Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 22 về hội nhập quốc tế

Chu Văn
Cho rằng, dự địa về hội nhập quốc tế còn rất lớn và trên cơ sở phân tích thành tựu, những tồn tại, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết 10 năm về hội nhập quốc tế. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết 10 năm về hội nhập quốc tế. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 2/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo Xây dựng đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế” (Ban chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ Nhất của Ban chỉ đạo.

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trần Lưu Quang; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, thành viên Ban chỉ đạo.

GDP tăng gần gấp 2 lần so với 10 năm trước

Thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, từ 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn; chính thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình; tham gia sâu rộng vào nhiều FTA và liên kết thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như CPTPP, EVFTA…, góp phần củng cố và tăng cường cục diện đối ngoại thuận lợi, rộng mở cho phát triển đất nước.

Tại phiên họp, cùng với nghe báo cáo chung đánh giá các kết quả, các tồn tại, hạn chế và các bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị 10 năm qua, các đại biểu thảo luận phân tích làm rõ các nội hàm còn nguyên giá trị của Nghị quyết, cần phải tiếp tục kế thừa phát huy; thẳng thắn nêu những nội dung cần được bổ sung, phát triển để đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới của thực tiễn.

Đặc biệt, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương dự báo tình hình và đề xuất định chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, sau 10 năm triển khai triển khai thực hiện Nghị quyết 22 đã tạo bước chuyển lớn. Nhận thức được nâng lên, xác định đây là định hướng chiến lược lớn, sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Hành động chủ động, toàn diện, sâu rộng hơn. Chất và lượng của sự phát triển nâng lên. Vị thế chính trị, tiềm lực của đất nước được nâng lên. Quan hệ quốc tế mở rộng. Diện mạo đất nước thật sự thay đổi tích cực, GDP tăng gần gấp 2 lần so với 10 năm trước.

Thủ tướng chỉ rõ, bên cạnh những thành tựu to lớn, mang tính chiến lược đó, cũng còn những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết như: Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập còn chưa cao; vai trò của Nhà nước trong khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập có lúc chưa thực sự hiệu quả.

Việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế còn hạn chế. Mức độ vươn ra thế giới, tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn; sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng lên nhưng nhiều chỉ số, thứ bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam so với các nước ASEAN không có nhiều thay đổi. Chất lượng nguồn nhân lực, mức độ kết nối giữa các khu vực kinh tế FDI và quốc nội và liên kết giữa các vùng, miền chưa như kỳ vọng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết 10 năm về hội nhập quốc tế. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết 10 năm về hội nhập quốc tế. (Nguồn: TTXVN)

Cho rằng, dự địa về hội nhập quốc tế còn rất lớn và trên cơ sở phân tích thành tựu, những tồn tại, Thủ tướng chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới.

Trong đó, hội nhập quốc tế có ý nghĩa chiến lược, thực sự là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, mà người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực. Hội nhập quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức; là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng không thể không làm.

Hội nhập phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.

“Phải coi hội nhập quốc tế chính là một động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của nước ta trước mọi biến động từ bên ngoài”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho rằng, phải nắm chắc tình hình, bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển ở trong nước; xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; triển khai công tác hội nhập phải hết sức nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tư duy dám nghĩ, dám làm, quyết liệt hành động, “dĩ bất biến ứng vạn biến” trên tinh thần tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế; hội nhập phải thực chất và với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”…

Trình Bộ Chính trị ban hành một văn bản chỉ đạo về hội nhập quốc tế

Cho rằng bối cảnh mới, thực tiễn mới đặt ra một số yêu cầu và nhiệm vụ mới trong triển khai hội nhập quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu một số định hướng để Ban chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án, trình Bộ Chính trị.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, việc hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới phải bám sát và phục vụ hiệu quả cho chủ trương, đường lối xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục thực hiện xóa quan liêu bao cấp, đa thành phần đa sở hữu và hội nhập.

Cùng với đó, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng lấy ví dụ về thực hiện chính sách quốc phòng 4 không: không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Sau 10 năm, Việt Nam đã mở rộng về lượng, tham gia vào nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương. Đây là thời điểm để tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTAs mà Việt Nam đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.

Cùng với đó, cần phải có lộ trình, kế hoạch để triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế. Xây dựng, phát huy được cơ chế để theo dõi, đôn đốc, rà soát thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác mà ta đã ký kết với các nước, cả song phương và đa phương trên tinh thần “đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả, cân đo đong đếm được”.

“Nếu không làm vậy, không chỉ gây lãng phí nguồn lực, thời gian mà còn ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia”, Thủ tướng thẳng thắn.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp. (Nguồn: VGP)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp. (Nguồn: VGP)

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, thời gian còn rất ngắn là đến thời điểm Ban chỉ đạo phải hoàn thành việc tổng kết, báo cáo lên Bộ Chính trị. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai công tác tổng kết, Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo và Tổ biên tập tập trung, sớm xác định rõ sản phẩm cuối cùng của Đề án tổng kết, đó là tham mưu Bộ Chính trị ban hành 1 văn bản chỉ đạo về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

"Văn bản cần mang tính chiến lược, thực chất, đúng tinh thần “hiệu lực, hiệu quả”, chỉ rõ những “điểm nghẽn” đang cản trở tiến trình hội nhập của cả nước; đưa ra giải pháp để tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn và những vấn đề mới đang nổi lên trong hội nhập quốc tế. Cần đề ra biện pháp để tăng tính liên thông, đồng bộ, hài hòa giữa các lĩnh vực hội nhập quốc tế; phát huy sức mạnh tổng hợp của các trụ cột đối ngoại; nâng cao hơn nữa nội lực để thu hẹp “độ vênh” giữa các bước đi hội nhập ra bên ngoài và việc chuẩn bị, củng cố nội lực, đặc biệt là về thể chế, chính sách, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các địa phương và toàn nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 là một trong những hoạt động trọng tâm; cần được thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt, thực chất, giúp định hình các phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thời gian tới.

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Ngày này 10 năm trước, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, một cột mốc trên tiến trình ...

Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Có nhiều điều để nói khi nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, với nguyên ...

‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi

‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi

Mười năm trôi qua kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế (ngày 10/3/2013), cùng TG&VN ...

Tầm nhìn xa cho những thành tựu lớn

Tầm nhìn xa cho những thành tựu lớn

Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế không chỉ tạo bước chuyển sâu sắc về tư duy đối ngoại, ...

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Nghị quyết giúp Việt Nam gặt hái những thành tựu đáng kinh ngạc

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Nghị quyết giúp Việt Nam gặt hái những thành tựu đáng kinh ngạc

Nhìn lại những “trái ngọt” của chặng đường 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, chuyên gia kinh tế ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động