Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest, Romania

Chu Văn
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Việt Nam không bao giờ quên sự hỗ trợ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, hợp tác chặt chẽ của Romania trong suốt gần 75 năm qua”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lãnh đạo Trường Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân. (Nguồn: TTXVN)
Lãnh đạo Trường Đại học Kỹ thuật xây dựng Bucharest đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân. (Nguồn: TTXVN)

Trong chương trình thăm chính thức Romania, chiều 21/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm, làm việc tại trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest.

Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest (UTCB) được thành lập năm 1948 trên cơ sở hợp nhất các cở sở đào tạo được xây dựng từ thế kỷ 19; chuyên đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật nhà máy, kỹ thuật trắc địa và kỹ thuật cơ khí xây dựng.

Đây là trường đại học lớn, có uy tín và duy nhất của Romania tập trung hoàn toàn cho giáo dục kỹ thuật dân dụng. Nhiều công trình khoa học, nghiên cứu của trường được ứng dụng, mang lại hiệu quả và lợi ích cao.

Ngôi trường này đã đào tạo hàng vạn cán bộ, kỹ sư, tiến sĩ phục vụ công cuộc phát triển của Romania và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, nhiều cựu sinh viên của Nhà trường đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Romania và các nước như Cựu Thủ tướng Romania Calin Popescu Tariceanu, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Stefan Andrei, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính…

Không quên sự hỗ trợ chí tình, chí nghĩa của Romania

Phát biểu với lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giáo sư, giảng viên Nhà trường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điểm lại quá trình gần 75 năm quan hệ Việt Nam-Romania, đặc biệt là về chuyến thăm Romania của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1957 và sự hỗ trợ vô tư, trong sáng của Romania dành cho Việt Nam cả trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng, phát triển đất nước sau này cũng như hiện nay.

Trong đó, Romania là một trong 10 quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Romania đã nhiệt tình ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến. Gần đây, khi giữ vai trò Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), Romania đã hỗ trợ rất lớn, thúc đẩy Việt Nam và EU hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA). Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, giữa lúc trong nước vẫn phải chống dịch, nhưng Romania đã ủng hộ Việt Nam 300.000 liều vaccine ngừa Covid-19 để chống dịch...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Nguồn: VGP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Nguồn: VGP)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Việt Nam không bao giờ quên sự hỗ trợ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, hợp tác chặt chẽ của Romania trong suốt gần 75 năm qua”.

Phân tích tình hình thế giới và thông tin tới các đại biểu về tình hình Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp với Romania; mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Romania.

Trong đó, hai bên cần thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, gia tăng tin cậy chính trị; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế; Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để Romania tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN và mong Romania hỗ trợ thúc đẩy quan hệ với khu vực Trung-Đông Âu và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn, nhất là trong các lĩnh vực là tiềm năng, thế mạnh của nhau, vì sự phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần cho hoà bình, ổn định của hai khu vực và toàn cầu như: thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; tăng cường hợp tác về văn hoá, xã hội, giao lưu nhân dân…, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng giáo dục, đào tạo là điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Romania là quốc gia có thế mạnh về giáo dục, đào tạo với nhiều ngành, lĩnh vực nổi bật cả về khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng.

Đến nay, Romania đã đào tạo khoảng 4.000 lưu học sinh Việt Nam, trong đó, nhiều người đã trở thành nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trên các lĩnh vực và nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; mong muốn Romania tiếp tục quan tâm, cấp nhiều học bổng hơn nữa cho sinh viên Việt Nam.

Đối với trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest, trong giai đoạn 1970-1980, Nhà trường đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 1.000 lưu học sinh. Từ năm 2008 đến nay, có 5 lưu học sinh gồm 1 tiến sĩ, 4 cử nhân theo diện học bổng Hiệp định giữa hai Chính phủ. Đại học Thủy lợi (Việt Nam), Đại học Liège (Bỉ) và Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest (Romania) đã ký Biên bản ghi nhớ ba bên về hợp tác nghiên cứu, giảng dạy kỹ thuật xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Nhà trường tiếp tục phát huy vai trò là cơ sở giáo dục hàng đầu của Romania trong đẩy mạnh quan hệ hợp tác về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là những lĩnh vực là thế mạnh của Nhà trường với các cơ sở giáo dục, đối tác liên quan của Việt Nam; góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Thăm trường xưa, nhớ ơn thầy cô cũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã thăm Phòng thí nghiệm thủy lực và thăm khu ký túc xá sinh viên quốc tế của trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan phòng thí nghiệm thủy lực.  (Nguồn: VGP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan phòng thí nghiệm thủy lực. (Nguồn: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng và xúc động trở lại thăm trường cũ - ngôi trường thân yêu mà ông đã nhiều năm gắn bó. Thủ tướng cho biết những năm tháng được rèn luyện, học tập và nghiên cứu dưới mái trường này là những kỷ niệm tươi đẹp, sâu sắc, mãi mãi không thể nào quên - là một phần cuộc sống của ông.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ thầy cô giáo về công sức, sự tận tâm, giúp cho các thế hệ sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển xã hội và đất nước; gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã đồng hành và hỗ trợ trong suốt thời gian ông học tập ở đây.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Nhà trường, nhất là về cơ sở vật chất, mô hình đào tạo hiện đại, chú trọng sáng tạo, đổi mới tư duy, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ông xúc động chia sẻ: “Tất cả đang thay đổi, chỉ có tình cảm giữa con người với con người là không thay đổi mà được nhân lên”.

Bày tỏ niềm tự hào được biết trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest ngày nay đã đào tạo hàng nghìn kỹ sư có uy tín, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, đóng góp cho sự phát triển của Romania và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc Nhà trường tiếp tục phát triển, ngày càng khẳng định là cơ sở đào tạo uy tín của Romania, ở châu Âu và trên thế giới.

Thủ tướng nhận bằng kỷ niệm (bản sao luận văn, bảng điểm tổng hợp… của Thủ tướng khi theo học) từ lãnh đạo nhà trường. (Nguồn: VGP)
Thủ tướng nhận bằng kỷ niệm (bản sao luận văn, bảng điểm tổng hợp… của Thủ tướng khi theo học) từ lãnh đạo nhà trường. (Nguồn: VGP)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định dù công tác trên cương vị nào, ông vẫn hết lòng chung tay vun đắp cho mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển, nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết lẫn nhau, hướng tới mục tiêu hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững; tin tưởng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước sẽ ngày càng sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn, như câu ngạn ngữ của Romania: “Tất cả có thể qua đi, nhưng tình bạn mãi mãi ở lại”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Romania

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Romania

Chiều tối 20/1 (giờ địa phương), tại thủ đô Bucharest, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Bucharest, bắt đầu thăm chính thức Romania

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Bucharest, bắt đầu thăm chính thức Romania

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Bucharest, bắt đầu ...

Tạo 'cú huých' mới cho hợp tác thực chất Việt Nam-Romania

Tạo 'cú huých' mới cho hợp tác thực chất Việt Nam-Romania

"Chuyến thăm Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ mang lại khí thế mới, tạo thêm động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Clever Group, Romania

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Clever Group, Romania

Nhận lời mời của Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Romania từ ngày 20-22/1. Nhân dịp này, Thủ ...

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng mang ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng mang ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng tham dự Hội nghị WEF Davos và thăm chính ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Nam Phi nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi (27/4/1994-27/4/2024).
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động