Thương mại với Nga và Trung Quốc ảm đạm, mô hình tăng trưởng bị phá vỡ, Đức làm gì để gỡ mác ‘kẻ ốm yếu của châu Âu’?

Hải An
Không nên đánh giá thấp khả năng điều chỉnh và phục hồi của nền kinh tế số 1 châu Âu khi họ phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Đức...
Những rào cản của nền kinh tế Đức mang tính cấu trúc và đã biểu hiện ngay từ trước khi bùng nổ đại dịch Covid-19. (Nguồn: allianz-trade)

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã trì trệ kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Số liệu thống kê gần đây cho thấy sự bi quan về triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế và tình trạng trì trệ đã làm gia tăng sự bất ổn trong xã hội nước này, đặc biệt là ở những vùng kém phát triển hơn. Bằng chứng là kết quả cuộc bầu cử ngày 1/9 vừa qua tại Thuringia và Saxony.

Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đã giành chiến thắng ở bang Thuringen với tỷ lệ ủng hộ từ 32,8% đến 33,4%. Trong khi Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trung hữu (CDU) có thể sẽ giành vị trí thứ hai với 23,8%. Kết quả này đánh dấu lần đầu tiên một đảng cực hữu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp bang ở Đức kể từ Thế chiến II.

Tại bang Saxony, đảng cực hữu AfD cũng bám sát CDU. Ba đảng trong liên minh cầm quyền gồm Dân chủ xã hội (SPD), Xanh và Dân chủ tự do (FDP) chịu thất bại đáng kể trong cuộc bầu cử này.

Các cuộc tranh luận đang diễn ra về việc liệu liên minh cầm quyền hiện tại có thể duy trì nguyên vẹn trong suốt nhiệm kỳ của mình hay không.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, những rào cản của nền kinh tế còn hơn cả tính chu kỳ. Chúng ăn sâu, mang tính cấu trúc và đã biểu hiện ngay từ trước khi bùng nổ đại dịch Covid-19. Liệu Đức có một lần nữa trở thành “kẻ ốm yếu của châu Âu” hay không?

Nhu cầu toàn cầu sụt giảm

Trong nhiều thập niên, nền kinh tế Đức vốn phát triển mạnh mẽ, phản ánh các chính sách hướng đến sự ổn định của quốc gia này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (còn gọi là mittelstand) thành công với năng lực sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đặc biệt là ô tô, trong khi xuất khẩu đóng vai trò lớn trong tăng trưởng. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng thành công lâu đời này của nền kinh tế đầu tàu châu Âu hiện đã bị phá vỡ phần lớn.

Khó có thể xuất khẩu hàng hóa khi nhu cầu toàn cầu giảm sút. Trong những thập niên qua, tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức khoảng 5%. Dù vậy, mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ duy trì ở mức khoảng 3% trong giai đoạn 2024-2028, do tăng trưởng đi xuống ở các nền kinh tế phát triển, các thị trường mới nổi, cũng như các nước đang phát triển và sự chậm lại của Trung Quốc.

Ngành công nghiệp ô tô Đức chiếm khoảng 5% GDP và tạo ra hơn 800.000 việc làm, nhưng theo các báo cáo, lĩnh vực này đang chịu áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc, quốc gia được coi là có vị thế dẫn đầu thế giới về xe điện. Cường quốc châu Á hiện là thị trường xuất khẩu chính của ngành công nghiệp ô tô Đức, nhưng việc tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ xuất khẩu của quốc gia Tây Âu.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/8): Nga kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng, xuất khẩu Hàn Quốc ấn tượng Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/8): Nga kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng, xuất khẩu Hàn Quốc ấn tượng

Trong khi đó, thương mại của Đức với Nga cũng đã giảm đáng kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022), đồng thời triển vọng về hợp tác thương mại giữa Berlin với xứ sở bạch dương cũng trở nên ảm đạm.

Ngành sản xuất của Đức chiếm gần 20% GDP cả nước, trong khi con số đó tại Trung Quốc là gần 30% GDP và ngành này nhận được trợ cấp đáng kể. Lĩnh vực sản xuất Mỹ chiếm gần 10% GDP, tương tự trường hợp của các nước châu Âu khác như Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Có thể thấy, việc kinh tế Đức phụ thuộc lớn vào sản xuất có thể là một gánh nặng cho tăng trưởng trong những năm tới.

Sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine và giá năng lượng tăng vọt, sự phụ thuộc của Đức vào nguồn năng lượng giá rẻ trước đây của Nga được cho là khiến chi phí sản xuất của Đức kém sức cạnh tranh. Khi xung đột mới bùng phát, nhận định này nghe có vẻ đúng. Tuy nhiên, Berlin đã đáp ứng được nhu cầu năng lượng thông qua những nỗ lực đáng kể nhằm thay đổi trọng tâm nhập khẩu và giá năng lượng hiện đã giảm.

Những thách thức lớn

Xu hướng nhân khẩu học và già hóa dân số đứng đầu danh sách những thách thức đối với Đức hiện nay. Số lượng người về hưu hiện đang tăng nhanh chóng và nhóm này sẽ có tuổi thọ cao, gây gánh nặng cho tài chính công. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trẻ trong cơ cấu dân số sẽ giảm nếu không có di cư ròng.

Bên cạnh đó, nước này cũng thiếu sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng, kèm theo thủ tục hành chính rườm rà đang kéo giảm năng suất và đầu tư. Ngoài ra, Đức vẫn tụt hậu so với các nước ngang hàng về số hóa.

Kinh tế Đức...
Đức đã thông qua một cải cách toàn diện đối với khuôn khổ chính sách nhập cư vào tháng 11/2023. Trong ảnh: Người dân đi trước cửa tòa nhà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Main, Đức, tháng 6/2024. (Nguồn: AFP)

Mặc dù vậy, tin tốt là Berlin có không gian chính sách để giải quyết những vấn đề mang tính cấu trúc này.

Đầu tiên, việc nhập cư của những người lao động có tay nghề có thể thúc đẩy đáng kể triển vọng tăng trưởng của Đức. Với những lo ngại của người dân về vấn đề nhập cư và tình hình chính trị hiện tại, quốc gia Tây Âu đang thay đổi quan điểm về chính sách nhập cư.

Berlin chuyển từ mô hình chủ yếu dựa trên nhân đạo sang chính sách nhập cư được thúc đẩy nhiều hơn bởi “kinh tế”. Liên minh chính phủ cầm quyền hiện tại đã thông qua một cải cách toàn diện đối với khuôn khổ chính sách nhập cư vào tháng 11/2023.

Theo đó, khuôn khổ “Đạo luật Nhập cư có tay nghề dành cho chuyên gia đủ tiêu chuẩn” mới nhằm thu hút lao động có tay nghề và bán tay nghề từ các nước thứ ba để lấp đầy khoảng trống trong lực lượng lao động cho ngành sản xuất trong nước. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa biết liệu chính sách này có đủ mạnh để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực quan trọng hay không.

Kết quả bầu cử tiểu bang vào ngày 1/9 vừa qua chắc chắn sẽ giáng một đòn mạnh vào liên minh cầm quyền hiện tại, đặc biệt là khi nhập cư dường như là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ kết quả của đảng cực hữu AfD. Nhưng điều này không nên bị thổi phồng quá mức. Hơn nữa, các tiểu bang này chỉ đại diện cho 7% dân số nước Đức, vì vậy, kết quả bầu cử khó có thể lặp lại ở cấp liên bang trong cuộc bầu cử vào mùa Thu năm sau.

Berlin có thể thay đổi bản chất chính sách nhập cư, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn dòng người nhập cư.

Thứ hai, một chính sách tài khóa mở rộng hơn có thể giải quyết được tình trạng đầu tư không đủ vào cơ sở hạ tầng và quốc phòng, đồng thời tuân thủ tham vọng phát thải ròng bằng 0. Trong khi không gian tài khóa đã bị thu hẹp đối với các chính phủ trên khắp thế giới sau đại dịch và cú sốc năng lượng liên quan đến xung đột, Berlin có không gian tài khóa rất lớn.

Tuy nhiên, nước này lại tự trói buộc mình vào quy định Schuldenbremse (phanh nợ theo hiến pháp của Đức). Ý chí chính trị về vấn đề này cũng có thể thay đổi, bằng chứng là một số chính trị gia cấp tiểu bang nổi tiếng của CDU kêu gọi cải cách, bất chấp việc lãnh đạo đảng này, ông Friedrich Merz, đã ủng hộ việc tuân thủ Schuldenbremse.

Nền kinh tế Đức tiếp tục phải đối mặt với tình trạng trì trệ về mặt cấu trúc. Với sự hiện diện của FDP trong liên minh cầm quyền hiện tại, các phán quyết của Tòa án Hiến pháp và quan điểm của CDU về nợ và thâm hụt, có vẻ như Berlin ít có triển vọng thay đổi vị trí của mình trên “chiếc áo bó Schuldenbremse”.

Chính sách nhập cư, mặc dù đang trải qua những thay đổi lớn, sẽ mất thời gian để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt lao động. Trong khi đó, môi trường bên ngoài ngày càng có nhiều thách thức đối với ngành sản xuất của nước này. Tình trạng trì trệ dường như đã ăn sâu bất kể đảng nào nắm quyền.

Với những hạn chế trong nước và môi trường quốc tế thay đổi, sẽ là một chặng đường dài và khó khăn để thực hiện các biện pháp chính trị và kinh tế cần thiết nhằm giải quyết những thách thức về mặt cấu trúc của Đức. Tuy nhiên, sau khi bị gọi là “kẻ ốm yếu của châu Âu”, nước này đã thay đổi. Không nên đánh giá thấp khả năng điều chỉnh và phục hồi của nền kinh tế số 1 châu Âu này nếu họ phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn.

Châu Âu mặc sức trừng phạt, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn, vì sao vậy? EU lần đầu làm điều này

Châu Âu mặc sức trừng phạt, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn, vì sao vậy? EU lần đầu làm điều này

Châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga, mặc dù chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine đã ...

Giá vàng hôm nay 4/9/2024: Giá vàng 'thiếu chất xúc tác mới', Fed khởi động chu kỳ cắt giảm lãi suất, dòng vốn lớn có thể chạy khỏi thị trường này

Giá vàng hôm nay 4/9/2024: Giá vàng 'thiếu chất xúc tác mới', Fed khởi động chu kỳ cắt giảm lãi suất, dòng vốn lớn có thể chạy khỏi thị trường này

Giá vàng hôm nay 4/9/2024, mặc dù giá vàng vừa trải qua mức cao nhất mọi thời đại, nhưng không thấy sự hưng phấn thường ...

Giá tiêu hôm nay 4/9/2024: Thị trường đi lên, Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho nền kinh tế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 4/9/2024: Thị trường đi lên, Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho nền kinh tế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 4/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 150.000 ...

Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp ...

Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bình Dương đấu giá hàng chục lô “đất vàng”, giá chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo luật mới, 4 trường hợp đất ...

(theo OMFIF)

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng 8/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và ...
Giải bóng đá nữ quốc tế Hà Nội: CLB nữ Thái Nguyên T&T giành ngôi vô địch, cầu thủ Philippines trở thành Hoa khôi

Giải bóng đá nữ quốc tế Hà Nội: CLB nữ Thái Nguyên T&T giành ngôi vô địch, cầu thủ Philippines trở thành Hoa khôi

Baoquocte.vn. Giải bóng đá nữ quốc tế Hà Nội - Cup T&T Group 2024 khép lại với kết quả đội Thái Nguyên T&T giành ngôi vô địch sau khi vượt qua ...
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện ...
Tấn công mạng quy mô lớn: Ukraine 'thò tay' vào công ty truyền thông nhà nước Nga đúng sinh nhật Tổng thống Putin, Bỉ bị 'dằn mặt' vì viện trợ Kiev

Tấn công mạng quy mô lớn: Ukraine 'thò tay' vào công ty truyền thông nhà nước Nga đúng sinh nhật Tổng thống Putin, Bỉ bị 'dằn mặt' vì viện trợ Kiev

Trong ngày 7/10, công ty truyền thông nhà nước Nga và nhiều trang web của chính phủ Bỉ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô ...
Bukayo Saka kiến tạo hơn cả đội hình của MU

Bukayo Saka kiến tạo hơn cả đội hình của MU

Bukayo Saka đã kiến tạo 7 bàn thắng ở Ngoại hạng Anh mùa này, hơn thống kê của cả đội hình MU.
Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục leo thang, cả nước có khoảng 40.000 môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề… là những tin bất động sản (BĐS) mới ...
Giá xăng dầu hôm nay 8/10: 'Bỏ túi' thêm hơn 3%, dầu Brent lần đầu tiên vượt mốc 80 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: 'Bỏ túi' thêm hơn 3%, dầu Brent lần đầu tiên vượt mốc 80 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 8/10, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu kéo dài đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp, 'bỏ túi' thêm hơn 3%.
Giá heo hơi hôm nay 8/10: Cả 3 miền đồng loạt đi xuống; sản lượng thịt heo toàn cầu dự kiến giảm

Giá heo hơi hôm nay 8/10: Cả 3 miền đồng loạt đi xuống; sản lượng thịt heo toàn cầu dự kiến giảm

Giá heo hơi đồng loạt đi xuống cả ba miền, mốc 69.000 đồng chỉ còn xuất hiện tại Bắc Giang và Hà Nội.
Giá tiêu hôm nay 8/10/2024: Thị trường trầm lắng, giao dịch thấp, nguồn cung cạn dần, tâm lý trữ hàng vẫn cao

Giá tiêu hôm nay 8/10/2024: Thị trường trầm lắng, giao dịch thấp, nguồn cung cạn dần, tâm lý trữ hàng vẫn cao

Giá tiêu hôm nay 8/10/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.500 đồng/kg.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024.
Phát huy sức mạnh tổng hợp, hạ tầng giao thông, đô thị của Hà Nội ngày càng hiện đại hơn

Phát huy sức mạnh tổng hợp, hạ tầng giao thông, đô thị của Hà Nội ngày càng hiện đại hơn

Baoquocte.vn. Hà Nội đã đổi thay mạnh mẽ nhờ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị hiện đại xứng đáng là hạt nhân trung tâm của Vùng Thủ đô...
Giá cà phê hôm nay 7/10/2024: Giá cà phê xáo trộn vì EUDR, arabica có thể tiếp tục bị bán tháo, chuyên gia nói gì về thị trường tuần này?

Giá cà phê hôm nay 7/10/2024: Giá cà phê xáo trộn vì EUDR, arabica có thể tiếp tục bị bán tháo, chuyên gia nói gì về thị trường tuần này?

Giá cà phê hôm nay 7/10/2024: Giá cà phê xáo trộn vì EUDR, arabica có thể tiếp tục bị bán tháo, chuyên gia nói gì về thị trường tuần này?
Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục leo thang, cả nước có khoảng 40.000 môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Thứ trưởng Bộ Xây dựng trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề giải pháp để đưa bất động sản về đúng giá trị, tránh bong bóng.
Bất động sản mới nhất: Điểm danh 4 vùng đô thị, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa, lý do Thanh Oai lại dừng đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Điểm danh 4 vùng đô thị, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa, lý do Thanh Oai lại dừng đấu giá đất

Huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ tạm dừng đấu giá đất, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Giá tăng đạt mức 63 triệu đồng/m², ảnh hưởng đến nhu cầu mua bán chung cư TP.HCM

Giá tăng đạt mức 63 triệu đồng/m², ảnh hưởng đến nhu cầu mua bán chung cư TP.HCM

Thị trường bất động sản TP.HCM liên tục biến động. Hãy cùng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chung cư, giúp bạn quyết định có nên đầu tư hay không?
Chung cư Thủ Đức, Quận 12 thu hút người thuê nhờ ưu thế giá rẻ, tiện nghi

Chung cư Thủ Đức, Quận 12 thu hút người thuê nhờ ưu thế giá rẻ, tiện nghi

Chung cư Thủ Đức và Quận 12 đang tạo nên một 'cơn sốt' mới cho cả nhà đầu tư và người mua để ở thực.
Bất động sản mới nhất: Dự báo xu hướng giá nhà đất, TPHCM sắp ban hành bảng giá đất điều chỉnh, không có sổ đỏ có quyền lợi gì?

Bất động sản mới nhất: Dự báo xu hướng giá nhà đất, TPHCM sắp ban hành bảng giá đất điều chỉnh, không có sổ đỏ có quyền lợi gì?

Sắp có thông tin về nhà ở và thị trường quý III/2024, giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10: Trong nước tăng mạnh, nhà đầu tư đánh giá lại vị thế USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10: Trong nước tăng mạnh, nhà đầu tư đánh giá lại vị thế USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10 ghi nhận đồng USD đã chững lại gần mức cao nhất trong 7 tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10: USD có thể nối dài đà đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10: USD có thể nối dài đà đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/10 ghi nhận USD tăng giá khi tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10: USD 'tỏa sáng', trong nước bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10: USD 'tỏa sáng', trong nước bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/10 ghi nhận nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại về căng thẳng gia tăng ở Trung Đông cũng thúc đẩy USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/10: USD được 'tiếp sức', EUR suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/10: USD được 'tiếp sức', EUR suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/10 ghi nhận USD được hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/10: USD tăng nhanh, Bảng Anh giao dịch gần mức cao nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/10: USD tăng nhanh, Bảng Anh giao dịch gần mức cao nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/10 ghi nhận đồng USD được củng cố khi Chủ tịch Fed từ chối đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất lớn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/10: USD trong nước quay đầu giảm, thế giới sát mốc 101

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/10: USD trong nước quay đầu giảm, thế giới sát mốc 101

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/10, chỉ số DXY tăng 0,38%, đạt mốc 100,76. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá USD ở mức 24.093 đồng, giảm 25 đồng.
Phiên bản di động