo Figuères, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, nghị sĩ Quốc hội Pháp với những bài viết mạnh mẽ gửi đăng trên các báo của Pháp; nữ nhà văn, nhà báo Pháp Madeleine Riffaud với những thiên phóng sự nổi tiếng ngợi ca tinh thần anh dũng của các dân tộc bị áp bức quyết vùng lên giành độc lập, tự do, đòi quyền sống...

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp bà Raymonde Dien tại Tòa thị chính Choisy - Le - Roi nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 26/3/2018. (Nguồn: TTXVN)

Những bài học lịch sử

Thứ nhất là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ý thức sâu sắc về sức mạnh to lớn của trào lưu giải phóng dân tộc, đặt cách mạng nước ta trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập, tự do và giành lại hòa bình là một bộ phận của cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nhờ vậy ngay từ những ngày đầu của Cách mạng Việt Nam, chúng ta đã có khả năng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn để giành thắng lợi.

Thứ hai là bài học về đoàn kết quốc tế. Nhân dân ta coi sự ủng hộ và đoàn kết quốc tế là sự đóng góp to lớn vào cuộc kháng chiến của nhân dân ta và coi thắng lợi của Việt Nam là một sự đóng góp tích cực vào thắng lợi chung của nhân dân thế giới.

Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên vận động quốc tế, tranh thủ tình hữu nghị, sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân Pháp, nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ; thường xuyên tố cáo tội ác của đế quốc thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta và giới thiệu về cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta; làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ nhân dân Việt Nam giữ vững đường lối độc lập tự chủ, tự lực tự cường đồng thời rất coi trọng đoàn kết quốc tế.

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân
Thanh niên Pháp ủng hộ Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh của thực dân Pháp, năm 1954. (Nguồn: TTXVN)

Đồng thời, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thường xuyên tham gia cuộc đấu tranh chung của các tổ chức dân chủ quốc tế. Năm 1949, Việt Nam là một trong những nước tham gia sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới khi cử 11 đại biểu tham gia Đại hội thành lập Hội đồng. Năm 1950, dù trong điều kiện khó khăn của kháng chiến, ta vẫn có gần 6 triệu chữ ký để hưởng ứng Lời kêu gọi Stockhom về cấm vũ khí hạt nhân.

Nhân dân Việt Nam thường xuyên bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (cuộc đấu tranh của nhân dân Indonesia chống thực dân Hà Lan, cuộc chiến đấu của nhân dân Triều Tiên chống Mỹ, phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa Pháp, cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Guatemala…).

Thứ ba là bài học về phối hợp, kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối ngoại Nhân dân đã phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, đường lối, chính sách của Đảng.

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn.

Đối ngoại Nhân dân lúc đó không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức nhân dân như Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy ban đoàn kết châu Á của Việt Nam, Hội Công nhân Cứu quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mà nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đối tượng của công tác vận động quốc tế thời điểm đó cũng không chỉ là các tổ chức, phong trào nhân dân mà còn là các Đảng chính trị, các chính phủ, giới báo chí.

Chính nhờ các hoạt động đồng bộ đó mà nhân dân thế giới hiểu hơn về Việt Nam, về ngọn cờ chính nghĩa mà Đảng ta và Bác Hồ nêu cao, từ đó có nhiều hoạt động đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Bảy mươi năm nhìn lại những đóng góp to lớn của đối ngoại nhân dân với thắng lợi Điện Biên Phủ tháng 5/1954 và việc ký kết Hiệp định Geneva 1954, mỗi cán bộ làm công tác đối ngoại Nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức nhân dân hôm nay càng cảm thấy tự hào về lịch sử hào hùng, về những đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh, để ngày càng cố gắng, nỗ lực to lớn hơn để xứng đáng với lịch sử hào hùng đó.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

"...Hiệp định Geneva là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, ...

Hiệp định Geneva: thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và những bài học còn vẹn nguyên giá trị

Hiệp định Geneva: thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và những bài học còn vẹn nguyên giá trị

Cách đây 68 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký ...

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước  (kỳ 1)

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng, biết dừng, biết tiến và tiến vững chắc ...

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Xem nhiều

Đọc thêm

700 liền anh, liền chị tham dự Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh

700 liền anh, liền chị tham dự Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh

Sáng 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất năm 2024.
Sắp đến thời hạn cuối nhận tác phẩm dự thi Giải Diên Hồng 2025

Sắp đến thời hạn cuối nhận tác phẩm dự thi Giải Diên Hồng 2025

Baoquocte.vn. Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 sẽ được trao vào tháng 1/2025 với tổng giải thưởng hơn ...
Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan không quân tham gia diễn tập song phương với Ấn Độ về hoạt động gìn giữ hoà bình

Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan không quân tham gia diễn tập song phương với Ấn Độ về hoạt động gìn giữ hoà bình

Đây là lần thứ 5, Việt Nam và Ấn Độ tổ chức diễn tập song phương, đáng chú ý, năm nay, lần đầu tiên Việt Nam cử 2 sĩ quan ...
Triển lãm vũ khí của nhiều nước tại Hà Nội mở cửa miễn phí, không giới hạn độ tuổi

Triển lãm vũ khí của nhiều nước tại Hà Nội mở cửa miễn phí, không giới hạn độ tuổi

Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2 năm 2024 sẽ trưng bày nhiều vũ khí tối tân của nhiều nước và mở cửa miễn phí trong 1,5 ngày.
Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Nam Đài Loan (Trung Quốc), gió mạnh cấp 10, giật cấp 12

Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Nam Đài Loan (Trung Quốc), gió mạnh cấp 10, giật cấp 12

Hồi 13h ngày 15/11, vị trí tâm bão Usagi ở vào khoảng 20,9 độ vĩ Bắc; 120,2 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Nam Đài Loan (Trung Quốc).
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/11 và sáng 17/11: Lịch thi đấu V-League - Nam Định vs Đà Nẵng; UEFA Nations League - Hà Lan vs Hungary

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/11 và sáng 17/11: Lịch thi đấu V-League - Nam Định vs Đà Nẵng; UEFA Nations League - Hà Lan vs Hungary

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/11 và sáng 17/11: Lịch thi đấu V-League - TP. HCM vs CAHN; UEFA Nations League - Đức vs Bosnia và Herzegovina...
Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Công trình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng sinh động cho quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, sự gắn kết trường tồn giữa Việt Nam và Hungary.
Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn (GBA)

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn (GBA)

Ngày 12/11, Tổng Lãnh sự Nguyễn Việt Dũng thăm Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, dự khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn 2024.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ với địa phương...
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp.
Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Ngày 12/11, đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với lãnh đạo VCCI.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động