70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

ThS. Trần Trung Hiếu
Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng, biết dừng, biết tiến và tiến vững chắc đến mục tiêu cuối cùng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị Geneva năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi của Việt Nam, thể hiện sách lược biết giành thắng lợi từng bước trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. (Nguồn: TTXVN)
Hội nghị Geneva năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi của Việt Nam, thể hiện sách lược biết giành thắng lợi từng bước trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. (Nguồn: TTXVN)

Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo bước ngoặt cho thắng lợi ngoại giao

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân ta đã đập tan cố gắng cao nhất và nỗ lực cuối cùng của chính phủ Pháp với sự giúp sức của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai; làm sụp đổ ý chí thực dân và tiêu tan hy vọng giành thắng lợi bằng quân sự; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh; đồng thời tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Geneva.

Trong lịch sử các cuộc kháng chiến và giữ nước, quân dân Đại Việt thường kết hợp giành thắng lợi quyết định về quân sự bằng một trận hoặc một số trận quyết chiến chiến lược với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh. Chiến tranh giải phóng dân tộc chỉ kết thúc khi chúng ta đánh bại hoàn toàn ý chí gây chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù quân chúng đang hùng, tướng chúng đang mạnh, vũ khí chúng đang đầy kho.

Việc kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là sự kế thừa truyền thống đó. Chúng ta sẽ không giành được thắng lợi trên bàn đàm phán nếu không có thắng lợi về mặt quân sự trên chiến trường. “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”.

Để làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự của Nava, quân và dân Việt Nam phải thắng Pháp ở Điện Biên Phủ. Nơi đây đã trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch, trở thành “điểm hẹn lịch sử”, nơi cả hai bên đều dốc sức để giành phần thắng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chiến dịch này là chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, năm đại đoàn quân chủ lực của ta với hơn 40.000 quân, ngày 13/3/1954, chiến dịch tấn công vào Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu.

Ngày 26/4/1954, khi quân đội ta chuẩn bị mở tấn công đợt ba ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Geneva bắt đầu họp ở Thụy Sỹ.

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, đến chiều ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến chiến thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Toàn bộ Bộ Chỉ huy quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ ra hàng.

Ngày 8/5/1954, đoàn đàm phán của ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng bước vào Hội nghị Geneva với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Một ngày sau khi tiếng súng ở Điện Biên Phủ ngừng nổ, vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được đưa ra thảo luận tại Hội nghị. Hội nghị diễn ra trong sự đấu tranh quyết liệt của đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự dàn xếp các nước lớn.

Hơn hai tháng đấu tranh trên bàn đàm phán trong bối cảnh quan hệ giữa các nước lớn, giữa bên này phe kia vô cùng phức tạp, đan xen giữa đấu tranh và thỏa hiệp, giữa tiến và lùi. Có những mục tiêu ta đã giành được, có những mục tiêu do bối cảnh quốc tế và tương quan lực lượng, ta tạm thời phải gác lại và chấp nhận những điểm dừng. Mục tiêu lớn nhất mà ta đã đạt được trong Hiệp định Geneva là chính phủ Pháp và các bên tham gia cam kết là “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo lợi thế của Việt Nam trên bàn đàm phán, tạo thêm cơ sở thực lực về quân sự cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Geneva về Đông Dương.

Những bài học lịch sử về nghệ thuật biết chiến thắng từng bước

Giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ là cuộc chạy đua quyết liệt nhất giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược trên con đường đi đến đàm phán hòa bình ở thành phố Geneva. Để có thắng lợi quyết định trước ngày đàm phán và ký kết tại Geneva, chúng ta phải tiến hành nghệ thuật quân sự biết chiến thắng từng bước, vừa đánh vừa đàm, kết hợp song song đấu tranh quân sự trên chiến trường với đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán.

Từ khi Hội nghị Geneva khai mạc (26/4/1954) đến khi Hiệp định Geneva được ký kết (21/7/1954) là một hành trình của nghệ thuật biết chiến thắng từng bước, đánh đổ từng bộ phận đến đánh đổ hoàn toàn, từ việc làm phá sản về cơ bản “Kế hoạch Nava” trong Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 đến đập tan hoàn toàn kế hoạch này bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 - trận quyết định trước lúc hòa đàm.

Từ thực tiễn lịch sử của việc triệu tập và ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác đối ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ nhất, chúng ta luôn biết chủ động nắm chắc tình hình và diễn biến quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp và khó lường để xử lý khôn khéo trong quan hệ với các nước lớn. Diễn biến của quan hệ quốc tế 70 năm trước có những chuyển biến phức tạp bởi sự đấu tranh quyết liệt giữa hai phe trong Chiến tranh Lạnh.

Vào thời điểm đó, sau khi chiến tranh Triều Tiên đi vào đình chiến trên cơ sở gần như nguyên trạng đã xuất hiện xu hướng hòa hoãn giữa hai phe, nhất là các nước lớn của hai phe. Cuộc đấu tranh và thỏa hiệp giữa các nước lớn vì lợi ích chiến lược của mỗi bên, họ đã đi đến dàn xếp cho những nước nhỏ. Hội nghị Geneva chịu sự chi phối rất lớn của quan hệ và lợi ích nước lớn.

Hai là, bài học về độc lập tự chủ. Mặc dù Hội nghị Geneva được tổ chức theo sáng kiến của các nước lớn và chịu tác động của nhiều nước lớn với mục tiêu và lợi ích khác nhau, nhưng chúng ta đã đến Hội nghị với tư thế ngẩng cao đầu, tư cách là một bên chiến thắng ở Điện Biên Phủ và chúng ta đã cố gắng cao nhất để giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định nguyên tắc và mục tiêu để tiến hành đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Geneva. Độc lập, tự chủ trong mọi quyết sách đã giúp đoàn đàm phán của ta đứng vững ngay cả khi tình hình quốc tế đã xuất hiện không ít diễn biến và nhân tố bất lợi.

Ba là, bài học về tính chủ động, linh hoạt trong ngoại giao và đàm phán. Trong bối cảnh lúc đó, cuộc thương lượng đã được đặt trong quan hệ đấu tranh và hòa hoãn giữa các nước lớn, khi chúng ta không rõ những khả năng nhân nhượng của các nước lớn phe ta và các thủ đoạn mặc cả của đối phương.

Vì vậy, bài học khi đấu tranh ngoại giao là phải có phương án linh hoạt, vừa cứng rắn về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược, khôn khéo để bảo vệ những quan điểm và lợi ích cơ bản, hạn chế đến mức thấp nhất sự lèo lái của các nước khác theo quan điểm và lợi ích của họ.

Hiệp định Geneva 1954 đã khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến và phát huy được thế thắng của ta trên chiến trường sau trận Điện Biên Phủ. Nhưng trên hết, Hiệp định đã cơ bản thể hiện được lập trường đúng đắn của ta trong kháng chiến trường kỳ, anh dũng để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của một đế quốc hùng mạnh, tạo cục diện mới để ta có điều kiện tiếp tục đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975.

70 năm qua, ý nghĩa to lớn và những bài học quý báu của Hiệp định Geneva vẫn luôn tươi nguyên giá trị trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất non sông, xây dựng đất nước, hội nhập thế giới. Kinh nghiệm lịch sử bảy thập niên qua cho thấy, trong bất kỳ tình huống nào, việc bảo vệ độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia dân tộc luôn mãi là nguyên tắc bất di bất dịch.

Ngày nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc bằng biện pháp hòa bình đang là xu thế. Vì vậy, phát triển bài học về nghệ thuật biết thắng từng bước trong Hội nghị Geneva là cơ sở quan trọng để đề ra giải pháp có khả thi cao nhằm phát triển đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần thắng lợi thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chiến tranh và Hòa bình: 5 năm đàm phán Hiệp định Paris

Chiến tranh và Hòa bình: 5 năm đàm phán Hiệp định Paris

Ngày 31/01/1968, tối ngày mùng hai Tết, Mặt trận Dân tộc Giải phóng mở chiến dịch tổng tấn công, đánh vào Đại sứ quán Mỹ ...

Chiến thắng lịch sử 30/4: Ý chí thống nhất đất nước và đóng góp của ngoại giao

Chiến thắng lịch sử 30/4: Ý chí thống nhất đất nước và đóng góp của ngoại giao

Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là khát vọng, ý chí của toàn dân tộc Việt Nam. Khát vọng, ý ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, ...

Hiệp định Geneva: thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và những bài học còn vẹn nguyên giá trị

Hiệp định Geneva: thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và những bài học còn vẹn nguyên giá trị

Cách đây 68 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký ...

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước  (kỳ 1)

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động