📞

Tiền đang chảy về đâu?

16:41 | 14/09/2009
Theo số liệu công bố trên trang web của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 3-9-2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt trên 399.739 tỉ đồng, trong đó 270.109 tỉ đã giải ngân cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, đến thời điểm hiện nay, lượng vốn đầu tư mới từ khu vực dân doanh chỉ đạt 100.000 tỉ đồng. Vậy khoản tiền chênh lệch đang ở đâu?
Hiện chưa có báo cáo nào thống kêđược có bao nhiêu tiền trong các gói kích thích kinh tế của Chính phủ đã chảy vào nền kinh tế "thực" và hỗ trợ cho qu

Đề cập đến vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế nói với TBKTSG rằng họ e ngại là lượng vốn này “chảy” vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Một số ý kiến nói rằng trong khi các doanh nghiệp, đơn vị thuộc diện được hỗ trợ lãi suất nhưng chưa tiếp cận được với nguồn vốn này, thì “nó” lại đang “chảy” vào các đối tượng trung gian.Tại hội thảo bàn về “Các giải pháp kích thích kinh tế và những vấn đề đặt ra cho nền kinh tế” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức vào đầu tuần này tại Thanh Hóa, vấn đề này đã được Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề cập và đề nghị các đại biểu có ý kiến cụ thể.Trong bài tham luận của mình,  Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phân tích rằng, kể từ tháng 4-2009, khi các giải pháp kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất 4% được thực hiện cũng là thời điểm đánh dấu sự “ấm lại” của thị trường chứng khoán.Ông Thiên dẫn chứng, kể từ tháng 4 đến nay chỉ số VN-Index đã tăng 71%. Vậy phải chăng dòng tín dụng từ các ngân hàng thương mại đang chảy về chứng khoán. Trong khi đó, thị trường bất động sản trong thời gian qua cũng đang cho thấy những tín hiệu ấm dần sau khi tín dụng được nới rộng hơn và chính sách hỗ trợ lãi suất cũng như gói kích cầu của Chính phủ chính thức được ban hành.Cũng tại hội thảo này, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng hiện nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với bốn nguy cơ tiềm ẩn. Ngoài mối lo về sự quay lại của lạm phát vào năm 2010 và mức thâm hụt ngân sách lớn, ông Anh nhận định, bong bóng chứng khoán và bong bóng bất động sản cũng sẽ là hai mối lo ngại lớn đối với Việt Nam trong thời gian tới.Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ đầu năm đến nay, không ít người nhận ra rằng, ba tháng đầu năm 2009 là giai đoạn kế tiếp của chu trình đi xuống trên cả thị trường Hà Nội và TPHCM sau khi kết thúc năm 2008 đầy khó khăn. Thế nhưng, thật trùng hợp khi quá trình tăng trưởng trở lại của chứng khoán cũng là lúc tín dụng tăng trưởng.Ông Vũ Thành Tự Anh nhận định: “VN-Index và khối lượng giao dịch chứng khoán tăng sát với quy mô và tốc độ tăng trưởng của tín dụng”.Sau hơn nửa năm thực hiện các gói kích thích kinh tế, rất nhiều ý kiến cho rằng chính sách kích cầu của Chính phủ đã có những tác dụng lớn đối với nền kinh tế.Đó là việc tổng mức bán lẻ vẫn tăng hơn 18% so với cùng kỳ (nếu loại trừ tăng giá, số này là 12%), xuất khẩu mặc dù giảm 14% về giá trị nhưng khối lượng xuất khẩu của  nhiều mặt hàng vẫn tăng với số lượng lớn, đã có tác dụng làm cho tốc độ tăng trưởng GDP vẫn giữ được ở mức 3,9% sau sáu tháng đầu năm và vì thế thất nghiệp đã không xảy ra nghiêm trọng như dự đoán trước đó.Thậm chí, khi đánh giá về gói kích thích kinh tế đã triển khai thời gian qua, Tiến sĩ Trần Đình Thiên nhận định rằng gói này thực sự đã hoàn thành xuất sắc chức năng giải cứu đối với nền kinh tế.Mặc dù vậy, hiện chưa có báo cáo nào thống kê được có bao nhiêu tiền trong các gói kích thích kinh tế của Chính phủ đã chảy vào nền kinh tế “thực” và  hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình.Cũng chưa có báo cáo nào thống kê liệu nguồn vốn hỗ trợ lãi suất đã “chảy” bao nhiêu vào chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thời gian qua không ai có thể tin chắc rằng, gói kích thích kinh tế đã đến đúng hoàn toàn các đối tượng mà chính sách hướng tới. Và như vậy ai là đối tượng hưởng lợi “bổ sung” của các gói kích thích kinh tế?Theo Saigon Times Online