Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn để chủ động thích ứng

Chu Văn
Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ và phân tích, nhận định tình hình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các nhiệm vụ, công việc của tháng 9/2022 và thời gian tới là rất lớn; yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 6/9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8/2022.

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng tham dự phiên họp.

Buổi sáng, Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2022; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Kế luận phiên họp buổi sáng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trong tháng 8, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và xuất hiện thêm các yếu tố, động thái mới.

Ở trong nước, cùng với nhiều sự kiện quan trọng như kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt rất nhiều nhiệm vụ theo các Nghị quyết, Kết luận, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời bám sát tình hình thực tiễn, biến động nhanh trên thế giới, có giải pháp linh hoạt, phù hợp, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm; xử lý nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài.

“Trong 8 tháng năm 2022, Chính phủ tổ chức hơn 600 cuộc họp để chỉ đạo, điều hành, bàn giải pháp, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Thủ tướng cho biết.

Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đại dịch Covid-19 cơ bản vẫn được kiểm soát trên toàn quốc; kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo 5 cân đối lớn; sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng; thương mại, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành; khởi sự doanh nghiệp tiếp tục nở rộ; các loại thị trường phát triển ổn định; tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ trên GDP giảm.

Cùng với đó, chính trị ổn định; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại, hội nhập quốc tế được tăng cường; những vấn đề cấp bách, phát sinh được xử lý kịp thời, phù hợp, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh.

Đáng chú ý, nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài; dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả được chỉ đạo giải quyết có kết quả, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế như xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào hoạt động; các dự án đường cao tốc Bắc - Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được thúc đẩy; xử lý, tháo gỡ vướng mắc đối với 3 Nhà máy đạm, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Gang thép Lào Cai, các Trung tâm nhiệt điện…

"Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp, khó lường, kết quả đạt được trong tháng 8 và 8 tháng rất đáng mừng; nhiều chỉ số kinh tế - xã hội rất tích cực, nhiều ngành kinh tế phục hồi và phát triển mạnh. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam", Thủ tướng chỉ rõ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng khẳng định, những kết quả đạt được là do sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng các quyết sách quan trọng của Nhà nước, trong đó có các Nghị quyết của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân cả nước và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Mặc dù vậy, người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn chỉ rõ, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn vẫn chịu sức ép lớn, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro; việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng văn bản hướng dẫn và giải ngân vốn một số chính sách trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội còn chậm; sản xuất công nghiệp một số ngành còn khó khăn; thu hút FDI mới gặp khó khăn, chưa đạt kỳ vọng; đời sống một bộ phận người dân khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tình trạng thiếu thuốc điều trị, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế ở một số bệnh viện, địa phương chưa được xử lý dứt điểm; dịch bệnh vẫn nguy cơ diễn biến phức tạp; an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tai nạn giao thông còn tiềm ẩn...

Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ và phân tích, nhận định tình hình, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, các nhiệm vụ, công việc của tháng 9/2022 và thời gian tới là rất lớn; yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản.

Các bộ, ngành cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, tổng thể, toàn diện và hiệu quả các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; bám sát tình hình để ứng phó kịp thời.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tập trung thực hiện tốt 4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không, gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường nắm tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội và công tác y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, tiêm phòng vaccine Covid-19; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là trong hệ thống hành chính nhà nước.

Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, nhất là đầu tư công và công tác quy hoạch; tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết; không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột mà phải luôn chủ động, linh hoạt, sáng tạo, khoa học, hiệu quả và chắc chắn.

Các đại biểu tham dự phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Các đại biểu tham dự phiên họp. (Nguồn: TTXVN)

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine bảo đảm an toàn, khoa học hiệu quả, khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; xây dựng các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn để chủ động thích ứng.

Đẩy mạnh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà, các dự án dàn trải, điều chuyển vốn từ những dự án chậm, kém hiệu quả sang các dự án bảo đảm tiến độ.

Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát lại, Thanh tra Chính phủ vào cuộc ngay để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tế, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới việc bảo đảm nguyên vật liệu cho các dự án hạ tầng chiến lược theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án, nội dung trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội nghị Trung ương 6, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, trong đó có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2023; định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.

Toàn cảnh phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Toàn cảnh phiên họp. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thúc đẩy tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam; đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân; tập trung rà soát, hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ban hành trong tháng 9 các nghị định về tổ chức bộ máy của các bộ, các ngành.

Đồng thời đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng bộ máy hành chính trong sạch, vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nâng cao vị thế đất nước, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác phòng, chống dịch bệnh, các thành tựu phát triển của đất nước; tập trung thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch của các ngành, các địa phương, nhất là các quy hoạch trình Trung ương, Quốc hội và quy hoạch điện VIII theo đúng mục tiêu đề ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hợp tác với Hoa Kỳ về ứng phó với biến đổi khí hậu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hợp tác với Hoa Kỳ về ứng phó với biến đổi khí hậu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của Tổng thống Joe Biden, Đặc phái viên John Kerry trong việc ứng ...

30 năm thực thi Chiến lược biển: Bước tiến dài triển khai tầm nhìn chiến lược

30 năm thực thi Chiến lược biển: Bước tiến dài triển khai tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững kinh tế biển là khát vọng, ước mơ và mục tiêu của các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra 7 câu hỏi, đề ra 9 giải pháp phát triển thị trường lao động

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra 7 câu hỏi, đề ra 9 giải pháp phát triển thị trường lao động

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng thị trường lao động chưa theo kịp được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chưa thích ứng ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ...

Bảo vệ môi trường: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Bảo vệ môi trường: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành sự quan tâm hàng đầu cho các vấn đề về bảo vệ môi trường ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Cơ hội lớn của Đông Á nhằm củng cố vị thế trung tâm sản xuất của châu lục

Cơ hội lớn của Đông Á nhằm củng cố vị thế trung tâm sản xuất của châu lục

Củng cố liên kết kinh tế khu vực và mở rộng hợp tác với ASEAN sẽ trở thành yếu tố cần thiết để Đông Á duy trì và thúc đẩy ...
Tổng thống Senegal ra tuyên bố rõ ràng, cắt đứt hy vọng của bất kỳ nước nào muốn đưa quân sang

Tổng thống Senegal ra tuyên bố rõ ràng, cắt đứt hy vọng của bất kỳ nước nào muốn đưa quân sang

Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye cho biết, năm 2025 sẽ chấm dứt mọi hiện diện quân sự nước ngoài tại quốc gia Tây Phi này.
Malaysia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2025: Cam kết về bao trùm và bền vững

Malaysia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2025: Cam kết về bao trùm và bền vững

Mục tiêu của Malaysia là thúc đẩy sự gắn kết thông qua việc tạo động lực cho tầm nhìn chung của ASEAN, giúp các thành viên xích lại gần nhau ...
Thế giới rực rỡ thời khắc chào đón Năm mới 2025

Thế giới rực rỡ thời khắc chào đón Năm mới 2025

Pháo hoa thắp sáng bầu trời đêm Giao thừa trên khắp thế giới, khi người dân trên hành tinh chào đón Năm mới 2025.
Bật mí cách sử dụng Canva AI giúp bạn thiết kế dễ dàng hơn

Bật mí cách sử dụng Canva AI giúp bạn thiết kế dễ dàng hơn

Canva AI biến những ý tưởng sáng tạo của bạn trở thành hiện thực, việc thiết kế trở nên đơn giản hơn. Khám phá ngay cách sử dụng Canva AI ...
Thừa nhận sẽ chẳng ai 'tặng' hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Thừa nhận sẽ chẳng ai 'tặng' hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi thông điệp chúc mừng Năm mới dài 21 phút vào tối 31/12.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động