Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại tọa đàm. |
Toạ đàm do Viện Hoà bình Hoa Kỳ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đã thu hút sự tham dự của gần 200 khách mời là các học giả, nhà nghiên cứu lịch sử, các tổ chức, hiệp hội và đại diện Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cùng Đại sứ John D. Negroponte - cựu Trợ lý của Cố vấn Henry Kissinger trong các cuộc đàm phán tại Paris, các Giáo sư Carolyn Eisenberg và Nguyễn Thị Liên Hằng đồng chủ trì trao đổi tại toạ đàm.
Trong phát biểu dẫn đề, Phó Chủ tịch Viện Hòa bình (USIP) William Taylor chia sẻ kỷ niệm 50 năm định Hiệp định hoà bình Paris là cơ hội tuyệt vời để tất cả các bên cùng suy ngẫm về lịch sử, đánh giá về thành công và hạn chế của các nỗ lực ngăn chặn xung đột trong quá khứ, từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng cho tương lai.
Phát biểu tại phiên thảo luận chính của tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh Hiệp định hoà bình Paris 1973 là kết quả của sự hy sinh xương máu của hàng triệu người dân Việt Nam và khát vọng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam về hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Bên cạnh đó là nghệ thuật đàm phán, khả năng nắm bắt thời cơ của nhiều nhà ngoại giao xuất sắc của các bên liên quan. Hiệp định là một cột mốc quan trọng mang tính bước ngoặt đối với đất nước Việt Nam và với khu vực Đông Nam Á nói chung.
Đối với quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Hiệp định đã khép lại một chương đau buồn trong lịch sử quan hệ hai nước và khởi đầu cho quá trình lâu dài hướng tới hòa giải, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bình thường hóa quan hệ năm 1995 và xác lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2013.
Nhìn lại 50 năm Hiệp định hoà bình Paris, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho đây là dịp để suy ngẫm về giá trị của hoà bình và những bài học quý báu mà Hiệp định đã mang lại đối với hòa bình, an ninh và quan hệ quốc tế.
Đại sứ cho rằng để gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, các nước, đặc biệt là các nước lớn, cần hiểu rõ lịch sử, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của các nước nhỏ, đồng thời coi trọng vai trò then chốt của ngoại giao trong ngăn ngừa, chấm dứt chiến tranh.
Cũng tại toạ đàm, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng đã cùng với Đại sứ John D. Negroponte, các Giáo sư Carolyn Eisenberg và Nguyễn Thị Liên Hằng chia sẻ và trao đổi với khách mời những góc nhìn riêng về sự kiện và những câu chuyện cá nhân trong giai đoạn đàm phán, thực thi Hiệp đinh.
Nhận định về hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân dẫn đến ký kết Hiệp định Paris 1973, các đại biểu đã đúc kết những bài học hữu ích đối với an ninh quốc tế ngày nay. Toạ đàm ghi nhận những chia sẻ sôi nổi, chân thành đối với nỗ lực hoà giải, hoà hợp, giải quyết hậu quả chiến tranh, xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau hướng tới tương lai.
Toạ đàm “Suy ngẫm nhân dịp 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” nằm trong khuổn khổ Sáng kiến hòa giải và di sản chiến tranh Việt Nam của USIP là dịp để trao đổi về bài học lịch sử, thúc đẩy khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam, đồng thời giúp góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các giới ở Hoa Kỳ, nhất là thế hệ trẻ.
Toạ đàm có thể được xem lại tại đường link: https://www.usip.org/events/reflections-50th-anniversary-vietnam-peace-settlement
| Đặc sắc mũi tiến công ngoại giao quân sự trong chiến dịch Hồ Chí Minh Ký Hiệp định Paris, Mỹ phải chấp nhận thất bại và lùi một bước về chiến lược, nhưng mưu đồ sâu xa của Mỹ là ... |
| Nhớ ‘Một người Việt trầm lặng’ * tại Sài Gòn năm 1973 Ngày 27/01/1973, hàng chục phóng viên nước ngoài có mặt tại miền Nam Việt Nam đổ ra đường quan sát tình hình. Giao tranh vẫn ... |
| Một buổi họp báo tại Trại Davis Buổi sáng một ngày cuối năm 1973, do đã được phân công từ trước, tôi ra cổng Trại Davis, trụ sở của hai đoàn đại ... |
| Triển lãm kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris và chương trình đón Tết Nguyên đán của người Việt tại Pháp Vừa qua, Triển lãm “Đóng góp của một cộng đồng hướng về đất nước” và Chương trình đón Tết Nguyên đán vừa được Hội người ... |
| Chiến tranh và Hòa bình: 5 năm đàm phán Hiệp định Paris Ngày 31/01/1968, tối ngày mùng hai Tết, Mặt trận Dân tộc Giải phóng mở chiến dịch tổng tấn công, đánh vào Đại sứ quán Mỹ ... |