Back to E-magazine
e magazine
14:35 | 29/06/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng

14:35 | 29/06/2023

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đạt được 7 điểm nhấn quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng

Đánh giá về những kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, diễn ra vào thời điểm Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (6/2008-6/2023).

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước duy trì cục diện phát triển và đạt nhiều thành quả tích cực mới, kể từ sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2022.

“Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hóa các nhận thức chung của hai đồng chí Tổng Bí thư, nhất là Tuyên bố chung tháng 11/2022 về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng

Bộ trưởng Ngoại giao cho biết, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng, thể hiện trên 4 khía cạnh.

Một là, tin cậy chính trị giữa hai nước được tăng cường mạnh mẽ, tạo cơ sở quan trọng để đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới, mang lại lợi ích cho Nhân dân hai nước.

Bộ trưởng Ngoại giao cho biết, các bạn Trung Quốc dành cho Thủ tướng sự đón tiếp rất trọng thị, chu đáo, thân tình, thắm tình “đồng chí anh em”; thu xếp để Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm, hội kiến với tất cả 4 đồng chí lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh.

Trong không khí hữu nghị, chân thành, cởi mở lãnh đạo cấp cao hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tin cậy chính trị, xử lý thỏa đáng và kiểm soát tốt bất đồng, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả lâu dài.

Trong các cuộc gặp, các đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đều khẳng định hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị hai Đảng, hai nước, thể hiện thành ý, thiện chí trong việc làm sâu sắc hơn nữa các mặt hợp tác giữa hai bên, nhất là trên kênh Đảng, trong các lĩnh vực trọng yếu như an ninh, quốc phòng.

Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, việc phát triển quan hệ với Việt Nam là lựa chọn chiến lược của Trung Quốc, Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ lâu dài với Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm, hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh. (Ảnh: Dương Giang, Nguyễn Hồng)

Hai là, hai bên đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, nhất trí trong nhiều biện pháp cụ thể về thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước, góp phần tạo cơ sở vật chất quan trọng cho thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới.

Hai bên nhất trí nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đẩy mạnh kết nối giao thông, nhất là trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ, hạ tầng cửa khẩu, nâng cao hiệu suất thông quan, duy trì giao thương thông suốt, bảo đảm chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng.

Phía Trung Quốc khẳng định sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, tăng thêm hạn ngạch cho hàng hóa Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt Trung Quốc đi nước thứ ba, mở rộng đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào những lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết 3 văn kiện hợp tác. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc do Phó Hội trưởng Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc Viên Mẫn Đạo dẫn đầu. (Ảnh: Đoàn Bắc)

Ba là, tăng thêm sự hiểu biết hữu nghị, củng cố nền tảng xã hội cho việc phát triển quan hệ hai nước. Hai bên đạt nhiều nhất trí quan trọng về duy trì giao lưu, tiếp xúc thường xuyên qua kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, giữa các bộ, ngành, địa phương và nhất là giữa Nhân dân hai nước.

Nhất trí khôi phục các hoạt động giao lưu Nhân dân như: Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, Liên hoan thanh niên Việt - Trung, Gặp gỡ hữu nghị Việt - Trung, qua đó giúp tuyên truyền cho các tầng lớp Nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị của hai Đảng, hai nước.

Bốn là, chuyến thăm có nhiều hoạt động phong phú, kết quả đạt được rất thực chất. Bên cạnh cách hoạt động chính thức, Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, với sự tham gia rất đông đảo của các doanh nghiệp Trung Quốc, gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, đi khảo sát Khu mới Hùng An - đô thị kiểu mẫu mới nhất về cải cách mở cửa và đổi mới sáng tạo của Trung Quốc tại tỉnh Hà Bắc….

Các doanh nghiệp đều đánh giá cao môi trường và triển vọng đầu tư của Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam thời gian tới.

Ngoài ra, các đồng chí đoàn viên chính thức đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi, tiếp xúc song phương với lãnh đạo các cơ quan tương ứng của Trung Quốc, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo cơ sở quan trọng để làm sâu sắc hơn nữa giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, tiếp một số doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. (Ảnh: Nguyễn Hồng, Dương Giang)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đi khảo sát Khu mới Hùng An - đô thị kiểu mẫu mới nhất về cải cách mở cửa và đổi mới sáng tạo của Trung Quốc tại tỉnh Hà Bắc…. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các trưởng đoàn tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân. (Ảnh: Dương Giang)

Nói về ý nghĩa và những kết quả tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân (Hội nghị WEF Thiên Tân) năm nay của Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, với chủ đề “Doanh nghiệp: Động lực của nền kinh tế toàn cầu”, Hội nghị WEF Thiên Tân (Davos mùa Hè) năm 2023 do WEF phối hợp với Chính phủ Trung Quốc tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đây là một trong những sự kiện kinh tế có quy mô hàng đầu thế giới, quy tụ nhiều nhà lãnh đạo Chính phủ các nước và khoảng 1.400 tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế uy tín.

Diễn ra trong bối cảnh bối cảnh kinh tế thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Hội nghị đã tập trung đánh giá, trao đổi, tìm ra các định hướng, giải pháp, đặc biệt phối hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp, nhằm duy trì đà tăng trưởng, ứng phó với các các “cơn gió ngược” tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng với Thủ tướng Chính phủ các nước New Zealand, Mông Cổ, Barbaros là những khách mời chính tại Hội nghị năm nay. Theo đánh giá của WEF, đây là đại diện những nền kinh tế mới nổi, có đóng góp ngày càng quan trọng cho kinh tế khu vực và toàn cầu, đang tiên phong trong một số lĩnh vực then chốt tạo ra các động lực mới cho phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam – WEF về chủ đề “Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước”; Phiên khai mạc WEF Thiên Tân và Phiên thảo luận với chủ đề “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh”. (Ảnh: Dương Giang, WEF)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF và chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam-WEF giai đoạn 2023-2026. (Ảnh: Dương Giang)

Thủ tướng Chính phủ đã có lịch trình làm việc dày đặc trong gần 24 tiếng tại Thiên Tân, gồm tham dự và phát biểu nhiều phiên họp quan trọng, có các cuộc trao đổi thực chất, hiệu quả, cởi mở với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nổi bật là các cuộc gặp với Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ các nước New Zealand, Barbaros, Mông Cổ, Tổng Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam – WEF về chủ đề “Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước”.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị WEF Thiên Tân mang nhiều ý nghĩa và đạt nhiều kết quả quan trọng, thể hiện rõ nét như sau:

Một là, Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ nhiều quan điểm, cách tiếp cận, những định hướng, giải pháp hữu hiệu, thiết thực, kịp thời, xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm của Việt Nam, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sáu “cơn gió ngược”, cũng là sáu nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm kinh tế toàn cầu và sáu định hướng giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra đã được lãnh đạo các nước và cộng đồng doanh nghiệp hết sức chia sẻ.

Thông điệp của Thủ tướng về ba yếu tố nền tảng cho phát triển kinh tế là bảo đảm hòa bình, ổn định, đoàn kết, hợp tác quốc tế, cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, đặc biệt là khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các động lực tăng trưởng và phát huy tiềm năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá cao và trở thành định hướng thống nhất cao tại Hội nghị WEF năm nay.

Hai là, sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục góp phần thúc đẩy thực chất quan hệ giữa Việt Nam và WEF. Việc hai bên ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giai đoạn 2023-2026, tập trung vào những lĩnh vực khả thi như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, tài chính xanh, chuyển đổi số… đã tạo nền tảng để tăng cường quan hệ hai bên trong giai đoạn mới.

Với kết quả quan trọng này, WEF sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về tư vấn chính sách và nâng cao năng lực thích ứng trước các xu thế phát triển mới, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương trong những vấn đề có lợi ích thiết thực như nông nghiệp thông minh, phát triển các cụm công nghiệp hướng tới phát thải ròng bằng không, thành lập Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam…

Các cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các nước tại Hội nghị cũng góp phần tiếp tục làm sâu sắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, New Zealand, Babados, đặc biệt trong lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại, du lịch….

Ba là, sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị với nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi cởi mở, thân tình của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu đã góp phần tiếp tục truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu về những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh, những mục tiêu và định hướng phát triển của Việt Nam.

Đây là cơ hội giá trị để các doanh nghiệp nước ngoài hiểu sâu sắc hơn về chủ trương, chính sách, môi trường đầu tư, qua đó tăng cường niềm tin và đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

“Điều đáng mừng là tại tất cả các cuộc trao đổi, Việt Nam luôn được giới thiệu là một trong những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, một nền kinh tế năng động, đổi mới với quy mô và tiềm năng ngày càng lớn mạnh”, Bộ trưởng Ngoại giao nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng
Thủ tướng có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins, Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai,Thủ tướng Barbados Mia Mottley; tiếp ông Robert H. McCooey, Jr., Phó Chủ tịch tập đoàn Nasdaq (Hoa Kỳ). (Ảnh: Đoàn Bắc, Dương Giang)

Có thể khẳng định, sự tham gia lần đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị thường niên mùa hè của Diễn đàn kinh tế thế giới đã tạo dấu ấn tốt với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về vai trò, vị thế của Việt Nam, tiềm năng và triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, những đóng góp thiết thực của Việt Nam tại Hội nghị WEF Thiên Tân đã góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị, đóng góp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – WEF, tăng cường hơn nữa việc thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân: 7 điểm nhấn quan trọng

Thực hiện: Nguyễn Hồng

Ảnh: Dương Giang, Đoàn Bắc, Nguyễn Hồng, WEF

Thiết kế: Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.