Chiến thắng lịch sử 30/4: Ý chí thống nhất đất nước và đóng góp của ngoại giao

GS.TS. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc Phòng
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là khát vọng, ý chí của toàn dân tộc Việt Nam. Khát vọng, ý chí ấy được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử, trải qua biết bao hy sinh, gian khổ, được nhân lên và đặc biệt trở thành niềm tin, lý tưởng chiến đấu của cả dân tộc trong hơn chín thập kỷ từ ngày có Đảng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kien-truc-su-truong-cua-ngoai-giao-thoi-ky-chong-my
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam ngày 27/1/1973. (Nguồn: Lưu trữ Bộ Ngoại giao)

Tiếp theo thắng lợi giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sau chín năm trường kỳ kháng chiến, Hiệp định Geneva được ký kết ngày 21/7/1954 với việc các nước lớn cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Đó là thắng lợi của ý chí độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam, là thắng lợi rất quan trọng về pháp lý quốc tế cũng như về chính trị. Do tương quan lực lượng, Việt Nam phải tạm thời chia làm hai miền, chờ hiệp thương tổng tuyển cử và thống nhất đất nước.

Thế nhưng, đội quân đế quốc đã từng bước thay thế thực dân ở miền Nam Việt Nam, dựng nên chính quyền tay sai, cự tuyệt tổng tuyển cử. Đây là âm mưu chia cắt lâu dài, thực hiện chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam, tiến tới xâm chiếm miền Bắc, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á.

Trong tình thế ấy, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao lập trường hòa bình, kiên trì đấu tranh, trước hết là tôn trọng Hiệp định Geneva 1954, nhưng ít lâu sau đó buộc phải chuyển sang đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để đánh đổ sự thống trị của đế quốc và chính quyền tay sai, lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh đơn phương (1954-1960), chiến tranh đặc biệt (1961-1965), chiến tranh cục bộ (1965-1968), Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973), trong đó hai lần Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc, phá hoại bằng không quân và hải quân.

Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi cả nước chống Mỹ cứu nước, khẳng định ý chí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Quân và dân ta đã vượt qua bao hy sinh, mất mát để đi tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Đây là thắng lợi vẻ vang, thể hiện khát vọng, ý chí độc lập, thống nhất của dân tộc, là hiện thực hóa ý chí thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 30/4/1975 chấm dứt hơn 20 năm đất nước bị chia cắt, ngày tỏa sáng một chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đất nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Tinh thần và ý chí sắt đá của dân tộc đã tạo nên sự đoàn kết nhất trí, gạt bỏ mọi trở ngại, khó khăn, những người con ưu tú Việt Nam dám hy sinh, đất nước dám chấp nhận bị tàn phá để giành được độc lập và thống nhất non sông. Ngày 30/4/1975 mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc, ngày thống nhất để phát triển dân tộc Việt Nam, mang đến cho khu vực và thế giới một cơ hội để hòa bình, hội nhập.

Chiến thắng vẻ vang 47 năm trước là nhờ sự hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ cả nước, trong đó có đóng góp thầm lặng nhưng rất đỗi tự hào của mặt trận ngoại giao và đối ngoại quân sự.

Trong gần năm năm đàm phán ở Paris, đoàn đàm phán của Việt Nam không bỏ lỡ một cơ hội nào để có thể chấm dứt được chiến tranh. Nhưng chấm dứt chiến tranh không chỉ tùy thuộc ở ta, mà còn tùy thuộc vào đối phương, đặc biệt là cuộc chiến đấu trên chiến trường.

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam tập trung vào ba nội dung chính là Mỹ rút quân, không can thiệp vào miền Nam Việt Nam; thả tù binh và đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh. Hiệp định là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước. Cội nguồn của thắng lợi Hội nghị Paris là tinh thần quyết chiến quyết thắng, là ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ chân lý, giành độc lập tự do của cả dân tộc. Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của ngoại giao Việt Nam. Hiệp định Paris mãi mãi đi vào lịch sử cách mạng nói chung và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh nói riêng như một dấu son không bao giờ phai mờ.

Hiệp định Paris có phần đóng góp xứng đáng của đối ngoại quân sự Việt Nam, tạo ra bước ngoặt mới trong kháng chiến, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hiệp định Paris để lại nhiều bài học sâu sắc, tiếp sức cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thêm vững bước tiến vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện hôm nay.

Hiệp định Paris không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với cuộc kháng chiến trước đây của nhân dân ta mà còn có ý nghĩa quốc tế to lớn. Hiệp định phản ảnh ở mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong lúc thế giới có thuận lợi nhưng còn không ít phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được cả hai nước lớn cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết và hình thành trên thực tế mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống xâm lược.

Việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam theo Hiệp định Paris góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam còn góp phần mở ra cục diện mới ở Ðông Nam Á, khối SEATO giải tán, xu thế hòa bình, trung lập trong khu vực ngày một phát triển.

Như vậy, từ Hội nghị Geneva năm 1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình Đông Dương đến Hội nghị Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, chúng ta có bước tiến lớn trên con đường xây dựng nền ngoại giao độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế.

Ðây cũng là thành tựu nổi bật của ngoại giao nói chung, đối ngoại quốc phòng Việt Nam nói riêng. 47 năm sau Ngày chiến thắng, quan hệ Việt-Mỹ đã đi những bước khó có thể hình dung tới. Từ cựu thù, ngày nay hai nước đã là đối tác toàn diện, đang phát triển lên mức cao mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lần đầu thăm Mỹ năm 2015, biểu hiện của sự công nhận cao nhất về thể chế chính trị giữa Việt Nam và Mỹ. Sắp tới, nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc.

Phát huy niềm tự hào, truyền thống và giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975, mỗi người Việt Nam hôm nay cần ra sức xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa trong trạng thái bình thường mới và quyết tâm giữ vững hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, biển đảo của Tổ quốc.

Để hoàn thành nhiệm vụ ấy, cần tập trung giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường thế trận lòng dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, củng cố quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Tăng cường công tác đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của khu vực và quốc tế, bảo vệ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, bảo vệ lẽ phải, hòa bình và các cơ chế đối ngoại đa phương, góp phần ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh.

Chú trọng giải quyết, xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, các đối tác quan trọng, tránh chọn bên, coi đây là yếu tố then chốt bên ngoài nhằm bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh của đất nước.

Đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng quan hệ với các nước láng giềng, khu vực; chủ động hội nhập, phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN ở khu vực, tăng cường môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác; tăng cường đối thoại, hợp tác cùng có lợi; thúc đẩy tin cậy lẫn nhau để hậu thuẫn giải quyết các vấn đề liên quan.

Kỷ niệm 47 năm thống nhất đất nước và 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

Kỷ niệm 47 năm thống nhất đất nước và 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

Ngày 26/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela tổ chức lễ dâng hoa tại tượng Bác Hồ đặt trên đại lộ Bolivar, trung tâm ...

Ngành Ngoại giao và niềm tin thực hiện thắng lợi khát vọng, tầm nhìn phát triển đất nước

Ngành Ngoại giao và niềm tin thực hiện thắng lợi khát vọng, tầm nhìn phát triển đất nước

Trong bài trả lời phỏng vấn dành riêng cho Báo Thế giới & Việt Nam về công tác đối ngoại trong năm qua, Bộ trưởng ...

Ngoại giao Việt Nam trưởng thành qua những bài học lịch sử

Ngoại giao Việt Nam trưởng thành qua những bài học lịch sử

77 năm nền ngoại giao Việt Nam để lại nhiều bài học lớn, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn, cam go các lớp ...

50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Kỳ tích vang dội

50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Kỳ tích vang dội

Chiến thắng ‘Điện Biên Phủ trên không’ buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở ...

Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và lan tỏa hào khí Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và lan tỏa hào khí Điện Biên Phủ

Tinh thần và hào khí Điện Biên Phủ cần tiếp tục được duy trì, lan tỏa đến thế hệ hôm nay và mai sau, biến ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

NTK Châu Loan giới thiệu bộ sưu tập 'Nét xưa' với những thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt ...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh ...
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày ...
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Dominica trong lĩnh vực xây dựng

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Dominica trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 21/11, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nhà ở, Môi trường sống và Xây dựng Cộng hòa Dominica Carlos Bonilla Sánchez.
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 24/11/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 24/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/11/2024.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động