Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Hà Phương
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào (ngày 9-10/1), Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam về ý nghĩa và những nội dung trọng tâm của chuyến thăm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone thăm chính thức Việt Nam, đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào tháng 1/2024. (Nguồn: VGP)

Xin Đại sứ chia sẻ ý nghĩa và những nội dung trọng tâm trong chuyến thăm Lào lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng như các điểm nhấn quan trọng của Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào?

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonxay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào tại thủ đô Vientiane từ ngày 9-10/1. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam năm 2025 và Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là vị lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên phía Lào đón trong năm nay.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai Đảng, hai nước đang tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, trong đó phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Lào)

Do đó, chuyến thăm lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ cùng Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào để đánh giá về tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác hai nước trên các lĩnh vực trong 2024; trao đổi thống nhất về phương hướng hợp tác giữa hai Chính phủ trên các lĩnh vực: Quan hệ chính trị - ngoại giao; hợp tác quốc phòng - an ninh; hợp tác kinh tế; hợp tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề; hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Hai Thủ tướng cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước sẽ tham dự Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và dự kiến ký kết, trao đổi một số văn kiện hợp tác trong lĩnh vực kinh tế để tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy hợp tác về đầu tư - thương mại cũng như các dự án hợp tác kinh tế song phương.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng sẽ hội đàm với Thủ tướng Sonexay Siphandone, gặp các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào để trao đổi một số chủ trương, nội dung hợp tác chiến lược mà hai bên cùng quan tâm.

Một trong những nội dung quan trọng sẽ được hai bên trao đổi trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là việc tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Hai bên sẽ thảo luận các biện pháp nhằm tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại - đầu tư, trong đó có việc tăng cường kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế, nhất là kết nối về thể chế, tài chính - tiền tệ, hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, nông nghiệp, doanh nghiệp, du lịch, chuyển đổi số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Lào Saleumxay Kommasith nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam, ngày 30/12/2024. (Nguồn: TTXVN)
Thưa Đại sứ, thời gian qua, trong nhiều trao đổi cấp cao, lãnh đạo hai nước thể hiện rõ sự quan tâm và nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại - đầu tư, trong đó có “ấp ủ” về Khu công nghiệp Lào-Việt. Đại sứ kỳ vọng như thế nào về những đột phá mới về hợp tác kinh tế hai nước và triển vọng về Khu công nghiệp này trong thời gian tới?

Việt Nam và Lào là hai nước đang phát triển, đều gặp phải những hạn chế cản trở quá trình công nghiệp hóa, chẳng hạn như việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, công nghệ và tài chính, cũng như chi phí sản xuất và giao dịch cao do thiếu cơ sở hạ tầng và thể chế còn nhiều bất cập.

Do đó, việc hình thành các khu công nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu cũng như thúc đẩy hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị mới tại mỗi nước. Trong bối cảnh đó, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước có chủ trương tăng cường kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế và việc hình thành Khu công nghiệp Lào-Việt là một nội dung đang được Lãnh đạo cấp cao hai nước quan tâm trao đổi nhằm quyết tâm tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại - đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

Tôi cho rằng, với các yếu tố cơ bản và tiềm năng sẵn có, Lào có nhiều lợi thế và cơ sở để phát triển khu công nghiệp như tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chi phí thuê đất rẻ, giá nhân công thấp và đặc biệt Lào đang tích cực triển khai định hướng trở thành trung tâm logistics khu vực.

Đối với Việt Nam, với những kinh nghiệm từ các mô hình khu công nghiệp đã xây dựng và đang phát huy hiệu quả trong việc phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam có thể hợp tác với phía Lào để nghiên cứu, từ đó hình thành những khu công nghiệp Lào-Việt.

Nếu được quan tâm và phát triển đúng hướng, các khu công nghiệp Lào-Việt sẽ là những “trái tim” tạo ra nguồn xung lực mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Lào trong thời gian tới. Đặc biệt, những “trái tim” này sẽ là nơi hội tụ của các doanh nghiệp đầu tư, thương mại và dịch vụ Logistics, tạo hệ thống kết nối trung chuyển hàng hóa, hình thành nhiều cơ sở sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân vùng dự án và xuất khẩu.

Khi các khu công nghiệp Lào-Việt hoạt động có hiệu quả sẽ là điểm nhấn, là cầu nối quan trọng cho hai nước về thương mại, đầu tư và kết nối thương mại trong nội khối ASEAN hướng ra các cảng biển lớn của Việt Nam, từ đó tạo ra những đột phá mới về hợp tác kinh tế hai nước.

Nhiều dự án quan trọng giữa hai nước đang được dư luận rất quan tâm như dự án cao tốc Hà Nội-Vientiane, bến 1, 2 và 3 của cảng Vũng Áng, Công viên hữu nghị Lào -Việt Nam… Xin Đại sứ đánh giá tầm quan trọng của việc sớm hiện thực hóa các dự án trọng điểm trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt-Lào?

Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp của hai nước đã phối hợp chặt chẽ, triển khai có hiệu quả và đã hoàn thành nhiều công trình, dự án đầu tư, hợp tác song phương quan trọng.

Các công trình, dự án được đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, qua đó góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hai nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với quốc tế và khu vực, với chủ trương của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước dành mọi ưu tiên ưu đãi cho nhau, cùng hợp tác, cùng hưởng lợi ích và cùng phát triển, gần đây, hai nước tiếp tục phối hợp nghiên cứu hợp tác phát triển các dự án kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam-Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm việc với Phó Thủ tướng Lào Saleumxay Kommasith, ngày 31/12/2024. (Ảnh: Xuân Dũng)

Theo đó, cùng với việc Việt Nam mở cửa thị trường 100 triệu dân cho hàng hóa, nông sản Lào, việc mở rộng các dự án kết nối giao thông, với nhiều tuyến đường bộ, đường sắt xuyên biên giới theo trục Đông-Tây, hàng hóa của Lào có thể xuất khẩu sang Việt Nam hoặc đi qua bất cứ cảng biển nào của Việt Nam, thẳng tiến ra biển tới các thị trường khu vực và thế giới, sẽ mở ra cơ hội biến Lào trở thành một trung tâm logistic trong khu vực.

Bên cạnh đó, các công trình, dự án như Nhà Quốc hội mới của Lào, các trụ sở chính quyền địa phương, các học viện, trường học, trường đào tạo nghề, bệnh viện, nhà văn hóa… đã tạo điểm nhấn về sự hợp tác đồng hành, hỗ trợ lẫn nhau phát triển.

Hiện nay, hai bên đã và đang tích cực triển khai xây dựng các công trình, khu di tích lịch sử, trong đó có Công viên hữu nghị Lào-Việt Nam tại thủ đô Vientiane. Những công trình này sẽ là nơi học tập, nghiên cứu, nghỉ ngơi, giáo dục về truyền thống, lịch sử, qua đó để các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước hiểu sâu sắc về giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Suphanouvong kính yêu đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Từ đó, các thế hệ hôm nay và mai sau cần giữ gìn, bảo vệ và vun đắp mối quan hệ tốt đẹp này mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Từ một số nội dung trên, tôi cho rằng, việc sớm hiện thực hóa các dự án hợp tác trọng điểm giữa Việt Nam-Lào, nhất là trong lĩnh vực kết nối hạ tầng giao thông, năng lượng, ngoài việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, còn góp phần quan trọng nâng tầm hợp tác kinh tế giữa hai nước tương xứng với các mối quan hệ đặc biệt tốt đẹp về chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh như mong đợi của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.

Trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sự đồng hành của “người đồng chí anh em” Lào có ý nghĩa như thế nào, thưa Đại sứ?

Như các bạn đã biết, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Lào không chỉ là quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng, mà còn là quan hệ của những người đồng chí, anh em thân thiết, chung một cội nguồn từ Đảng Cộng sản Đông Dương, cùng kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ chung một chiến hào, hy sinh xương máu, đau thương mất mát để giành độc lập, tự do cho dân tộc, đưa sự nghiệp cách mạng của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang. Và ngày nay đang tiếp tục cùng đồng hành trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước và đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng đã qua, chúng ta hết sức tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào.

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tôi cho rằng, sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào là yếu tố khách quan, quy luật lịch sử, có ý nghĩa sống còn, là một trong những nguồn sức mạnh to lớn nhất đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

Về chính trị, hai nước sẽ động viên, hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược, chủ trương chính sách liên quan đến an ninh và đường lối phát triển của mỗi nước; tăng cường công tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế xã hội, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng an ninh, mở rộng và hội nhập sâu rộng về đối ngoại; tăng cường trao đổi lý luận và thực tiễn về những vấn đề hai bên cùng quan tâm để hoàn thiện thể chế, chính sách để góp phần cho sự phát triển của mỗi nước.

Đồng thời, sự kết nối và phối hợp chặt chẽ về trụ cột quốc phòng - an ninh sẽ là chỗ dựa vững chắc cho hai nước nhằm đối phó với các thách thức an ninh ngày càng đa dạng, phức tạp hiện nay; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội ở mỗi nước, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực.

Tin liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Song song với đó, khi cùng kề vai sát cánh, hợp tác toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hai nước sẽ khai thác, phát huy được tối đa tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển bền vững, hội nhập khu vực và quốc tế của hai nước.

Đơn cử như vừa qua, Việt Nam đã chân thành hợp tác, hỗ trợ hiệu quả cho Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, AIPA 45; duy trì tốt sự đồng thuận, đoàn kết và trung tâm của ASEAN. Từ đó, tăng cường vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, duy trì và tăng cường quan hệ của ASEAN với các nước đối tác, đồng thời giúp nâng cao vị thế, uy tín của cả Lào và Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực.

Chủ trương của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, nhất là về kết nối và bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào. Trong đó cần đẩy mạnh, tăng cường kết nối về thể chế, cơ sở hạ tầng, tài chính, năng lượng, viễn thông, du lịch, nông nghiệp, doanh nghiệp… tích cực bổ trợ cho nhau, gắn kết văn hóa - xã hội, thúc đẩy giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa…

Mặc dù trong năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đã vượt mốc lịch sử trên 2 tỷ USD nhưng tôi tin rằng, với tổng thể quan hệ tốt đẹp giữa hai nước cũng như quyết tâm của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và sự vào cuộc một cách chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai bên, hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại có thể đạt 5 - 10 tỷ USD trong thời gian tới.

Trong đó, các sản phẩm của Việt Nam có thể xuất khẩu đến các nước khác trong khu vực nhiều hơn thông qua Lào bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Các sản phẩm, khoáng sản như than, điện của Lào có thể xuất khẩu nhiều hơn sang Việt Nam, cũng như hàng hóa của Lào có thể thông qua các cảng biển của Việt Nam, như cảng Vũng Áng, đến với những thị trường lớn và xa xôi như Liên minh châu Âu (EU), Australia, Mỹ…

Có thể khẳng định mối quan hệ đặc biệt hiếm có Việt Nam-Lào đang tiếp tục được vun đắp trên cơ sở vì mục tiêu phát triển chung của hai nước, từng bước đưa sự nghiệp cách mạng của hai nước vượt qua những khó khăn để bước vào thời kỳ mới. Đây là hành trang vô giá để hai dân tộc Việt Nam-Lào tiếp tục đoàn kết, hợp tác cùng “vươn mình”, cùng vững bước trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững của hai quốc gia.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tỉnh Champasak (Lào) tạo điều kiện cho người Việt Nam tại địa phương làm ăn, kinh doanh

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tỉnh Champasak (Lào) tạo điều kiện cho người Việt Nam tại địa phương làm ăn, kinh doanh

Trong chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào lần thứ 11, chiều ngày 17/12, ...

Giao lưu Ban Nữ công Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào:  Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa hai nước

Giao lưu Ban Nữ công Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào: Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa hai nước

Ban Nữ công hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi thiết thực về ...

Thương mại biên giới Việt Nam-Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng

Thương mại biên giới Việt Nam-Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng

Trên đà phát triển của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, bức tranh ...

Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ vĩ đại Việt ...

Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du tổ chức Hội chợ ẩm thực Xuân 2025

Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du tổ chức Hội chợ ẩm thực Xuân 2025

Trong chuỗi hoạt động chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ và lan tỏa tinh thần hướng về quê hương đất nước, ngày 3/1, tại ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Xem tử vi 9/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi hôm nay 9/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 9/1. Lịch âm 9/1/2025? Âm lịch hôm nay 9/1. Lịch vạn niên 9/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại Angola tổ chức.
Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong muốn trong năm 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục đoàn kết, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc...
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát động.
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố New Orleans...
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động