Tiền lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30% từ ngày 1/7

Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%, là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Từ ngày 1/7 tới, sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII).

Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%, là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.

Từ 1/7, lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30% - 1
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: Phạm Thắng)

Lương viên chức giáo dục và y tế tăng cao hơn so với mặt bằng chung

Sau thời gian lỗi hẹn với cải cách tiền lương, từ ngày 1/7 tới, chính sách tiền lương mới sẽ được thực hiện. Hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang mong đợi thời điểm này. Lương của họ sẽ được tăng như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Đây chính là một trong những nhiệm vụ lớn nhất của Bộ Nội vụ trong năm 2024. Khi nói đến cải cách tiền lương, điều đầu tiên ai cũng nghĩ đến là sẽ được tăng lương. Đây cũng là điều mà bản thân tôi cũng như hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức trông đợi.

Theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%.

Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.

Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của Chính phủ, cũng như Bộ Nội vụ và các bộ, ngành trong triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương khóa XII; nhất là trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn sau tác động của đại dịch Covid-19.

Từ 1/7, lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%
Việc cải cách chính sách tiền lương sẽ được thực hiện từ 1/7. (Ảnh minh họa)

Xin Bộ trưởng cho biết, theo phương án cải cách tiền lương tới đây, lương của cán bộ, công chức, viên chức ở các lĩnh vực có sự thay đổi như thế nào, đặc biệt là với khối giáo dục, y tế đang có rất nhiều ý kiến đề nghị tăng lương cao hơn mặt bằng chung?

Một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch Covid-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.

Vì vậy, khi cải cách tiền lương, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.

Xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập ở đơn vị đặc thù

Bộ trưởng có thể thông tin thêm về lương đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù?

Theo Nghị quyết 27 thì tới đây, chúng ta sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù.

Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước.

Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho họ, chúng tôi tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng.

Tức là lương mới (kể cả bảo lưu) của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 27, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.

Nhân đây tôi cũng mong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù chia sẻ với chủ trương chung của Đảng để triển khai thực hiện cải cách tiền lương một cách hiệu quả.

Để thực hiện cải cách tiền lương, một trong những nhiệm vụ nặng nề trong năm 2024 mà Chính phủ giao Bộ Nội vụ là trong tháng 3 tới đây phải hoàn thành vị trí việc làm. Đây có phải là một áp lực và Bộ đã chuẩn bị những gì để vượt qua áp lực này?

Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương (cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị), các bộ, ngành, địa phương kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh các chính sách liên quan, cố gắng hoàn thành trước 31/3 để kịp thời xây dựng phương án trả lương và áp dụng chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7.

Trong đó, Bộ Nội vụ đang phối hợp hướng dẫn các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm "là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách chính sách tiền lương". Đây là một nhiệm vụ nặng nề, áp lực nhất khi thực hiện cải cách tiền lương, nhưng Bộ Nội vụ sẽ cùng các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ Chính phủ giao.

10% quỹ lương cơ bản để khen thưởng

Các bước tiếp theo để thực hiện cải cách tiền lương vào ngày 1/7 tới là gì, thưa Bộ trưởng?

Tới đây, Bộ Chính trị sẽ xem xét, thông qua chủ trương, nguyên tắc về những nội dung cơ bản của chính sách tiền lương mới của toàn hệ thống chính trị để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã, thực hiện từ ngày 1/7 năm nay.

Bộ Nội vụ đang tích cực tham mưu xây dựng nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Ngoài ra, chúng tôi phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phối hợp với Ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong đó, Bộ Nội vụ đang tham mưu cho cấp có thẩm quyền để xây dựng hệ thống bảng lương gồm lương cơ bản chiếm 70% và phụ cấp 30% tổng quỹ lương.

Ngoài ra, còn có thêm 10% quỹ lương cơ bản để người đứng đầu cơ quan, đơn vị khen thưởng. Đồng thời, người đứng đầu có quyền trong việc ban hành cơ chế để sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên thuê chuyên gia, thu hút và trọng dụng những người có tài năng vào trong khu vực công.

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành hệ thống thể chế làm căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương có thể sử dụng nguồn ngân sách này thu hút và trọng dụng người có tài năng vào trong khu vực công.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Cần quan tâm đến lương giáo viên khi xây dựng bảng lương mới

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Cần quan tâm đến lương giáo viên khi xây dựng bảng lương mới

Chiều 7/11, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên Chất ...

Từ ngày 01/7/2024, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ được cải cách thế nào?

Từ ngày 01/7/2024, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ được cải cách thế nào?

Từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ được cải cách thế nào? - Độc giả Minh Thiên

Bộ Ngoại giao gặp mặt thân mật cán bộ, công chức nghỉ hưu trong năm 2023

Bộ Ngoại giao gặp mặt thân mật cán bộ, công chức nghỉ hưu trong năm 2023

Ngày 5/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ trao quyết định nghỉ hưu cho các đồng chí cấp Vụ và gặp ...

Mức phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức y tế năm 2024 là bao nhiêu?

Mức phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức y tế năm 2024 là bao nhiêu?

Tôi muốn biết mức phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức y tế năm 2024 là bao nhiêu? Cách tính mức phụ ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát động chủ đề thi đua mới năm 2024 với cán bộ, công chức, viên chức ngoại giao

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát động chủ đề thi đua mới năm 2024 với cán bộ, công chức, viên chức ngoại giao

“Phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong của đối ngoại, nỗ lực xây dựng ngành vững mạnh, toàn diện, hiện đại, tận tụy phục ...

(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Tỏa sáng ở trận Al-Nassr thắng Al-Gharafa tại AFC Champions League, Cristiano Ronaldo gia tăng thành tích ghi bàn đáng nể từ khi sang tuổi 30.
Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 'tuyệt chủng' ở Hà Nội và TPHCM, bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) ...
5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025

5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là nội dung quy định về 5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11 ghi nhận đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong hai năm.
CĐV khen ngợi hết lời hành động HLV Ruben Amorim

CĐV khen ngợi hết lời hành động HLV Ruben Amorim

Các CĐV MU hết lời ca ngợi hành động của tân HLV Ruben Amorim sau trận hòa Ipswich Town 1-1.
Kết quả bóng đá hôm nay 26/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 26/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 26/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động