TIN LIÊN QUAN | |
Tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN và Trung Quốc | |
Trao đổi thương mại Hàn Quốc-ASEAN tăng 20 lần trong 30 năm qua |
Khoảng 100 đại biểu tham dự Hội thảo Cao cấp về "Thúc đẩy thương mại – đầu tư nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, ngày 10/1 tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Thương mại nội khối ở mức thấp
Theo ông Aladdin D. Rillo, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế ASEAN (Ban Thư ký ASEAN), ASEAN đang là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới, là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018 đạt khoảng 3 nghìn tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế của ASEAN đạt mức 5,4%, cao hơn trung bình toàn cầu khoảng 4%.
Trong thương mại, ASEAN cũng đang là nền kinh tế thương mại lớn thứ 4 trên thế giới về thương mại hàng hóa với tổng giá trị hơn 700 tỷ USD. Về đầu tư nước ngoài (FDI), tăng trưởng FDI tại ASEAN khoảng 4,4%, cao hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển khác, đưa ASEAN trở thành nền kinh tế tiếp nhận FDI lớn thứ 3 trên thế giới.
“Tuy nhiên, thương mại nội khối hiện nay lại chỉ chiếm khoảng 23% thương mại của khối, còn tương đối thấp so với các khu vực khác. Cường độ thương mại nội khối cũng giảm đáng kể trong vài năm gần đây”, ông Aladdin D. Rillo lưu ý.
Cùng quan điểm với ông Aladdin D. Rillo, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cũng cho rằng, quá trình hội nhập kinh tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên ASEAN, cho Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh căng thẳng thương mại, bảo hộ thương mại gia tăng.
Theo ông Phạm Quang Vinh, thương mại nội khối ASEAN hầu như không tăng lên trong nhiều năm qua. Dù khối lượng thương mại tăng lên nhưng phần trăm thương mại giữa các quốc gia ASEAN còn khá thấp.
Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) Vũ Hồ cho biết, tại các Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 và 35 vừa qua, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tái khẳng định cam kết đầu tư nội khối ASEAN. Năm 2017, các nước ASEAN cũng đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi đầu tư nội khối cho tới năm 2025, chuẩn bị tốt hơn cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Ông Aladdin D. Rillo, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế ASEAN và ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao tại Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Giải pháp nào cho ASEAN?
Để ASEAN đạt được mục tiêu tăng gấp đôi thương mại nội khối vào năm 2025, ông Aladdin D. Rillo cho rằng, thương mại nội khối ASEAN cần đạt được tốc độ tăng trưởng 9,1% trung bình hàng năm.
Theo đó, ông Aladdin D. Rillo đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng thương mại nội khối trong ASEAN: tập trung, nghiên cứu thêm các nhóm sản phẩm có giá trị thương mại cao; tăng cường hội nhập tài chính để hỗ trợ thương mại; tiếp tục thúc đẩy thương mại ASEAN dựa trên luật lệ…
“Thúc đẩy thương mại đầu tư nội khối là một nhiệm vụ khó khăn đối với ASEAN. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường sự hội nhập kinh tế thương mại thông qua các sáng kiến mới như giảm thiểu thuế quan, các biện pháp thúc đẩy thương mại, hội nhập kinh tế trong và ngoài khu vực…”, ông Aladdin D. Rillo nhận định.
Bên cạnh đó, theo ông Aladdin D. Rillo, các nước ASEAN cũng cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, cải cách thể chế bởi đây cũng là những cấu phần lớn trong việc thúc đẩy Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cũng chỉ ra một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thương mại nội khối ASEAN.
Thứ nhất, cần cân nhắc về sự đa dạng thương mại giữa các quốc gia thành viên.
Thứ hai, từ năm 2010, đang có xu hướng hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN với các quốc gia bên ngoài thay vì nội khối ASEAN. Vì vậy, để thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường thương mại nội khối ASEAN, các nước thành viên ASEAN cũng cần cân nhắc đến các thách thức thương mại quy mô khu vực và toàn cầu.
Cuối cùng, cần cân nhắc đến tính bổ trợ và cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Các nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng – đây sẽ là nền tảng hợp tác trong tương lai. Do đó, ASEAN cần tiếp tục tận dụng tính bổ trợ giữa nền kinh tế của các quốc gia thành viên, tìm ra các lĩnh vực tiềm năng để đẩy mạnh thương mại nội khối.
“Chúng ta sẽ không thể đạt được những mục tiêu này nếu không có những biện pháp đủ mạnh mẽ và đủ tham vọng”, ông Vinh nhấn mạnh.
Hội thảo Cao cấp về Thúc đẩy thương mại – đầu tư nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” có sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký ASEAN 2020; Cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo Yong-Boo; Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách kinh tế Aladdin D.Rillo; Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển; Nguyên thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh; Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, cố vấn cao cấp ASEAN 2020; đại diện các Đại sứ quán ASEAN tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. |
| Thúc đẩy kinh tế nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng Sáng ngày 10/1 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Cao cấp về Thúc đẩy thương mại – đầu tư nội khối vì một ... |
| Khi ASEAN gắn chặt với chính sách thương mại châu Á TGVN. RCEP chính là minh chứng cho thấy ASEAN đã có những đóng góp thầm lặng và kiên định cho một trong những khu vực ... |
| ASEAN thảo luận vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội khối Ngày 3-4/4, tại Vientiane, các quan chức thương mại từ 10 nước thành viên ASEAN đã tham gia Hội nghị Ủy ban Tư vấn chung ... |