Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hội đàm trực tuyến

Bảo Chi
TGVN. Chiều ngày 21/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ Narendra Modi đã đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam-Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ Narendra Modi đã đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam-Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ Narendra Modi đã đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam-Ấn Độ.

Cùng dự với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phía Việt Nam có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cùng lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Công an và Công Thương.

Cùng dự với Thủ tướng Narendra Modi về phía Ấn Độ có các Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Cố vấn An ninh Quốc gia, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, cùng lãnh đạo và quan chức Phủ Thủ tướng, Bộ Công Thương và Bộ Dầu khí.

Tại Hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển vững chắc của quan hệ Việt Nam-Ấn Độ thời gian qua, đặc biệt từ khi nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2016; cảm ơn sự tham gia, đóng góp tích cực của Ấn Độ và cá nhân Thủ tướng Narendra Modi vào thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 17 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15 trong khuôn khổ ASEAN 2020 do Việt Nam làm Chủ tịch; chúc mừng Ấn Độ trúng cử Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2021-2022; bày tỏ cảm kích về sự chia sẻ và hỗ trợ của Ấn Độ đối với Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Trung thời gian gần dây.

Thủ tướng Narendra Modi chúc mừng Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, duy trì phát triển kinh tế-xã hội, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; khẳng định Việt Nam đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.

Hai Thủ tướng khẳng định cuộc Hội đàm trực tuyến lần này thể hiện quyết tâm của hai bên vượt qua thách thức của đại dịch, tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu trên cơ sở hữu nghị truyền thống, những gắn kết về lịch sử, văn hoá và tôn giáo, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, cũng như tầm nhìn và lợi ích tương đồng giữa hai nước đối với các vấn đề khu vực và quốc tế.

Hai Thủ tướng đánh giá cao kết quả kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Ấn Độ theo phương thức trực tuyến (tháng 8/2020) và hoan nghênh việc nhân dịp cuộc hội đàm trực tuyến lần này, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giai đoạn 2021-2023.

Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh là một trụ cột trong quan hệ song phương; nhất trí tiếp tục thúc đẩy, phát huy các cơ chế tham vấn, đối thoại, mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng, huấn luyện và phối hợp trong các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, đẩy mạnh hợp tác ứng phó các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ Narendra Modi đã đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam-Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ Narendra Modi đã đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam-Ấn Độ.

Hai bên nhất trí nỗ lực đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 15 tỷ USD trong thời gian sớm nhất thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại, giảm thiểu các rào cản kỹ thuật, hạn chế các biện pháp phòng vệ thương mại và chính sách không có lợi cho xuất nhập khẩu, tăng cường kết nối các chuỗi sản xuất, duy trì sự ổn định của các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, mạng 5G, liên kết khởi nghiệp...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Chính phủ Ấn Độ tiếp tục dành cho Việt Nam các khoản viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương cũng như công tác bảo tồn di sản văn hóa, góp phần thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ Narendra Modi đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam-Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ Narendra Modi đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam-Ấn Độ.

Hai bên nhất trí tăng cường ủng hộ ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại Liên hợp quốc khi hai nước cùng là thành viên Hội đồng Bảo an trong năm 2021, cũng như tại các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và trong khuôn khổ hợp tác Mekong - sông Hằng.

Hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, nhấn mạnh UNCLOS là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương, đồng thời kêu gọi các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Kết thúc Hội đàm, hai Thủ tướng đã thông qua “Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam-Ấn Độ về Hòa bình, Thịnh vượng và Người dân” để định hướng phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước trong những năm tới.

Nhân dịp này, các bộ, ngành hai nước cũng đã ký kết 7 văn kiện và công bố 3 chương trình hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, hạt nhân dân sự, dầu khí, năng lượng sạch, y tế, hợp tác phát triển, bảo tồn di sản và giao lưu văn hoá.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Ấn Độ

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Ấn Độ

TGVN. Chiều 17/12, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương đã phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại ...

Việt Nam-Ấn Độ sẵn sàng để du lịch hai chiều bùng nổ hậu Covid-19

Việt Nam-Ấn Độ sẵn sàng để du lịch hai chiều bùng nổ hậu Covid-19

TGVN. Tiếp tục triển khai sáng kiến Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ 2020, ngày 6/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ ...

Những chân trời mới trong quan hệ Việt Nam-Ấn Độ

Những chân trời mới trong quan hệ Việt Nam-Ấn Độ

TGVN. Phát biểu tại Hội thảo 'Những chân trời mới trong quan hệ Việt Nam-Ấn Độ', ngày 7/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao ...

Đọc thêm

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Hồ sơ 'Những bản đúc nổi trên chính đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế' được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ...
Trận đấu U23 Indonesia và U23 Guinea: Sân vận động không khán giả, FIFA tường thuật trực tiếp

Trận đấu U23 Indonesia và U23 Guinea: Sân vận động không khán giả, FIFA tường thuật trực tiếp

FIFA khẳng định, sẽ chỉ công bố tổ trọng tài bắt chính trận play-off giành vé dự Olympic giữa U23 Indonesia và U23 Guinea ngay trước trận đấu.
Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam hay không
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei vừa 'hồi sinh', Mỹ đã 'ra đòn' mới, kiềm chế sức mạnh công nghệ Trung Quốc

Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei vừa 'hồi sinh', Mỹ đã 'ra đòn' mới, kiềm chế sức mạnh công nghệ Trung Quốc

Ngày 7/5, Bộ Thương mại Mỹ đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip cho 'gã khổng lồ' công nghệ Huawei.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động