Giáo sư Gs.Carl Thayer: “Lợi ích lớn nhất chính là việc giúp tái khẳng định sự đúng đắn về đường lối đối ngoại của Chính phủ Việt Nam "đa dạng hóa, đa phương hóa" và sẵn sàng "làm bạn với tất cả". (Ảnh: NewYork Times |
Thật vậy, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố địa điểm tổ chức cuộc gặp lần hai giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong Thông điệp Liên bang năm 2019 hôm 5/2 và cho biết sự kiện sẽ diễn ra trong hai ngày 27-28/2, báo chí quốc tế đã đồng loạt đăng bài ở những vị trí quan trọng đưa tin về sự kiện này.
Khỏi phải nói, giới chính trị gia và nhân dân toàn cầu quan tâm đến sự kiện này như thế nào, vì đây được đánh giá là cuộc hẹn hò “thế kỷ”. Bởi kết quả của cuộc gặp gỡ này sẽ là những quyết định về số phận của bán đảo Triều Tiên phát triển hay thụt lùi, cũng như các vấn đề cho một nền hòa bình, an ninh không có hạt nhân hóa.
Theo Gs. Carl Thayer, một nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam đã đưa nhận định của mình trên tờ New York Times như sau: Việc chọn lựa vì những lý do thực tế, khi tất cả các bên có lợi ích, họ đều coi trọng khả năng của Việt Nam trong việc cung cấp một môi trường an ninh chất lượng cao cho hội nghị".
Khi được hỏi, lợi ích to lớn của nước chủ nhà trong cuộc gặp thượng đỉnh này ra sao? GS. Carl Thayer cũng đã thẳng thắn, “tôi cho rằng, lợi ích lớn nhất của Việt Nam chính là việc giúp tái khẳng định sự đúng đắn về đường lối đối ngoại của Chính phủ Việt Nam "đa dạng hóa, đa phương hóa" và sẵn sàng "làm bạn với tất cả". Qua đó, cũng đem lại rất nhiều lợi ích to lớn cho nhân dân Việt Nam”.
Anh Nguyễn Huy Vũ: “Yên ổn và thịnh vượng, chính là yếu tố để đưa hình ảnh Việt Nam trở thành biểu tượng của hòa bình đối với bạn bè năm Châu” (Ảnh- Bảo Lan |
Kết quả như thế nào, họ (Mỹ - Triều) cũng đã chọn Việt Nam là nơi hẹn gặp. Đây chính là cơ hội cực lớn không chỉ để thay đổi từ tư thế đối đầu, đối kháng thành đối tác song phương giữa Mỹ - Triều. Mà còn cho thấy công tác ngoại giao đang lên ngôi, yên ổn và thịnh vượng cho cả đôi bên là mục đích lớn lao, ông Nguyễn Huy Vũ, một chuyên viên truyền thông nhân định.Rõ ràng, việc cải cách những thể chế hành chính, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải thiện các vấn đề ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia sâu rộng vào các Hiệp định Thương mại tự do, trở thành thành viên của tổ chức Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho hòa bình thế giới và tăng cường an ninh, ổn định chính trị… Những yếu tố đó chính là những điều kiện tốt, để hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên chọn làm nơi gặp gỡ mang dấu ấn “Thiên niên kỷ” này và đưa hình ảnh Việt Nam trở thành biểu tượng của hòa bình đối với bạn bè năm Châu, ông Vũ chia sẻ thêm.
Anh Trần Đức Vinh: “Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ -Triều, chính là minh chứng hùng hồn với bạn bè một Việt Nam sẵn sàng làm bạn và tất cả vì hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu”. (Ảnh: Bảo Lan) |
Còn dưới góc nhìn của một nhà quản lý, doanh nhân Trần Đức Vinh, Giám đốc công ty Bảo vệ Bảo An cho rằng, cũng “không quá khó để khẳng định lý do Mỹ - Triều lại thống nhất cuộc gặp thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội. Bởi trước đây đã rất nhiều chính khách của các cường quốc như Thủ tướng Australia, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp… tất cả khi qua Việt Nam đều ấn tượng bởi sự hiếu khách của người dân Việt Nam, độ an toàn và an ninh cao”.
Bên cạnh đó, Thượng đỉnh Mỹ - Triều mang lại những lợi ích lớn cho Việt Nam không chỉ về mặt chính trị, khẳng định vị thế chính trị của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Đồng thời, với vai trò nước chủ nhà, Việt Nam không chỉ tạo điều kiện cho hai bên trao đổi, mà qua đó còn có cơ hội thúc đẩy quan hệ với hai nước. Đây chính là minh chứng hùng hồn với bạn bè một Việt Nam sẵn sàng làm bạn và tất cả vì hòa bình, thịnh vượng trên toàn cầu.
Theo anh Vinh, về mặt truyền thông Viêt Nam đang thắng lợi rất lớn, khi chúng ta có thể phải tốn hàng chục nghìn USD để lên được lên CNN trong ít phút, nhưng sự kiện này tự nhiên sẽ hút báo chí các nước, gồm cả các hãng lớn như CNN, đến đưa tin, giúp lan truyền rộng rãi hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ trở thành địa điểm được tin cậy, thường xuyên được lựa chọn.
Ông Lê Hoàng Thái: “Sự kiện sẽ tăng cường niềm tin và đem lại hiểu biết cho các nhà đầu tư nước ngoài, mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam”. (Ảnh: Bảo Lan) |
Là một người dân Tp. HCM, ông Lê Hoàng Thái (Q.6- Tp. HCM) cũng bày tỏ vui mừng khi Việt Nam chính là điểm chọn lựa của hai nhà lãnh đạo Mỹ -Triều. Ông nói “Sau việc tổ chức thành công sự kiện APEC đã gây tiếng vang lớn về hình ảnh một Việt Nam xinh đẹp, thân thiện và an toàn”.
Với ông Thái, một CEO hoạt động trong lĩnh vực máy móc thiết bị văn phòng đã về hưu, thì lạc quan hơn hẳn về kinh tế. Ông cho rằng, qua sự kiện này, đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp và người dân Viêt Nam. Chẳng hạn như các nhà đầu tư nước ngoài, họ mong muốn tìm được một thị trường đầu tư an toàn và mang tính lâu dài, nhưng trước đây họ không biết nhiều về Việt Nam nên e ngại, thì giờ họ tin tưởng hơn và tôi cho rằng, họ sẽ sớm đến Việt Nam.
Là một người cũng đã từng du học và quay về nước khởi nghiệp, anh James Duong, Tổng Giám đốc Dcorp R-Keeper Vietnam, lại có góc nhìn khác, khi anh đưa ra thông số khi có tới khoảng 20% dân số thế giới vẫn không hề biết về sự tồn tại của Việt Nam, hoặc nếu biết thì họ vẫn nghĩ rằng Việt Nam còn chìm trong chiến tranh & nghèo đói.
Anh James Duong: “Phải chuẩn bị gấp rút trong một thời gian ngắn cho cuộc gặp mang tính “thiên niên kỷ”, cũng khẳng định năng lực của Việt Nam trong sân chơi toàn cầu”. (Ảnh: Dcorp R-Keeper Vietnam) |
Và thông qua sự kiện này, truyền thông trên toàn thế giới đều nói về Việt Nam. Đó là sự bảo chứng cho một Việt Nam: Quan trọng - Hoà bình - Phát triển. Đồng thời, việc phải chuẩn bị gấp rút trong một thời gian ngắn cho cuộc họp quan trọng mang tính toàn cầu này, cũng khẳng định năng lực của chúng ta có khả năng tổ chức tốt và nhanh cho bất kì sự kiện ở quy mô nào.
Thông qua đây, một lần nữa, Việt Nam sẽ nằm trong danh sách để lựa chọn tổ chức các sự kiện Toàn cầu quan trọng trong tương lai. Với sự bảo chứng và quảng bá đó, trong ngắn hạn, chắc chắn lượng khách du lịch tới Việt Nam sẽ tăng vọt. Tiếp theo sẽ là các cơ hội tìm hiểu và hợp tác kinh tế của các cá nhân và công ty nước ngoài đến Việt Nam và từ đó thúc đẩy nền kinh tế chúng ta mạnh hơn và mở rộng hơn.