TIN LIÊN QUAN | |
Thúc đẩy hợp tác lao động, đào tạo nghề VN-Angola | |
Việt Nam – Libya: Hợp tác lao động là điểm sáng |
Tham dự buổi tọa đàm có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường, cùng hơn 100 nghiệp đoàn Nhật Bản và một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường tham dự buổi tọa đàm. (Ảnh: Thành Hữu-TTXVN tại Nhật Bản) |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã bày tỏ cảm ơn các nghiệp đoàn Nhật Bản đã hợp tác thúc đẩy, tạo điều kiện để lao động Việt Nam được làm việc tại Nhật Bản, góp phần xây dựng quan hệ hai nước phát triển.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam với dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60%, đang ở trong giai đoạn dân số vàng; trong khi, Nhật Bản với dân số già. Đây là điều kiện thuận lợi để hai nước hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Đặc biệt, trong thời gian tới Việt Nam sẽ thúc đẩy hai lĩnh vực hợp tác mới là lao động có trình độ và xã hội hóa lĩnh vực y tế. Đối với lao động có trình độ, Bộ trưởng cho biết Việt Nam hiện có khoảng 191.000 sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm. Đây sẽ là "mảnh đất màu mỡ cho các nghiệp đoàn Nhật Bản".
Đối với xã hội hóa lĩnh vực y tế, Việt Nam là nước trải qua nhiều năm chiến tranh, số người có công, người có hoàn cảnh khó khăn cần được chăm sóc, hỗ trợ lên tới khoảng 3 triệu người.
Do đó, Việt Nam đang kêu gọi các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chăm sóc người già tại Việt Nam, để tiến tới có thể đưa người già Nhật Bản sang Việt Nam chăm sóc. Đây cũng là hình thức hợp tác mới giữa hai nước, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Quang cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Thành Hữu-TTXVN tại Nhật Bản) |
Về phía các nghiệp đoàn lao động Nhật Bản, nhiều câu hỏi đã được đưa ra cho Bộ trưởng Đào Ngọc Dung. Trong đó, hai nội dung chính nổi bật là vấn đề lao động Việt Nam không tìm được việc làm phù hợp sau khi kết thúc tu nghiệp sinh tại Nhật Bản trở về nước và vấn đề lao động Việt Nam vi phạm pháp luật sở tại, kỷ luật doanh nghiệp. Phía nghiệp đoàn Nhật Bản cũng đề xuất có hình thức giáo dục để xây dựng ước mơ, hoài bão cho các tu nghiệp sinh lao động tại Nhật Bản. Đây là động lực để các lao động này nỗ lực phấn đấu hướng tới tương lai, đồng thời hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật và kỷ luật doanh nghiệp.
Trả lời thắc mắc của các nghiệp đoàn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam cũng đang nỗ lực trong giải quyết vấn đề trên, nhằm hướng các tu nghiệp sinh sau khi làm việc tại Nhật Bản tiếp thu văn minh, khoa học tiên tiến về đóng góp, xây dựng đất nước.
Sắp tới Chính phủ Việt Nam sẽ tổ chức một buổi đối thoại với sự tham gia của 277 doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Thông qua, buổi đối thoại này đề nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của các doanh nghiệp, người lao động từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung còn cho biết, sắp tới sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn bộ giấy phép đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, kiên quyết loại bỏ các loại giấy phép "con", tiến tới chỉ có giấy phép do chính phủ quy định, nhằm hạn chế tối đa thủ tục cho doanh nghiệp, thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
Cũng trong buổi tọa đàm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin trong năm 2016, Việt Nam đã vượt Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu lao động lớn nhất sang Nhật Bản.
Chính phủ Anh cần đảo đảm tương lai cho lao động di cư EU Lời kêu gọi được lãnh đạo tổ chức Đại hội Công đoàn Frances O'Grady và Tổng giám đốc Phòng Thương mại Anh Adam Marshall đưa ... |
Cuba cho phép hộ nông dân được trực tiếp thuê lao động Bộ Lao động và An sinh xã hội, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính và Vật giá Cuba vừa đồng loạt công bố các ... |
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầy tiềm năng Việt Nam-UAE Tối 12/12 (giờ địa phương), bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11 tại Các tiểu ... |