Tiềm năng và năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm Halal rất hứa hẹn

Chu Văn
Sáng 20/12, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị “Thị trường Halal ở Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương: Tiềm năng và cơ hội".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tiềm năng và năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm Halal rất hứa hẹn
Các đại biểu tham dự Hội nghị “Thị trường Halal ở Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương: Tiềm năng và cơ hội" chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Quang Hòa)

Khu vực Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người, chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới. Về quy mô thị trường, các nước Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD năm 2018.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đánh giá tiềm năng và năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm Halal rất hứa hẹn. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương là nơi tập trung nhiều quốc gia có số lượng, người Hồi giáo đông nhất thế giới.

Quy mô thị trường thực phẩm Halal thế giới dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Chi tiêu cho thực phẩm Halal sẽ tăng 3,1%, từ 1.400 tỷ USD năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Nhu cầu các sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người Hồi giáo mà còn do xu hướng tiêu dùng mới.

Theo đó, có nhiều người không theo đạo Hồi nhưng có xu hướng tăng chi tiêu và sử dụng thực phẩm Halal do các sản phẩm Halal đáp ứng các tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Ngay tại thị trường nội địa, nhu cầu về sản phẩm Halal cũng ngày càng tăng khi người nước Hồi giáo nước ngoài đến Việt Nam du lịch, làm việc, học tập ngày càng đông. Cộng đồng người Hồi giáo tại Việt Nam cũng ngày càng đông đảo", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho hay.

Bên cạnh đó, sản phẩm Halal dự kiến sẽ mở rộng không chỉ đối với thực phẩm thuần túy mà cả dược, mỹ phẩm và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, tài chính, tiếp thị…

Ngành thực phẩm Halal không chỉ liên quan đến quá trình sản xuất mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như nguyên liệu, phân bón, chế biến, cung cấp dịch vụ hậu cần, do thực phẩm Halal không chỉ là sản phẩm là một quy trình từ nguyên liệu thô cho đến quá trình chăn nuôi, chăm sóc, giết mổ, bảo quản, đóng gói, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng…

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa)
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa)

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, Việt Nam có gần 50% mặt hàng nông sản như gạo, rau quả, chè, cà phê, điều, tiêu... được đánh giá là rất phù hợp với thị trường Halal.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng tiếp cận thị trường Halal cần đến sự tôn trọng, thấu hiểu những giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng đến sự cam kết và niềm tin vững chắc. Mỗi sản phẩm của nền nông nghiệp Việt Nam có thể được xem là chiếc cầu nối của sự thông hiểu và tôn trọng, gắn kết những người sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam với những người bạn, những đối tác ở các thị trường Hồi giáo.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến mong muốn, qua hội nghị sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ nông sản Việt Nam tiếp cận với thị trường thực phẩm Halal. Đồng thời, phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tham gia cung ứng cho thị trường Halal ở Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương và thị trường Halal toàn cầu.

Cùng đó, thúc đẩy xây dựng bộ tiêu chuẩn chứng nhận Halal chung của Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương cho hàng nông, lâm, thủy sản và hoạt động chứng nhận Halal cũng như hợp tác công nhận lẫn nhau cho thị trường Hồi giáo trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu (Ảnh: Quang Hòa)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu. (Ảnh: Quang Hòa)

Tuy nhiên, tại hội nghị, các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thị trường này. Nguyên nhân do khác biệt về văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng và đặc biệt là giấy chứng nhận Halal.

Tiêu chuẩn Halal có xu hướng ngày càng khắt khe hơn; sự đa dạng và phức tạp trong quy định về thẩm tra, cấp chứng nhận Halal của mỗi nước cũng khiến nhiều doanh nghiệp ngần ngại. Hơn nữa, đang tồn tại rất nhiều hệ thống Halal và nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho từng sản phẩm. Chúng ta cũng chưa có sự hợp tác, liên kết quốc tế hiệu quả để chuyển giao công nghệ, huy động vốn và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành thực phẩm Halal.

Bà Samina Naz, Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam, đánh giá nếu Việt Nam chiếm được thị phần 1% thị phần thị trường Halal cũng đã mang lại giá trị lớn. Việt Nam có khu vực kinh tế du lịch rất lớn, ngay cả trong đại dịch khu vực này vẫn phát triển. Du lịch ẩm thực là lĩnh vực quan trọng khi du khách đi nghỉ dưỡng.

Việt Nam cũng có thể xây dựng một hình ảnh thực phẩm Halal cho khách du lịch. Người nước ngoài đến Việt Nam sẽ cảm thấy được là họ sẵn sàng được đón tiếp tại Việt Nam. Đây cũng là cách xây dựng hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Bangladesh là thị trường lớn, có tiềm năng cao. Bà Samina Naz mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Bangladesh tại Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất, cung ứng lương thực sang Bangladesh. Các nhà đầu tư Việt Nam có thể đến Bangladesh đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc. Đây là lĩnh vực Bangladesh có nhu cầu rất lớn và có thể phát triển rất nhanh.

Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa)
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa)

Ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, cho biết các nông sản xuất khẩu sang Malaysia còn ít, chủ yếu mới chỉ gạo, nhưng vẫn còn xuất thô và qua một số đầu mối của Thái Lan nên giá trị không cao. Doanh nghiệp muốn có giá trị cao thì cần xuất khẩu trực tiếp, không nên qua bên thứ 3.

Doanh nghiệp cũng cần có tiến trình, lộ trình cụ thể khi thâm nhập vào thị trường Halal từ tư vấn, đào tạo, liên kết, đầu tư… Ông Trần Việt Thái đề nghị các tỉnh cần có chiến lược dài hạn để hỗ trợ, xây dựng nền tảng, các định thị trường dài hơi, không thể manh mún ở một vài doanh nghiệp.

Malaysia đã siết lại việc quản lý về tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận. Malaysia là nền kinh tế mở, chính sách nhất quán, nhưng các tiêu chuẩn của thị trường này không phải là rào cản kỹ thuật mà là tiêu chuẩn bắt buộc khi thâm nhập thị trường.

Ông Trần Việt Thái cho rằng cần có đầu mối thống nhất để tiếp cận thị trường Halal, nhưng hiện nay Việt Nam chưa có một đầu mối chung nào. Các đầu mối tản mạn nên rất khó cho quá trình kết nối. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể đề xuất Chính phủ đồng ý xây dựng một đầu mối, từ đó giúp các đại sứ kết nối dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, có cuốn cẩm nang, sổ tay hướng dẫn cho thị trường Halal. Đại sứ các nước tại Việt Nam rất sẵn sàng hỗ trợ việc này.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Ngoại giao sẽ có kế hoạch hành động cụ thể để khơi thông, kết nói, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận thị trường Halal. Đồng thời, khuyến nghị các ngành hữu quan chú trọng đến các lĩnh vực dịch vụ, du lịch gắn với tiêu chuẩn Halal của thị trường Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương nhiều tiềm năng, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Để Việt Nam trở thành điểm đến du học đầy hứa hẹn...

Để Việt Nam trở thành điểm đến du học đầy hứa hẹn...

GS.TS Nguyễn Thị Lý, Giảng viên người Việt tại Đại học Deakin Australia nêu quan điểm, cần phải xem việc quảng bá cho Việt Nam ...

Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam-Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may

Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam-Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may

Theo Đại sứ Ấn Độ tai Việt Nam, dệt may là một trong những ngành cần được chú trọng trong thương mại Việt Nam-Ấn Độ.

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Cửa sổ Trung Đông - châu Phi

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Phiên bản di động