TIN LIÊN QUAN | |
Mặt sau tờ ‘giấy phép’ hoãn 90 ngày của Mỹ, ‘đừng đùa với Huawei’ | |
Trung đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới |
Tranh chấp thương mại sẽ biến thành cuộc chiến công nghệ. (Nguồn: AP) |
Ông Trump đang “châm ngòi” cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” về công nghệ? TGVN. Các nhà phân tích cho rằng, lệnh cấm đối với “gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc” Huawei của Chính quyền Tổng thống Donald Trump ... |
Cụ thể, mức thuế quan trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang “tấn công” các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc. Trong khi đó, tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent đang lo sợ, tranh chấp thương mại sẽ biến thành cuộc chiến công nghệ giữa hai nước.
Tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dường như đã gần đạt được thỏa thuận - cho đến khi những hy vọng đó bị tan vỡ vào đầu tháng này.
Mỹ tuyên bố sẽ tăng thuế đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 10% lên 25% vào ngày 10/5. Bắc Kinh đã đáp trả vài ngày sau đó với mức thuế từ 5% đến 25% đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD Mỹ và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6.
Các mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trở nên xấu đi bởi sự leo thang của chiến tranh thương mại này. Mới đây, AmCham Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với gần 250 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc về vấn đề tăng thuế mới nhất của Tổng thống Mỹ.
Theo khảo sát, gần 3/4 (74,9%) nhận thấy, điều này đang có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của họ. “Các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc cho rằng, những điều tiêu cực từ thuế quan của chiến tranh thương mại là quá rõ ràng. Nó làm tổn thương khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ tại Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc dường như cũng làm cho hoạt động kinh doanh của trở nên khó khăn hơn”, đại diện AmCham nói.
Khoảng một phần năm trong số người được khảo sát cho biết, họ đã phải trải qua các cuộc kiểm tra gia tăng và làm thủ tục hải quan chậm hơn khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Trong số những người tham gia khảo sát, 61,6% liên quan đến sản xuất, 25,5% trong lĩnh vực dịch vụ, 3,8% là trong bán lẻ và phân phối và 9,6% đến từ các ngành công nghiệp khác.
Theo khảo sát chung của AmCham, tác động lớn nhất của thuế quan là tăng chi phí sản xuất và giảm nhu cầu của người tiêu dùng đối với một số sản phẩm nhất định.
Bên cạnh đó, thuế quan cũng tác động đến các chỉ số về niềm tin kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trên toàn cầu, tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường thế giới và các chuỗi cung ứng quốc tế.
Khi được hỏi về giải pháp, khoảng 35% số người được hỏi đang cơ cấu lại các hoạt động tại Trung Quốc để tiếp cận thị trường địa phương bằng cách tăng nguồn cung ứng hoặc sản xuất trong nước. Khoảng 30% cho biết, họ đang trì hoãn hoặc hủy bỏ các quyết định đầu tư ở Trung Quốc. Chỉ 10% trong số các doanh nghiệp sẽ dự định sẽ nộp đơn xin loại trừ thuế quan của Trung Quốc và 15,1% cho biết, họ sẽ xin miễn thuế từ thuế quan của Mỹ. Một số khác nói, họ đã trì hoãn đầu tư vào Trung Quốc và “tính kế” khác vì căng thẳng thương mại.
Cũng trong “tâm bão” chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent "đứng ngồi không yên".
Theo người đứng đầu tập đoàn công nghệ Tencent Pony Ma, Tổng thống Trump đã biến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc thành trung tâm của tranh chấp. Nhưng sự bất đồng cũng nằm ở các khiếu nại của Mỹ về yêu cầu chuyển giao công nghệ bắt buộc và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung Huawei và các chi nhánh của tập đoàn này vào danh sách đen. Điều này sẽ khiến các công ty Mỹ gặp khó khăn hơn trong việc kinh doanh với "gã khổng lồ viễn thông" Trung Quốc. Và ngược lại, Huawei cũng bị cản trở trong việc mua thiết bị tại Mỹ.
“Trước sự cố Huawei với Mỹ trong trạng thái không chắc chắn, chúng tôi luôn lo ngại về việc cuộc chiến thương mại sẽ phát triển thành cuộc chiến khoa học và công nghệ. Nếu điều này thành sự thật, cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng ít - nhiều đến chúng tôi”, ông Pony Ma nói.
Mặt sau tờ ‘giấy phép’ hoãn 90 ngày của Mỹ, ‘đừng đùa với Huawei’ TGVN. “Giấy phép” hoãn một lệnh cấm trong 90 ngày, được cho là minh chứng cho thấy tầm ảnh hưởng thực tế không hề nhỏ ... |
Khi Huawei trở thành 'tâm điểm' chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Việc Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen không chỉ ảnh hưởng đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mà còn tác động trực ... |
Trung đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới Thương mại chỉ là một phần trong các vấn đề tranh chấp giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, trải rộng từ ... |