Nhỏ Bình thường Lớn

New York Times: Ám sát nhà khoa học Iran là 'ván bài' của Israel?

TGVN. Nhà khoa học nguyên tử hàng đầu của Iran là Mohsen Fakhrizadeh đã bị phục kích sát hại ngày 27/11 gần thủ đô Tehran. Chính quyền Tehran đã cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công và cố tình gây hỗn loạn trong khu vực.
Ám sát nhà khoa học Iran, Israel đang chơi 'ván bài' nào?
Vụ ám sát nhà khoa học Iran Mohsen Fakhrizadeh đã dấy lên làn sóng phẫn nộ tại quốc gia Hồi giáo này. (Nguồn: Reuters)

Trong một bài phân tích, tờ New York Times nhận định, sự việc này có thể là ván bài của Israel, trong đó đặt ra tình huống rằng nếu vụ sát hại này không thể đẩy lùi chương trình hạt nhân của Iran thì vụ việc này sẽ khiến thỏa thuận hạt nhân Iran "nổ tung".

Iran cáo buộc Mỹ và Israel đứng sau vụ việc

Trong thông cáo ngày 27/11, Bộ Quốc phòng Iran cho biết ông Mohsen Fakhrizadeh - 59 tuổi, lãnh đạo Phòng Nghiên cứu và Đổi mới của Bộ - đã không qua khỏi sau khi được nhập viện khẩn cấp.

Chiếc xe chở nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh - người "đóng vai trò quan trọng trong các tiến bộ quốc phòng Iran” - đã bị phục kích trên một đại lộ ở ngoại ô Tehran, sau khi dừng lại vì “một vụ tai nạn”. Đúng lúc xe của ông dừng lại, một chiếc xe chứa chất nổ bên kia đường đã nổ tung, sau đó nhiều tay súng xuất hiện và bắn xối xả vào xe.

Tin liên quan
Cha đẻ hạt nhân Iran bị sát hại trong một vụ phục kích táo tợn Cha đẻ hạt nhân Iran bị sát hại trong một vụ phục kích táo tợn

Tổng thống Iran Hassan Rouhani ra thông cáo lên án “bàn tay tàn nhẫn” của Mỹ và “tay sai” Israel “đã vấy máu một người con của dân tộc”. Giới chính trị gia và quân sự Iran đồng loạt lên án vụ tấn công và thề báo thù.

Theo phóng viên Siavosh Ghazi (đài RFI) đưa tin từ Tehran: “Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng như chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf đều cáo buộc Israel nhúng tay vào vụ sát hại Mohsen Fakrizadeh bằng một cuộc tấn công được chuẩn bị rất tinh vi ở phía Bắc thủ đô Tehran".

Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Iran, Thiếu tướng Mohammad Bagheri ngày 27/11 đã cảnh báo về “sự trả thù tàn khốc” nhắm vào những kẻ ra tay tấn công và những người chịu trách nhiệm về vụ sát hại này.

RFI lưu ý rằng cách đây 2 năm, Thủ tướng Israel từng nhắc đến ông Mohsen Fakrizadeh khi khẳng định "mọi người phải nhớ đến tên của nhân vật này", ngầm cho rằng nhà khoa học Iran là mục tiêu tương lai của Israel.

Vụ sát hại Mohsen Fakrizadeh xảy ra 5 tháng sau vụ nổ ở khu hạt nhân Natanz, sự việc mà Tehran cũng đã cáo buộc Israel và Mỹ can dự. Tuy nhiên, phóng viên này nói rằng, các nhà lãnh đạo Iran không nêu rõ sẽ báo thù như thế nào cho cái chết của Mohsen Fakrizadeh - cha đẻ của chương trình hạt nhân Iran.

Ván bài nào của Israel?

Tờ New York Times dẫn lời giới chức tình báo Mỹ nhận định Israel đứng sau vụ việc này, một vụ việc ẩn chứa tất cả những dấu hiệu của một chiến dịch đã được Cơ quan tình báo Mossad của Israel "lên kế hoạch chính xác". Và Israel đã không làm gì để bác bỏ quan điểm này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lâu nay coi Iran là một mối đe dọa hiện hữu, đồng thời gọi nhà khoa học bị ám sát là kẻ thù số 1, có khả năng chế tạo một loại vũ khí có thể đe dọa một đất nước 8 triệu dân chỉ bằng một vụ nổ.

Tuy nhiên, New York Times cho rằng, ông Netanyahu có thể ấp ủ mưu đồ khác liên quan thỏa thuận hạt nhân Iran. Ngay sau khi có thêm nhiều kết quả bỏ phiếu cho thấy ông Joe Biden sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, Thủ tướng Netanyahu đã tuyên bố: "Không thể quay lại thỏa thuận hạt nhân trước kia".

Ông Netanyahu tin rằng chương trình phát triển hạt nhân bí mật của Iran vẫn đang tiếp tục dưới sự điều hành của nhà khoa học Fakrizadeh cho đến trước khi ông này bị sát hại và chương trình này sẽ không bị hạn chế sau năm 2030 - thời điểm mà những hạn chế của thỏa thuận hạt nhân Iran áp đặt đối với khả năng của nước này chế tạo nhiều nhiên liệu hạt nhân như mong muốn hết hiệu lực.

Bình luận trên mạng xã hội Twitter ngày 27/11, Mark Fitzpatrick - cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân - nói: "Lý do ám sát nhà khoa học Fakhrizadeh không chỉ nhằm cản trở khả năng chiến tranh của Iran mà còn nhằm cản trở tiến trình ngoại giao".

Tin liên quan
Vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran: Tehran nói về trách nhiệm của Israel; tình báo phương Tây úp mở về Vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran: Tehran nói về trách nhiệm của Israel; tình báo phương Tây úp mở về 'vỏ bọc' của ông Fakhrizadeh

Tờ New York Times nhận định, cả 2 lý do có thể đều đúng. Bất luận động cơ là gì thì ông Biden phải khôi phục tình hình chỉ trong 7 tuần. Câu hỏi đặt ra là liệu thỏa thuận hạt nhân mà Biden đã vạch ra, trong đó gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt hạt nhân mà chính quyền Trump áp đặt trong vòng 2 năm qua nếu Iran nghiêm túc quay trở lại những giới hạn hạt nhân đặt ra trong thỏa thuận hạt nhân 2015, có bị hủy hoại cùng với vụ ám sát nhà khoa học nói trên hay không.

Nếu Iran không đáp trả thì vụ ám sát nhà khoa học Iran coi như là một thành công, cho dù vụ việc này có thể đẩy chương trình hạt nhân của Iran phát triển bí mật hơn nữa. Còn nếu Tehran đáp trả, ông Trump sẽ có cớ để tiến hành một cuộc tấn công trả đũa trước khi rời nhiệm sở vào tháng 1/2021. Khi đó, ông Biden sẽ gánh chịu những vấn đề đau đầu hơn, không chỉ dừng lại ở câu chuyện về sự đổ vỡ của một thỏa thuận hạt nhân vốn chứa đựng nỗ lực ngoại giao của năm năm qua.

Tuy nhiên, đối với ông Trump, cả hai lựa chọn nói trên đều có vẻ ổn với đội ngũ chính sách đối ngoại sắp rời nhiệm sở của ông, vốn đang nỗ lực cản trở sự đảo ngược triệt để chính sách Iran mà chính quyền Trump triển khai trong vòng 4 năm qua.

Robert Malley, người đứng đầu Nhóm Khủng hoảng Quốc tế và là một trong những nhà đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, nhận định: “Mục tiêu của chính quyền Trump có vẻ rõ ràng, đó là tận dụng thời gian còn lại trước khi rời nhiệm sở để củng cố di sản của mình, đồng thời khiến người kế nhiệm khó nối lại chính sách ngoại giao với Iran và khó quay trở lại thỏa thuận hạt nhân".

Tuy nhiên, ông Malley cho rằng khó có thể "giết chết" con đường ngoại giao hoặc thỏa thuận hạt nhân, giải thích rằng Tehran vẫn đợi cho đến khi ông Biden chính thức lên nắm quyền tổng thống.

Trước đó, ông Biden đã khẳng định sẽ đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân mà Tổng thống Trump đã rút lui và coi đây là một trong những mục tiêu đầu tiên ở Trung Đông. Còn ông Jake Sullivan, người mới được chỉ định là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, khẳng định hôm 18/11 rằng nếu Tehran quay trở lại tuân thủ các nghĩa vụ của thỏa thuận mà họ đã vi phạm và sẵn sàng tiến tới các cuộc đàm phán tin cậy thì ông Biden sẽ sẵn sàng đáp lại và làm điều tương tự.

Vụ ám sát nhà khoa học Iran: Quốc tế đồng loạt lên tiếng, LHQ kêu gọi kiềm chế, Israel phản ứng khi bị nói là 'chủ mưu'

Vụ ám sát nhà khoa học Iran: Quốc tế đồng loạt lên tiếng, LHQ kêu gọi kiềm chế, Israel phản ứng khi bị nói là 'chủ mưu'

TGVN. Ngày 28/11, Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad đã cáo buộc Israel và "những người ủng hộ nước này" đứng sau vụ sát hại nhà ...

Thổ Nhĩ Kỳ lên án vụ sát hại nhà khoa học Iran, kêu gọi đưa kẻ liên quan ra công lý

Thổ Nhĩ Kỳ lên án vụ sát hại nhà khoa học Iran, kêu gọi đưa kẻ liên quan ra công lý

TGVN.Ngày 28/11, Thổ Nhĩ Kỳ lên án vụ ám sát tàn ác nhằm vào nhà khoa học về hạt nhân hàng đầu của Iran, cũng ...

Tình báo Mỹ: Israel đứng sau vụ ám sát nhà khoa học hàng đầu Iran

Tình báo Mỹ: Israel đứng sau vụ ám sát nhà khoa học hàng đầu Iran

TGVN. Tờ New York Times dẫn các nguồn tin trong cơ quan tình báo Mỹ cho biết cơ quan này cho rằng Israel đứng sau ...

(theo New York Times)

Tin cũ hơn

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị... Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ? Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng? Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?