Nhỏ Bình thường Lớn

Thượng đỉnh Helsinki

Sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Trump giờ đây chuyển hướng sang Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc tiếp xúc cấp cao trong tháng này có thể tạo ra nền tảng cho một số hành động cụ thể để lắng dịu căng thẳng song phương. Họ có thể đưa ra các hành động mạnh mẽ bất ngờ để ổn định quan hệ.
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi thuong dinh tai helsinki ​Nhà Trắng đang chuẩn bị cho thượng đỉnh Mỹ - Nga
hoi nghi thuong dinh tai helsinki ​Mỹ tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo ở Đông Bắc Á

Nhiều người cho rằng hội nghị thượng đỉnh theo kế hoạch vào ngày 16/7 tới tại Helsinki (Phần Lan) giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng nhiệm Vladimir Putin sẽ không dẫn đến bất kỳ bước đột phá nào trong quan hệ hai nước. Thực tế sự kiện này có thể diễn ra đã được coi là một thành công, trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng.

Kỳ vọng một hành động mạnh mẽ?

Hiện không thể phủ nhận hoàn toàn khả năng 2 tổng thống đưa ra hành động mạnh mẽ để giảm bớt căng thẳng song phương. Cả 2 nhà lãnh đạo đều có một loạt vấn đề nóng cần thảo luận và giải quyết nếu có thể. Các vấn đề này bao gồm cuộc nội chiến Syria, sự thù địch ở miền Đông Ukraine, con đường dẫn tới tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên, kiểm soát vũ khí, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, mối đe dọa của Nga với các nước Baltic và hành động củng cố quân đội của NATO để phản ứng trước mối đe dọa đó, vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal và vấn đề quan trọng và cấp bách nhất với Nga - gỡ bỏ hay lắng dịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thoạt nhìn, có vẻ như không nhà lãnh đạo nào sẽ tiến hành hành động mà có thể bị các cử tri trong nước coi là yếu kém về mặt chính trị hay là sự nhượng bộ không cần thiết. Tổng thống Trump đang đối mặt với sự chỉ trích của truyền thông chính thống tại Mỹ (và chủ yếu ở phương Tây), cũng như các chính trị gia tại Mỹ vốn không ưa gì Nga. Ông đang bị các nhà chỉ trích và những người phản đối cho là quá “mềm mỏng” với Nga.

hoi nghi thuong dinh tai helsinki
Tổng thống Donald Trump (bên phải) và Vladimir Putin. (Nguồn: EPA)

Mặc dù Tổng thống Putin không gây ra nhiều quan ngại cho người dân trong nước nhưng ông cũng không thể hoàn toàn phớt lờ thực tế rằng trong nhiều năm qua, truyền thông và các chính khách Nga đã nhìn Mỹ và phương Tây bằng cái nhìn tiêu cực.

Ông sẽ không muốn thể hiện sự mâu thuẫn hay do dự trong các quyết định hay phương cách lãnh đạo để đối đầu với các đối thủ phương Tây của Nga mà trong đó Mỹ rõ ràng là đối thủ quan trọng nhất. Thứ hai, việc đầu hàng trước sức ép của Mỹ trong một số vấn đề gây chia rẽ Nga và Mỹ trong hội nghị sắp tới sẽ đẩy ông Putin vào vị thế khó khăn. Nhiều người cho rằng nội các Nga và các thành viên trong giới quân đội và an ninh sẽ hoài nghi về bất kỳ hành động nào của ông Putin mà có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Nga hay làm suy yếu vị thế quân đội nước này trong tương quan với Mỹ.

Lý do bình thường hóa quan hệ

Tuy nhiên, cả hai Tổng thống đều có các động cơ mạnh mẽ để bình thường hóa và ổn định quan hệ. Sau hội nghị chưa từng có tiền lệ tại Singapore với ông Kim Jong-un hôm 12/6, Tổng thống Trump chắc chắn có mong muốn đảm bảo rằng cuộc gặp với Tổng thống Putin sẽ đạt được thành công nhất định. Tổng thống Trump sẽ được định hướng bởi các yếu tố sau:

Theo quan điểm của ông, quan hệ kinh doanh và kinh tế/thương mại là các vấn đề quan trọng nhất và dường như được ưu tiên hơn các quan hệ chính trị, an ninh và quan hệ truyền thống. Sự mất cân bằng thương mại - ngay cả với các đồng minh - càng lớn, sự cần thiết phải sửa đổi quan hệ song phương càng cao.

Trong vấn đề này, Tổng thống Trump đã liên tục chỉ trích Đức, một đồng minh thân cận, vì sự mất cân bằng thương mại với Mỹ và vì không chia sẻ các nỗ lực phòng thủ chung trong NATO. Ông cũng tiến hành hành động chống lại sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặt khác, tổng kim ngạch thương mại của Nga với Mỹ năm 2017 chưa đầy 24 tỷ USD, với cán cân nghiêng về Nga chỉ là 10 tỷ USD, theo số liệu của Cục Điều tra dân số Mỹ. Như vậy, Nga không được coi là đang “lợi dụng” Mỹ.

Lợi điểm của Nga

Thứ hai, Nga vẫn luôn được Tổng thống Trump coi là đồng minh vô giá và không thể thiếu để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông đã nhiều lần nhắc đến vấn đề này kể từ khi nhậm chức cũng như trong chiến dịch tranh cử.

Thứ ba, Nga là quốc gia duy nhất có đủ vũ khí hạt nhân để phá hủy hay vô hiệu hóa Mỹ. Đây là một thực tế mà các nhà tiền nhiệm của ông vẫn luôn thừa nhận. Do vậy, ông cũng không thể phớt lờ thực tế này.

Đối với Tổng thống Putin, việc ổn định và bình thường hóa quan hệ với Mỹ nằm trong lợi ích của Nga. Về cơ bản, Nga đang ở thế yếu hơn so với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng, cả trong lĩnh vực quân sự và kinh tế, và ông Putin biết rõ thực tế này. Hơn nữa, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ bị Moscow coi là “đối thủ chính” và nếu căng thẳng trong quan hệ hiện nay có thể được lắng dịu và bình thường hóa, đó sẽ là “niềm tự hào” của ông Putin.

Việc lắng dịu căng thẳng với Mỹ có thể khiến bầu không khí chính trị thuận lợi cho việc gỡ bỏ dần dần các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU. Điều đó vẫn là mục tiêu trước mắt của Nga.

Hơn nữa, trong các phát biểu quan trọng trước và sau khi tái đắc cử, ông Putin nhấn mạnh rằng ông sẽ tập trung sức lực vào các vấn đề phát triển trong nước trong nhiệm kỳ hiện tại và xét theo khía cạnh đó, quan hệ ổn định và bình thường hóa với Mỹ và phương Tây sẽ xóa bỏ rào cản lớn trong việc thực thi kế hoạch này.

Bất chấp những nghi ngờ từ các thành viên trong giới quân đội và an ninh, Tổng thống Putin vẫn là nhà lãnh đạo tối cao trong chính trường, được củng cố bởi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3/2018 và ông được cho là sẽ gạt sang một bên bất kỳ hoài nghi nào về cách tiếp cận của ông với Mỹ.

 

(theo Eurasia Review)

Tin cũ hơn

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Quốc phòng gây bất ngờ, hai nhân tố then chốt cho chiến lược Trung Đông 'lộ mặt' Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Quốc phòng gây bất ngờ, hai nhân tố then chốt cho chiến lược Trung Đông 'lộ mặt'
Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí
Trung Đông: Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa 'đánh' tới mỏ dầu Iran Trung Đông: Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa 'đánh' tới mỏ dầu Iran
Điểm tin thế giới sáng 13/11: Thượng đỉnh Arab-Hồi giáo thúc đẩy vấn đề Palestine, Indonesia có thể mua vũ khí Trung Quốc, BRICS thêm đối tác Điểm tin thế giới sáng 13/11: Thượng đỉnh Arab-Hồi giáo thúc đẩy vấn đề Palestine, Indonesia có thể mua vũ khí Trung Quốc, BRICS thêm đối tác
Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép
Nga-Trung ca ngợi 'mối tình' bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên Nga-Trung ca ngợi 'mối tình' bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên
Tàu chiến mới nhất của Nga xuất hiện ở eo biển Manche Tàu chiến mới nhất của Nga xuất hiện ở eo biển Manche
Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29 Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29
Hậu Bầu cử Mỹ 2024: Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời 'Trump 2.0' Hậu Bầu cử Mỹ 2024: Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời 'Trump 2.0'
Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo? Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?
Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ
Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước 'nở rộ' Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước 'nở rộ'