Nam Phi, Ấn Độ và Pakistan là những khách hàng chính nhập khẩu vũ khí của quốc gia Trung Âu này.
Cụ thể, Nam Phi mua phụ tùng cho hệ thống phòng không với trị giá khoảng 37 triệu CHF, ngoài ra còn có 800.000 CHF dành cho việc trang bị các vũ khí hạng nhẹ. Trong khi đó, Ấn Độ và Pakistan cũng mua các phụ tùng cho hệ thống phòng không với chi phí lần lượt là 30 và 25 triệu CHF.
Trong khi đó, xuất khẩu vũ khí của Thụy Sĩ sang các nước châu Âu đang có xu hướng giảm. Đơn cử như xuất khẩu vũ khí sang Đức giảm từ 63 triệu xuống còn 41 triệu CHF, sang Anh giảm từ 14 triệu còn 2 triệu và sang Italy giảm từ 10 triệu còn 4 triệu CHF.
Một sản phẩm xe tăng của Thụy Sĩ đang trong quá trình sản xuất. (Nguồn: swissinfo.ch) |
Với khu vực Đông Nam Á, nếu Malaysia và Singapore tăng nhập khẩu vũ khí Thụy Sĩ thì Indonesia lại giảm đáng kể, từ 32 triệu còn 4 triệu CHF. Năm ngoái, Indonesia có một hợp đồng lớn về mua hệ thống phòng vệ cho máy bay khiến con số nhập khẩu vũ khí của nước này tăng cao.
Tháng 4 vừa qua, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ đã thông qua việc xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia vùng Vịnh, nhất là đối với Saudi Arabia về việc mua các phụ tùng và đạn dược cho hệ thống phòng vệ máy bay. Saudi Arabia là quốc gia nhập khẩu vũ khí và thiết bị quân sự đứng đầu thế giới.
Trong báo cáo công bố tháng 2/2016 của Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình Stockholm (SIPRI), xuất khẩu vũ khí của Thụy Sĩ chiếm 1% tổng số xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Từ 2011 đến 2015, Thụy Sĩ là nước xuất khẩu vũ khí đứng thứ 14 trên toàn thế giới.