Tiêm vaccine Covid-19 ở Đức: Tự nguyện hay áp lực?

Tường Vy
Đối với những người Đức chọn không tiêm phòng vaccine Covid-19, áp lực tài chính có thể gia tăng trong những tháng tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tiêm vaccine Covid-19 ở Đức: Tự nguyện hay áp lực?
Đức đã áp dụng chính sách tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trên 12 tuổi.

Tìm kiếm sự công bằng

Bộ Y tế Đức ngày 22/9 ra quyết định bắt đầu từ ngày 1/11, người lao động Đức không tiêm chủng vaccine Covid-19 sẽ không còn được nhận các khoản trợ cấp vì mất thu nhập trong thời gian phải thực hiện cách ly.

Theo quy định đang được áp dụng, Đức hỗ trợ một khoản tiền cho người lao động chưa tiêm vaccine nhưng phải thực hiện cách ly sau khi họ tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc người mới trở về từ các vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao ở nước ngoài.

Trong khi đó, những người đã tiêm vaccine Covid-19 không bị buộc phải cách ly.

Sau những bước khởi động chiến dịch tiêm chủng chậm chạp, tốc độ tiêm chủng ở Đức trở nên nhanh chóng vào mùa Hè. Gần 56 triệu người Đức đã tiêm một liều vaccine, chiếm hơn 67% dân số, trong khi 52,5 triệu người, chiếm 63%, đã được tiêm chủng đầy đủ.

Nhiều nhà phê bình cho rằng chính sách này được ngầm hiểu là cách chính phủ tìm cách gây áp lực đối với những người chưa tiêm vacccine Covid-19.

Cho đến nay, Đức vẫn chi trả các khoản phí cho công dân phải cách ly và không thể làm việc vì bị nhiễm Covid-19.

Bộ trưởng Y tế Jens Spahn bảo vệ quyết định mới và cho rằng: “Tại sao những người khác phải trả tiền cho ai đó đã quyết định không tiêm chủng?".

Ông Jens Spahn nói: "Đó không phải là áp lực, mà là sự công bằng".

Bộ trưởng Spahn nhấn mạnh rằng, mọi công dân vẫn có quyền lựa chọn không tiêm chủng. Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trung hữu của ông kiên quyết phản đối việc tiêm chủng bắt buộc trên toàn quốc.

Trước đó, ngày 13/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố việc tiêm vaccine dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân.

Bà Angela Merkel giải thích thêm: "Tôi tin chúng ta có thể đạt được sự tin tưởng của người dân bằng chiến dịch quảng bá vaccine và để mỗi người dân, những người đã được tiêm vacine, trở thành đại sứ quảng bá cho chiến dịch tiêm chủng bằng chính trải nghiệm của họ".

Không còn xét nghiệm miễn phí

Từ ngày 11/10, Đức cũng sẽ không áp dụng chính sách xét nghiệm Covid-19 nhanh, miễn phí cho mọi công dân.

Chỉ những người không thể tiêm chủng vì lý do y tế mới được xét nghiệm miễn phí.

Đức áp dụng quy tắc 3G trên toàn quốc từ ngày 23/8. 3G là viết tắt của 3 chữ Geimpfte (người đã tiêm chủng), Genesene (người đã khỏi bệnh) và negativ Getestete (người đã xét nghiệm có kết quả âm tính).

Những người đạt tiêu chuẩn 3G sẽ được tiếp cận bệnh viện, nhà dưỡng lão, thẩm mỹ viện, cơ sở hỗ trợ người tàn tật, hiệu cắt tóc, khách sạn, nhà hàng và các cuộc tụ tập đông người như hội họp, thể thao trong nhà.

Do đó, những người chưa được tiêm phòng nếu muốn đến nhà hàng, rạp hát và một số nơi làm việc cần phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 và phải tự bỏ tiền túi.

Cho đến nay, những người chưa được chủng ngừa ở Đức vẫn được hưởng hầu hết các quyền tự do giống như những người có thẻ xanh vaccine Covid-19, với điều kiện có chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Trong cuộc họp với giới chức y tế 16 bang của nước này ngày 22/9, Bộ trưởng Spahn cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng đại dịch Covid-19 có khả năng kết thúc ở Đức vào đầu năm 2022.

Ông Spahn nói: “Nếu không có biến thể virus mới nào kháng vaccine, điều rất khó xảy ra, thì chúng ta sẽ vượt qua đại dịch vào mùa Xuân và có thể trở lại cuộc sống bình thường”.

Bộ trưởng Y tế Đức cho rằng tiêm phòng là "cách an toàn hơn" để đạt được điều này, nhưng khả năng miễn dịch cộng đồng qua lây nhiễm cũng có thể là một con đường dẫn đến chấm dứt đại dịch.

Mỹ: Mũi vaccine Pfizer thứ 3 sẽ được tiêm cho người từ 65 tuổi và nhóm nguy cơ cao

Mỹ: Mũi vaccine Pfizer thứ 3 sẽ được tiêm cho người từ 65 tuổi và nhóm nguy cơ cao

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 22/9 đã cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 của Pfizer làm mũi tiêm ...

Vì sao vaccine Covid-19 không giúp người tiêm được bảo vệ trọn đời?

Vì sao vaccine Covid-19 không giúp người tiêm được bảo vệ trọn đời?

Một số loại vaccine có tác dụng 5-10 năm, thậm chí bảo vệ trọn đời cho một người khỏi nhiễm bệnh, nhưng vaccine Covid-19 thì ...

(theo DW)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn tình cảm chân thật

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn tình cảm chân thật

Xem tử vi 9/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, ...
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.
Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Từ ngày 7-9/11, tại Nghệ An diễn ra chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) năm 2024.
Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.
Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới qua vai trò của báo chí.
Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, VPTT về Nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan đã tổ chức sự kiện 'Ẩm thực cho em' tại huyện Mù Căng Chải, Yên Bái, chịu ảnh hưởng của bão Yagi.
Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên thảo luận mở về chủ đề 'Phụ nữ xây dựng hòa bình trong môi trường biến động'.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động