TIN LIÊN QUAN | |
Chile thúc đẩy hội nhập châu Á - Thái Bình Dương | |
Châu Á-Thái Bình Dương cần các hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao |
Ngày 15/3, tại một hội nghị cấp cao diễn ra tại thành phố Viña del Mar của Chile, các nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khẳng định tầm quan trọng của thỏa thuận, đồng thời cam kết sẽ tìm ra những phương thức mới thúc đẩy hội nhập kinh tế và thương mại khu vực, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này.
Đại diện các nước thành viên TPP sau một lễ kí kết ở Aucland, New Zealand năm 2015. (Nguồn: MFAT) |
Phát biểu với báo giới sau khi hội nghị bế mạc, Ngoại trưởng nước chủ nhà Heraldo Muñoz cho biết các đại biểu tham dự hội nghị đã bày tỏ quan ngại về xu hướng bảo hộ thương mại hiện nay, đồng thời khẳng định cam kết hợp tác thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư, dịch vụ, hội nhập kinh tế và củng cố hệ thống thương mại quốc tế.
Cũng theo ông Muñoz, 11 nước thành viên TPP, trừ Mỹ, đều cho rằng thỏa thuận này đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình hội nhập châu Á-Thái Bình Dương và đề cập tới những định hướng mới có thể áp dụng trong tương lai. Ngoại trưởng Muñoz cũng thông báo các đại biểu thống nhất sẽ tổ chức một hội nghị bộ trưởng để quyết định tương lai TPP vào tháng 5 tới tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên 12 nước tham gia ký kết TPP nhóm họp kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận thương mại đầy tham vọng này.
Hội nghị mang tên “Đối thoại cấp cao về đề xuất hội nhập châu Á-Thái Bình Dương” có sự tham dự của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia TPP cùng với đại diện của Trung Quốc, Hàn Quốc và Colombia. Tuy nhiên, Mỹ chỉ cử Đại sứ nước này tại Santiago Carol Perez tới dự.
RCEP có thể làm sống lại một TPP đã chết? Đây cũng là câu hỏi của học giả Alwin Adityo, hiện công tác tại Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK), đưa ra trong ... |
TPP – “bản lề trật” của trật tự thương mại mới? Quyết định rút khỏi TPP thể hiện rõ quan điểm bảo hộ thương mại của tân Tổng thống Mỹ, đi ngược lại nỗ lực kéo ... |
Singapore và Nhật Bản có thể ký TPP mà không cần Mỹ Ngày 1/3, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định hai nước có thể ký kết TPP nếu ... |