Thượng đỉnh G20 ra tuyên bố, Đức nói tín hiệu tốt, Tổng thư ký LHQ nói 'hy vọng dang dở'

Việt Hà
Ngày 31/10, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thủ đô Rome, Italy, đã bế mạc sau hai ngày làm việc và ra Tuyên bố chung nêu bật kết quả cụ thể đạt được trên 3 chủ đề trọng tâm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh G20 ra tuyên bố, Đức nói tín hiệu tốt, Tổng thư ký LHQ nói 'hy vọng dang dở'
Một số bức ảnh chụp Thượng đỉnh G20 trong hai ngày 30-31/10. (Nguồn: G20)

Trên lĩnh vực y tế, Tuyên bố khẳng định, tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất chống lại đại dịch Covid-19, tái khẳng định quyết tâm mở rộng quy mô miễn dịch để mang lại lợi ích chung trên toàn cầu.

Các nước G20 nỗ lực đảm bảo quyền tiếp cận kịp thời, bình đẳng và bao trùm đối với các loại vaccine Covid-19, phương pháp điều trị và chẩn đoán cho các nước thu nhập trung bình và thấp.

Đặc biệt, các nhà lãnh đạo G20 cam kết phấn đấu đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022 với sự giám sát của bộ trưởng y tế các nước thành viên.

Liên quan cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Hội nghị tái khẳng định cam kết duy trì nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2°C và nỗ lực giới hạn trên 1,5°C vào giữa thế kỉ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Các nước G20 khẳng định nỗ lực huy động 100 tỷ USD/năm đến năm 2025 để hỗ trợ các nước đang phát triển; tích cực huy động các nguồn tài chính công và tư để hỗ trợ phát triển năng lượng xanh, bền vững và bao trùm, sớm chấm dứt việc tài trợ cho việc sản xuất điện từ than.

Trên lĩnh vực kinh tế, Tuyên bố nhận định kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi nhưng còn khá chênh lệch giữa các nước và tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, đặc biệt là nguy cơ xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Hội nghị ghi nhận bước tiến “lịch sử” khi các nước G20 đều thể hiện sự ủng hộ “rộng rãi và xuyên suốt” về mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia. Được thông qua sau nhiều năm đàm phán, chính sách thuế này khi được áp dụng sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến những gã khổng lồ về công nghệ trên thế giới.

Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc thống nhất mức thuế tối thiểu sẽ giúp bổ sung khoảng 125 tỷ USD vào ngân sách các nước.

Bên cạnh những chủ đề đa phương, các bên tham dự Hội nghị cũng đạt được một số thỏa thuận song phương, trong đó, đáng chú ý là thỏa thuận giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về dỡ bỏ việc áp thuế đối với sản phẩm thép và nhôm của nhau.

Ngoài ra, Hội nghị còn là nơi góp phần giải tỏa tình trạng căng thẳng nổi lên trong một số cặp quan hệ như giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU hay giữa Pháp với Mỹ và Anh.

Với những kết quả đạt được như trên, Hội nghị được đánh giá thành công trong việc củng cố chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó với những vấn đề đã và đang đặt ra thách thực sự đối với tương lai nhân loại.

Phản ứng về kết quả Hội nghị G20, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 31/10 cho rằng, thỏa thuận đạt được tại hội nghị về hạn chế tình trạng Trái đất nóng lên là “tín hiệu tốt” cho hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) tổ chức tại Scotland.

Phát biểu với báo chí bên lề hội nghị G20, bà Merkel hoan nghênh cam kết dừng cung cấp tài chính cho các dự án hoạt động bằng than và cho rằng, lãnh đạo các nước phải giải quyết tác động của việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác đối với châu Phi.

Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres bày tỏ thất vọng vì các nhà lãnh đạo G20 đã không đưa ra được những cam kết hoặc chi tiết cụ thể về việc làm thế nào để đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ông Guterres viết trên trang Twitter: “Tôi rời khỏi Rome với những hy vọng dang dở, nhưng ít nhất thì chúng cũng không bị chôn vùi”.

Ảnh ấn tượng tuần 25-31/10: Tổng thống Nga quyết định cấp khí đốt cho EU, Thượng đỉnh G20, Covid-19 và triển lãm tang lễ quốc tế

Ảnh ấn tượng tuần 25-31/10: Tổng thống Nga quyết định cấp khí đốt cho EU, Thượng đỉnh G20, Covid-19 và triển lãm tang lễ quốc tế

Tổng thống Nga làm việc với ngành năng lượng trong nước, quyết định cấp khí đốt cho EU, các nhà lãnh đạo thế giới hội ...

G20: WHO hoan nghênh sáng kiến của Nga về công nhận chéo vaccine Covid-19

G20: WHO hoan nghênh sáng kiến của Nga về công nhận chéo vaccine Covid-19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao sáng kiến của Nga về đề xuất sớm công nhận chéo vaccine ...

(theo Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân tổ chức nhiều hoạt động ngày Thương binh - Liệt sĩ

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân tổ chức nhiều hoạt động ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhiều đơn vị hải quân đã tổ chức hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, tri ân các anh hùng liệt sĩ, gia đình chính sách, người có công với cách ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hai ngày 25-26/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã tổ chức lễ viếng và mở sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
XSMN 28/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. xổ số hôm nay 28/7

XSMN 28/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. xổ số hôm nay 28/7

XSMN 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Nam Chủ nhật ngày 28/7/2024. KQSXMN. SXMN 28/7. xổ số hôm nay 28/7. Kết quả xổ số ngày 28 tháng ...
XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc Chủ Nhật ngày 28/7/2024. SXMB 28/7. xổ số hôm nay 28/7. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ Nhật
XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7 - xổ số hôm nay 28/7. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 28 tháng 7 năm 2024. KQSXMT. SXMT 28/7. XSMT ...
Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Hạm đội phương Bắc thông báo một tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh tối tân ngày 26/7 đã cập cảng Algeria thực hiện cuộc 'chuyến thăm công ...
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động