📞

Thụy Điển chính thức gia nhập NATO: 'Đạp gió rẽ sóng' bước vào kỷ nguyên mới có 'ngọn đuốc' dẫn đường, Mỹ-NATO ca ngợi hết lời

Bảo Minh 05:53 | 08/03/2024
Ngày 7/3, Thụy Điển chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau hai năm vất vả tìm kiếm tư cách thành viên, một sự thay đổi lịch sử so với chính sách không liên kết quân sự đã kéo dài nhiều thế kỷ.
Thụy Điển chính thức là thành viên thứ 32 của NATO. (Nguồn: Turanews)

Phát biểu ngay sau sự kiện, ông Kristersson ca ngợi một kỷ nguyên mới mang tính lịch sử trong chính sách an ninh của nước này, nhấn mạnh: "Sự đoàn kết và đồng lòng sẽ là ngọn đuốc dẫn đường cho Thụy Điển khi là thành viên của NATO… Chúng tôi chia sẻ gánh nặng, trách nhiệm và rủi ro với các đồng minh".

Cùng ngày, trên mạng xã hội X, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ca ngợi việc Thụy Điển trở thành thành viên của liên minh, khẳng định quốc gia Bắc Âu sẽ "mang đến một lực lượng vũ trang hùng mạnh và một ngành công nghiệp quốc phòng hàng đầu".

Theo ông, quyết định gia nhập của Stockholm "giúp NATO mạnh mẽ hơn, Thụy Điển an toàn hơn và toàn bộ Liên minh được bảo đảm hơn”.

Tổng thư ký Stoltenberg chia sẻ: "Sau hơn 200 năm không liên kết, Thụy Điển giờ đây hưởng lợi từ sự bảo vệ được quy định theo Điều 5, sự bảo đảm tối thượng cho tự do và an ninh của các đồng minh…".

Điều 5 của liên minh quy định, bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh và tất cả thành viên NATO sẽ phản ứng.

Vào thứ Hai, 11/3, NATO sẽ tiến hành một buổi lễ chào cờ tại trụ sở liên minh ở Brussels (Bỉ), đánh dấu nghi thức gia nhập.

Trước đó một ngày, tờ Financial Times (FT) đưa tin, Thụy Điển có thể trở thành một trung tâm hậu cần, đồng thời là điểm chuyển quân của NATO khi trở thành thành viên đầy đủ của liên minh quân sự này.

Theo FT, NATO có đảo Gotland, nằm giữa Biển Baltic, có thể được các nước thành viên của liên minh sử dụng làm trung tâm vận tải.

Estonia, Latvia và Lithuania,

Trong một diễn biến khác liên quan NATO, cũng trong ngày 7/3, Reuters đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anusauskas thông báo, liên minh quân sự sẽ bắt đầu một nhiệm vụ phòng không tại quốc gia vùng Baltic này trong năm nay, bao gồm cả việc triển khai hệ thống phòng không Patriot.