‘Thung lũng Mặt trời’ khiến 'sa mạc nở hoa' và đưa Israel thành cường quốc năng lượng?

Gia Tân
Thung lũng sử dụng năng lượng liên quan đến ánh sáng Mặt trời được khởi động vào năm 2014 với ước tính 3 tỷ USD và có đóng góp đáng kể vào cam kết bảo vệ môi trường của Nhà nước Israel.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cách đây hơn 60 năm, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion từng đề cập đến tầm nhìn “làm sa mạc nở hoa”. Lúc đó, chắc hẳn ông cũng không nghĩ rằng có lúc sáng kiến này đã biến thành các dự án hàng tỉ USD. Sáng kiến này là sự kết hợp của ba công trình: nhà máy điện mặt trời khổng lồ; tháp năng lượng mặt trời cao nhất thế giới và nhà máy xử lý nước thải.

‘Thung lũng Mặt trời’ khiến 'sa mạc nở hoa' và đưa Israel thành cường quốc năng lượng?
David Ben-Gurion là Thủ tướng đầu tiên trong thời kỳ phục quốc của Israel, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hiến pháp ở quốc gia này. (Ảnh: Britannica)

Ba công trình này chỉ đều nằm gần một khu dân cư chỉ vọn vẹn có 500 người tại sa mạc Negev, Israel. Hai trong số ba dự án được đặt cạnh nhau trong một khu phức hợp năng lượng mặt trời có tên là Ashalim.

Negev là khu vực kết hợp sa mạc đá, bao quanh bởi bụi, đồi núi khô cằn. Nhiệt độ đỉnh điểm có lúc lên đến 46 độ C, và khu vực này chiếm hơn 50% diện tích lãnh thổ của Israel với khoảng 12.000 km2.

Các dự án được khởi xướng sau khi Chính phủ Israel đặt kế hoạch có được nguồn năng lượng tái tạo đóng góp đến 10% sản xuất điện vào năm 2020.

Thay đổi cuộc chơi trong thị trường năng lượng

Dự án thứ nhất là nhà máy nhiệt điện mặt trời của Negev Energy. Đây là dự án năng lượng tái tạo lớn nhất của Israel với diện tích khoảng 4km2. Nhà máy điện mặt trời được tạo thành từ 28.000 tấn thép và khoảng 500.000 gương parabol thu ánh sáng để chuyển hóa thành năng lượng. Trị giá nhà máy điện kể trên có giá lên đến 1.1 tỷ USD.

Với sản lượng được bán trực tiếp cho Tập đoàn Điện lực Israel, nhà máy có công suất 121 MW sẽ cung cấp năng lượng sạch, tái tạo cho hơn 60.000 hộ gia đình. Khi hoạt động hết công suất, nhà máy sẽ giúp giảm khoảng 245.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm, tương đương với việc cắt giảm 50.000 phương tiện lưu thông.

Nhà máy được hỗ trợ bởi một trong những hệ thống lưu trữ muối nóng chảy lớn nhất trên thế giới, cho phép lưu trữ và cung cấp thêm 4,5 giờ năng lượng sạch với công suất tối đa mỗi ngày ngay cả sau khi mặt trời lặn hoặc trong khi bầu trời nhiều mây, cho phép hoạt động có thể tăng lên đến 18 giờ mỗi ngày.

Quang cảnh từ trên cao của dự án Negev Energy.. (Nguồn: nocamels.com)
Quang cảnh từ trên cao của dự án Negev Energy. (Nguồn: nocamels.com)

Giám đốc điều hành của Negev Energy, Didi Paz nói với NoCamels rằng nhà máy sử dụng công nghệ đổi mới tiên tiến đến mức nó có thể thay đổi cuộc chơi trong thị trường năng lượng.

“Giống như Thung lũng Silicon ở California, chúng tôi là Thung lũng Mặt trời của Israel”, Paz so sánh vị thế của các cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời khi trả lời phỏng vấn với NoCamels.

“Negev Energy độc đáo ở chỗ dự án này có thể mang lại hệ thống lưu trữ năng lượng cho Israel” Paz nói với NoCamels. Ông tuyên bố: “Đây là lần đầu tiên công nghệ của Israel có thể lưu trữ năng lượng, bổ sung vào một phần không thể thiếu trong quy trình năng lượng mặt trời”.

‘Thung lũng Mặt trời’ khiến 'sa mạc nở hoa' và đưa Israel thành cường quốc năng lượng?

Nguồn điện mà dự án tạo ra lên đến 121 MW, có thể cung cấp cho hơn 60.000 hộ gia đình, giảm khoảng 245.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

Dự án Negev Energy là công ty con 50% của Tập đoàn Shikun & Binui của Israel. Hai chủ sở hữu còn lại là Quỹ đầu tư Noy và TSK - một công ty Tây Ban Nha chuyên về các dự án chìa khóa trao tay cho các nhà máy phát điện năng lượng. Dự án chìa khóa trao tay là dự án được lắp đặt và thiết kế, sau đó sang nhượng cho công ty khác.

Chủ tịch Pinchas (Pini) Cohen của Negev Energy cũng là chủ tịch của Quỹ Noy, và trước đây từng là chủ tịch và Giám đốc điều hành của Châu Phi Israel, một tập đoàn đầu tư quốc tế, đồng thời là chủ tịch của một số công ty đầu tư và bất động sản hàng đầu nổi tiếng nhất ở Israel.

Dự án thứ hai là Nhà máy Năng lượng Mặt trời Megalim, được xây dựng trên diện tích gần 3km2, bao gồm 50.000 gương định nhật hút ánh sáng mặt trời; bộ lưu trữ nhiệt (bao gồm cả nồi hơi) để đun muối tạo nhiệt chuyển hóa năng lượng và các hệ thống điều khiển giám sát và hậu cần và một tháp năng lượng mặt trời khổng lồ cao 260m.

Dự án này có chi phí ước tính là 800 triệu USD. Dự án đã đi vào sản xuất vào tháng 9/2019, sản xuất 320 GWhr/năm và có thể cung cấp điện cho 120.000 ngôi nhà.

Quỹ Noy cũng là một phần của tập đoàn đã thắng thầu nhà máy điện mặt trời Megalim. Hai thành viên còn lại là tập đoàn năng lượng BrightSource có trụ sở tại California và GE Renewable Energy, công ty con của General Electric.

Tháp mặt trời của Megalim Solar Power. (Nguồn: Albatross)
Tháp mặt trời của Megalim Solar Power. (Nguồn: Albatross)

Giám đốc điều hành của Megalim Solar Power, Eran Gartner, tuyên bố với Associated Press vào năm 2017 rằng dự án “là cơ sở xây dựng đơn lẻ quan trọng nhất trong cam kết của Israel về giảm CO2 và năng lượng tái tạo”.

Megalim được mô phỏng theo dự án tháp năng lượng Mặt trời tập trung lớn nhất thế giới, hệ thống phát điện năng lượng Mặt trời Ivanpah, một nhà máy có công suất 390 MW ở California và đang xem xét mở rộng dự án bao gồm một tòa tháp thứ hai và hệ thống lưu trữ muối nóng chảy, tương tự như máy móc được Negev Energy chế tạo.

Đây là tháp Mặt trời lớn nhất thế giới trước khi bị tháp năng lượng Mặt trời cao 262,44m tại Công viên năng lượng Mặt trời Mohammed bin Rashid Al Maktoum ở Dubai “qua mặt”.

Cả Megalim và Negev Energy được xây dựng theo mô hình BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao), theo đó, sau khi xây dựng và 25 vận hành, dự án sẽ được trao lại cho quốc gia.

Mô hình mẫu nhận ánh sáng mặt trời của tháp năng lượng mặt trời cao 262m tại Dubai. (Nguồn: Construction Review Online)
Tháp năng lượng mặt trời cao 262,44m tại tại Dubai. (Nguồn: Construction Review Online)

Dự án thứ ba là một nhà máy năng lượng Mặt trời 35 MW dựa trên việc sử dụng pin Mặt trời để tạo ra năng lượng điện. Sáng kiến này được đưa ra với khoản đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu USD và được biết đến với tên gọi Dự án Ashalim SUN. Đây cũng là dự án hoàn thành nhanh nhất và trước thời hạn vào tháng 12/2017.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, chính phủ Israel đã cho xây dựng một cơ sở xử lý nước nhằm hỗ trợ các công ty xử lý năng lượng Mặt trời với Nhà máy khử khoáng và xử lý nước thải đồng phát Ramat Hanegev và xây dựng cơ sở hạ tầng xung quanh các khu phức hợp.

Tích cực và hạn chế

Có thể thấy, các dự án kể trên xuất phát từ việc cung ứng nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Thông qua những dự án này, hàng nghìn người dân địa phương có việc làm ổn định vì quy trình vận hành cần nhiều nhân công ở các hạng mục.

Ngoài ra, việc các dự án đi vào quy hoạch sẽ giúp thúc đẩy du lịch và quy hoạch môi trường một cách bài bản. Về du lịch, Paz nói: “Khách du lịch sẽ hoàn toàn có thể thưởng thức cảnh tượng kỳ vĩ, ngắm nhìn chúng từ trên cao”.

Trong khi đó, Hội đồng khu vực Ramat Hanegev, “chủ nhà” của 2 trong 3 dự án kể trên cho biết họ đang chuẩn bị nguồn lực để thu hút sự chú ý của khách du lịch và lắp đặt “các điểm ngắm cảnh và chỗ ở trong khu vực cho các đoàn khách và các nhóm du lịch đến thăm”. Nếu việc này trở thành sự thật, những chuyển biến đối với khu vực là rất lớn với cả những khu vực lân cận, bởi sẽ có nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng kèm theo.

Về mặt hạn chế, có những lo ngại về việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên. Dầu vậy, ông Paz cho rằng các dự án tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, nhưng chúng vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường quốc tế tiên tiến và hướng đến sự phát triển bền vững, bằng cách sử dụng nước từ nhà máy khử muối và tái chế dầu tải nhiệt do gương tiết ra.

Israel có thể không được coi là quốc gia dẫn đầu về năng lượng tái tạo, nhưng với những dự án này và những dự án trong tương lai, quốc gia này có thể đang trên đường trở thành một cường quốc về năng lượng.

OPEC+ cắt giảm sản lượng: Ngành năng lượng bất ngờ, chuyên gia nói giá dầu sẽ tăng 10 USD/thùng

OPEC+ cắt giảm sản lượng: Ngành năng lượng bất ngờ, chuyên gia nói giá dầu sẽ tăng 10 USD/thùng

Ngày 2/4, các nước sản xuất dầu khác thuộc nhóm Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, hay ...

'Nóng mặt' vì các cuộc tập trận liên tiếp của Mỹ-Hàn, Triều Tiên cảnh báo về 'thùng thuốc nổ'

'Nóng mặt' vì các cuộc tập trận liên tiếp của Mỹ-Hàn, Triều Tiên cảnh báo về 'thùng thuốc nổ'

Ngày 6/4, Triều Tiên đã chỉ trích mạnh mẽ cuộc tập trận chung mới nhất giữa Hàn Quốc và Mỹ, đồng thời tuyên bố sẽ ...

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Liên hợp quốc 'bó tay’, khả năng Nga được đền bù thiệt hại?

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Liên hợp quốc 'bó tay’, khả năng Nga được đền bù thiệt hại?

Liên hợp quốc hiện “chưa có khả năng xác minh khiếu nại liên quan đến sự cố đường ống dẫn khí đốt Nord Stream (Dòng ...

Đức sẵn sàng là đối tác tin cậy và có năng lực cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam

Đức sẵn sàng là đối tác tin cậy và có năng lực cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam

Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Vũ Quang Minh nhấn mạnh, Việt Nam rất cần sự hợp tác và hỗ trợ của các đối ...

UNDP ước tính thiệt hại với ngành năng lượng Ukraine, Kiev mong được hỗ trợ thêm

UNDP ước tính thiệt hại với ngành năng lượng Ukraine, Kiev mong được hỗ trợ thêm

Theo đánh giá mới của đây của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại đối với ...

(theo no camels.com)

Đọc thêm

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động