Nhỏ Bình thường Lớn

Thượng đỉnh NATO: Mỹ hé lộ sáng kiến tham vọng, quan hệ Mỹ-NATO sẽ sang trang, cứng rắn với Trung Quốc

Ngày 13/6, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ) sẽ diễn ra vào ngày 14/6 (giờ địa phương), Nhà Trắng cho biết, các quốc gia thành viên sẽ đưa ra hàng loạt sáng kiến “đầy tham vọng”.
Thượng đỉnh NATO: Mỹ hé lộ sáng kiến tham vọng, quan hệ Mỹ-NATO sẽ sang trang, cứng rắn với Trung Quốc
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi lãnh đạo các quốc gia thành viên trong khối xây dựng một chính sách chung mạnh mẽ hơn đối với một Trung Quốc đang ngày càng chiếm ưu thế. (Nguồn: Getty)

Theo Nhà Trắng, các sáng kiến này nhằm đảm bảo an ninh cho đến hết năm 2030 và những năm tiếp theo. Theo đó, 30 quốc gia thành viên sẽ nhất trí khôi phục “Khái niệm Chiến lược” của NATO, vốn sẽ định hướng cho “cách tiếp cận đối với môi trường chiến lược đang phát triển".

"Khái niệm Chiến lược" của NATO bao gồm những chính sách và hành động gây hấn của Nga; những thách thức do Trung Quốc đặt ra đối với an ninh, sự phồn thịnh và các giá trị chung của chúng ta; những mối đe dọa xuyên quốc gia như khủng bố, tấn công mạng và biến đổi khí hậu”.

Nhà Trắng cũng lưu ý, “Khái niệm Chiến lược” mới sẽ sẵn sàng được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO 2022.

Cùng ngày, phát biểu trước thềm Hội nghị, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi lãnh đạo các quốc gia thành viên trong khối xây dựng một chính sách chung mạnh mẽ hơn đối với một Trung Quốc đang ngày càng chiếm ưu thế.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBC của Canada, ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh, Trung Quốc có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất và đang đầu tư ồ ạt vào các trang thiết bị quân sự mới, qua đó "ảnh hướng tới an ninh của chúng ta".

Theo ông Stoltenberg, Trung Quốc không chia sẻ các giá trị của NATO, đề cập vấn đề Hong Kong, Tân Cương, cũng như việc "Bắc Kinh sử dụng công nghệ hiện đại để giám sát người dân theo cách mà chúng ta chưa bao giờ được chứng kiến".

Người đứng đầu NATO cho rằng: "Hiện trạng này khiến yêu cầu NATO phát triển một chính sách tăng cường liên quan đến Trung Quốc trở nên quan trọng".

Về quan hệ với Mỹ, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg mô tả Hội nghị thượng đỉnh NATO-Mỹ là "thời điểm quan trọng", nhằm mục đích lật sang trang mới sau 4 năm căng thẳng với người tiền nhiệm của ông Biden là cựu Tổng thống Donald Trump, từng làm lung lay niềm tin vào liên minh phương Tây này, bằng cách gọi NATO là tổ chức "lỗi thời".

Trong các phát biểu được chuẩn bị trước Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đã tiếp đón ông Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác ở Cornwall (Anh) cũng nhấn mạnh: "NATO có nghĩa vụ đối với hàng tỷ người mà liên minh này bảo vệ mỗi ngày, trong việc liên tục thích ứng và phát triển, để đáp ứng những thách thức mới và kiên quyết đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên".

TIN LIÊN QUAN
Vấn đề Ukraine: G7 tuyên bố 'Nga là một bên trong xung đột', Tổng thống Ukraine rối rít cảm ơn
G7 đoàn kết 'hạ' thách thức từ Bắc Kinh, Trung Quốc nói 'những ngày này đã qua đi một cách tuyệt vọng'
Chính phủ Israel 'thay máu': Chấm dứt thập kỷ nắm quyền của ông Netanyahu, Mỹ chúc mừng, Palestine tỏ lập trường
Chẳng 'vướng lòng' vì bị coi là mối đe dọa cấp bách, Nga nhìn thấy 'khía cạnh thú vị' ở G7
Thượng đỉnh G7: Tuyên bố chung nói gì về Biển Đông?

(theo Reuters, CBC News)