Nhỏ Bình thường Lớn

Tiền của Nga 'chất đầy' tại Ấn Độ nhưng không thể tiếp cận, New Delhi 'vô tình' giúp đồng USD

Hàng tỷ USD lợi nhuận từ việc bán dầu của Nga đang "mắc kẹt " trong các ngân hàng Ấn Độ.
Rất nhiều tiền của Nga 'kẹt cứng' tại Ấn Độ, New Delhi 'vô tình' giúp đồng USD theo cách này
Hàng tỷ USD của Nga 'mắc kẹt' trong các ngân hàng Ấn Độ. (Nguồn: Sputnik)

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, như dầu thô, vàng và lúa mì thường được giao dịch trên toàn cầu bằng USD - đồng tiền dự trữ của thế giới. Tuy nhiên, hệ thống tài chính của Nga về cơ bản bị "cô lập" bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến quốc gia này không thể thực hiện các giao dịch bằng đồng bạc xanh, dẫn đến những hạn chế thương mại quốc tế.

Bloomberg cho biết, Moscow đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách bán dầu cho các nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, bằng đồng nội tệ của chính các nước này - đồng nhân dân tệ (NDT) và Rupee.

Tin liên quan
EU nỗ lực ngăn xe ô tô điện Trung Quốc EU nỗ lực ngăn xe ô tô điện Trung Quốc 'tấn công' thị trường - không phải điều doanh nghiệp muốn?

Động thái của Nga làm dấy lên lo ngại về việc sức mạnh của đồng USD có khả năng suy yếu trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Điện Kremlin nhằm phi USD hóa trong thương mại song phương với Ấn Độ, mọi việc đã diễn ra không suôn sẻ.

Khoảng hai năm gần đây, Moscow đã trở thành một trong những nhà cung cấp dầu hàng đầu cho New Delhi và đạt doanh thu hàng tỷ USD.

Điều này dẫn đến việc tích lũy tài sản bằng đồng Rupee của Nga lên tới 1 tỷ USD mỗi tháng tại các ngân hàng Ấn Độ.

Dù vậy, khó khăn là Nga không thể tiếp cận được khoản tiền này do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI tức ngân hàng trung ương) ra quy định hạn chế việc chuyển toàn bộ đồng Rupee được lưu trữ trong các tài khoản ngân hàng ở New Delhi sang Moscow, cũng như hạn chế cho phép chuyển chúng thành đồng Ruble.

Chuyên gia Aditya Bhan của Tổ chức nghiên cứu Observer nhận định: "Những lo ngại về sự ổn định của tỷ giá hối đoái là trở ngại chính đằng sau sự hạn chế của chính phủ Ấn Độ trong việc cho phép chuyển đổi tiền tệ.

Giá cả ổn định là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất để quốc tế hóa một loại tiền tệ. Hơn nữa, việc quốc tế hóa đồng Rupee có thể làm hạn chế khả năng quản lý nguồn cung tiền trong nước của RBI và gây ảnh hưởng đến lãi suất trong nước trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại".

Theo hãng tin Reuters, quy định giới hạn chuyển đổi tiền tệ của Ấn Độ có thể dẫn tới việc 39 tỷ USD của Nga đang bị “mắc kẹt” tại nước này.

Các nhà phân tích đánh giá, lựa chọn duy nhất của Nga lúc này là sử dụng số tiền đang "mắc kẹt" tại các ngân hàng của Ấn Độ để chi tiêu hoặc đầu tư vào chính đất nước tỷ dân.

Vượt hạn chế, giới nhà giàu Nga vẫn gửi tiền tại ngân hàng Thụy Sỹ bằng cách nào?

Vượt hạn chế, giới nhà giàu Nga vẫn gửi tiền tại ngân hàng Thụy Sỹ bằng cách nào?

Ngày 14/9, hãng truyền thông Tamedia đưa tin, giới nhà giàu Nga vẫn tiếp tục chuyển tiền qua các tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ.

G7 sắp 'tuyên án' với kim cương Nga?

G7 sắp 'tuyên án' với kim cương Nga?

Ngày 15/9, một quan chức chính phủ Bỉ tiết lộ, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ công bố ...

Lệnh trừng phạt chống Nga: Phương Tây sắp tung thêm 'quân bài chốt hạ' - ngân quỹ Moscow bay hơi hàng tỷ USD?

Lệnh trừng phạt chống Nga: Phương Tây sắp tung thêm 'quân bài chốt hạ' - ngân quỹ Moscow bay hơi hàng tỷ USD?

Kim cương Nga sẽ bị cấm hoàn toàn ở châu Âu và các nước thuộc Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế ...

EU nói Nga không muốn thỏa thuận ngũ cốc; Ukraine chọn thỏa hiệp với các nước láng giềng

EU nói Nga không muốn thỏa thuận ngũ cốc; Ukraine chọn thỏa hiệp với các nước láng giềng

Ngày 19/9, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nói rằng, ...

Sau dầu mỏ và khí đốt, đây chính là lĩnh vực giúp Nga 'hốt bạc'

Sau dầu mỏ và khí đốt, đây chính là lĩnh vực giúp Nga 'hốt bạc'

Ngày 19/9, Quyền lãnh đạo cơ quan hải quan Nga Ruslan Davydov cho hay, xuất khẩu thực phẩm của Nga đang tăng với tốc độ ...

(theo Bloomberg)

Tin cũ hơn