Thủ tướng Phạm Minh Chính và các bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm. |
Trung tâm Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm (PFR) New Zealand có chức năng nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự phát triển của ngành cây trồng, hải sản, thực phẩm… thông qua việc áp dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Cơ sở này có trình độ chuyên môn cao hàng đầu thế giới, mang đến những giải pháp sáng tạo trong ngành nông nghiệp kỹ thuật cao.
Tin liên quan |
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của New Zealand |
Tại đây, Thủ tướng đã nghe giới thiệu về Trung tâm và các dự án hợp tác của Trung tâm với Việt Nam.
Tại Việt Nam, Trung tâm hợp tác với người nông dân, các nhà khoa học, các công ty thực phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ; tập trung vào các dự án nhằm mục tiêu tăng sản lượng, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh của các cây trồng, thông qua nghiên cứu và sản xuất các giống cây trồng mới chất lượng cao, sử dụng các công nghệ sau thu hoạch, chế biến mới, mang lại lợi ích nhiều hơn cho nông dân và doanh nghiệp.
Trong đó, dự án hỗ trợ phát triển ngành chanh dây xuất khẩu của Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt vào tháng 11/2023, trị giá 3,3 triệu USD, thực hiện tại Sơn La và Gia Lai từ 2023-2027.
Dự án hỗ trợ nông dân trồng chanh dây quy mô nhỏ và các bên tham gia chuỗi giá trị tăng năng suất, lợi nhuận. Dự án phát triển năng lực và trình độ chuyên môn, cũng như chuyển giao công nghệ trồng chanh dây chất lượng cao cho các bên tham gia chuỗi giá trị, như nông dân, các đơn vị vận hành sau thu hoạch, chế biến và bộ phận tiếp thị; đồng thời thực hành nông nghiệp thông minh ứng phó biến đổi khí hậu.
Còn dự án về thanh long nhằm phát triển ngành thanh long và cải thiện thu nhập của nông dân sản xuất nhỏ. Dự án đã nghiên cứu được giải pháp kháng bệnh đốm trắng và nâu ở cây thanh long, giúp việc sử dụng thuốc diệt nấm giảm tới 33%.
Đồng thời, dự án cũng đưa ra một hệ thống trồng trọt mới hiệu quả hơn, với các cải tiến như rửa trái cây tự động, giúp năng suất tăng gấp đôi và chất lượng quả được cải thiện.
Đáng chú ý, trong dự án này, 3 giống thanh long mới đã được nhân giống và thương mại hóa, với khả năng kháng bệnh cao hơn, thơm ngon hơn với hương vị và màu sắc mới lạ. Các giống này cũng đang được tiến hành trồng thử nghiệm ở một số khu vực tiềm năng khác, trong đó có New Zealand.
Ngoài ra, tại Bình Định, PFR đã hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sản xuất rau an toàn theo quy trình GAP và xây dựng thương hiệu rau an toàn đưa ra thị trường; giúp tăng thu nhập thêm 30% cho 2000 hộ nông dân tham gia vào dự án.
Tại Đắk Nông, PFR đã hợp tác phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu quả bơ, với các giải pháp cải thiện vườn ươm để giảm bệnh tật ở cây trưởng thành; đưa ra quy trình cho các khâu canh tác, kiểm soát sâu bệnh và côn trùng, sau thu hoạch và vận hành chuỗi cung ứng.
Thủ tướng tặng quà cho Trung tâm Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm. |
Phát biểu tại Trung tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng với cảnh quan sạch, đẹp của đất nước New Zealand, đặc biệt là hệ thống cây xanh; đánh giá cao những thành tựu nghiên cứu, phát triển của Trung tâm và kết quả hợp tác với Việt Nam trong các ngành hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam như thanh long, bơ theo hướng sạch, bền vững, chất lượng cao.
"Qua đó, chúng ta cảm nhận tuy khoảng cách địa lý giữa hai nước xa xôi nhưng tình cảm lại gần gũi, 'từ trái tim tới trái tim' và mang lại hiệu quả, lợi ích cụ thể cho nhân dân hai nước", người đứng đầu Chính phủ Việt Nam chia sẻ.
Trải qua 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hiện nay hai nước là Đối tác Chiến lược của nhau và đang hướng tới mức cao hơn. Hai bên cùng tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Thủ tướng cho biết, trong chuyến thăm lần này, ông và các nhà lãnh đạo New Zealand sẽ trao đổi về các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác song phương, như thương mại, đầu tư, đặc biệt là hợp tác về lao động, giáo dục-đào tạo, nông nghiệp… ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.
Hai bên có những lợi thế có thể bổ sung cho nhau, khi New Zealand đất rộng người thưa, còn Việt Nam "đất chật người đông" hơn; cả hai nước đều có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, bản sắc…
Đây là những cơ sở, nền tảng quan trọng để các tổ chức, doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác đầu tư, trong đó nghiên cứu, sản xuất nông sản và chế biến thực phẩm là lĩnh vực quan trọng.
Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục phát huy những thành quả hợp tác đã đạt được; đồng thời tăng tốc hợp tác trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn, đặc biệt là tạo đột phá trong hợp tác về kinh tế nông nghiệp.
"Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của các bạn New Zealand và chúng tôi luôn chào đón các bạn tới Việt Nam", Thủ tướng phát biểu.
Chuyên gia: Quan hệ Việt Nam-New Zealand rất sôi động, đáng được tôn vinh Trong gần 5 thập niên qua, Việt Nam-New Zealand đã chứng kiến sự phát triển đáng kể trong hợp tác giữa hai chính phủ và ... |
Chuyên gia Australia: Việt Nam là một cơ hội tuyệt vời đối với Australia Ngày 9/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính ... |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Auckland, bắt đầu thăm chính thức New Zealand Gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-New Zealand không ngừng phát triển, nâng cấp lên quan hệ Đối tác ... |
Cộng đồng tri thức Việt tại New Zealand gợi mở định hướng, giải pháp về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ Sáng 10/3, tại thành phố Auckland, trong chương trình chuyến thăm chính thức New Zealand, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp, làm ... |