'Tiếp sức' cho Hà Nội phát triển du lịch cộng đồng

Gia Thành
Baoquocte.vn. Những năm gần đây, TP. Hà Nội đã đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tạo ra sản phẩm khác biệt, giàu tính trải nghiệm cho du khách.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Tiếp sức' cho Hà Nội phát triển du lịch cộng đồng
Du khách trải nghiệm ngâm chân bằng lá thuốc tại bản Miền, Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Quyên)

Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, khi có tới 18 huyện, thị xã ngoại thành rộng lớn với những hình thái nông thôn mang đặc trưng riêng, hệ thống di tích lịch sử phong phú, di sản phi vật thể đặc sắc và ẩm thực đa dạng.

Thời gian qua, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản, làng nghề, văn hóa, lợi thế về nông nghiệp tại khu vực ngoại thành Hà Nội để phát triển du lịch đã được ngành Du lịch, ngành Nông nghiệp và các địa phương quan tâm.

Tin liên quan
Hà Nội chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo Hà Nội chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo 'chất riêng' cho nền kinh tế

Việc biến di sản, văn hóa, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp thành tài sản, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn phục vụ nhu cầu của đông đảo các du khách trong nước và quốc tế bước đầu đã có những chuyển biến.

Phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử

Những năm gần đây, TP. Hà Nội đã đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tạo ra sản phẩm khác biệt, giàu tính trải nghiệm cho du khách.

Từ những hoạt động ban đầu chỉ gồm tham quan, ăn uống mang tính tự phát, với sự hỗ trợ của Sở Du lịch Hà Nội, chính quyền các địa phương, Hà Nội đã có nhiều mô hình du lịch cộng đồng hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đồng bộ.

Đơn cử như: Du khách được tham gia các hoạt động tham quan, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, thưởng thức những đặc sản ẩm thực địa phương, mua những món quà lưu niệm mang đậm bản sắc địa phương; có thể ngủ lại tại các homestay. Hầu hết các dịch vụ đều do chính người dân địa phương thực hiện.

Hà Nội đã có những địa bàn cộng đồng tích cực tham gia vào hoạt động du lịch như: Gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), Khu Di tích Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức), Làng sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), Điểm du lịch Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng)...

Du lịch cộng đồng đã góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.

Tại Bát Tràng, trước đây, các dịch vụ ăn uống chủ yếu là tự phát, thì nay đã có các nhà hàng chuyên phục vụ đặc sản Bát Tràng, trong không gian nhà cổ. Còn tại làng cổ Đường Lâm, hiện có hơn 100 gia đình tham gia "chuỗi" cung ứng dịch vụ du lịch, đem lại kinh tế ổn định.

Hay mới nhất, trong năm nay, điểm du lịch cộng đồng bản Miền tại thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì được xây dựng theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đầu tiên đưa vào hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điểm nhấn cốt lõi để Thủ đô xây dựng bản du lịch cộng đồng bản Miền là gắn với nghề làm thuốc nam, phát triển mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Từ đó, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.

Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC) nhận thấy, Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng khi có lợi thế lớn cả về nền văn hóa đa dạng, giá trị truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số, có giá trị thiên nhiên hấp dẫn từ phố thị, đồng bằng đến vùng núi, lịch sử phong phú và cộng đồng dân cư thân thiện, nhiệt huyết.

Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu nhận định: "Du lịch cộng đồng đã góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời, phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương".

'Tiếp sức' cho Hà Nội phát triển du lịch cộng đồng
Du khách lựa chọn các sản phẩm truyền thống của làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm). (Ảnh: Đỗ Tâm)

Để nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng

Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn TP. Hà Nội, du lịch cộng đồng là một trong những mũi nhọn được tập trung đầu tư để tăng tính hấp dẫn cho du lịch Thủ đô.

Ông Trần Trung Hiếu cho hay, trong tương lai gần, ngành du lịch Thủ đô đang tập trung gắn phát triển du lịch với hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt làng nghề, giúp du khách dễ dàng trải nghiệm văn hóa làng quê.

Theo Phó Giáo sư Phạm Hồng Long, Trưởng Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn Hà Nội, phát triển du lịch cộng đồng đòi hỏi quá trình điều tra kỹ lưỡng về các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở góc độ cung và cầu.

Bên cạnh đó, cần có tư duy sáng tạo để đưa ra các ý tưởng mới phù hợp với thực tế tại địa phương, giúp du khách có những trải nghiệm mới lạ, tránh sự trùng lặp. Nói cách khác, tính đặc thù là điểm mấu chốt trong phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng.để người dân có được kỹ năng, kiến thức làm du lịch, cần phải được tập huấn, hướng dẫn và kết hợp cùng kinh nghiệm thực tế.

Ông Phạm Hồng Long khẳng định: "Việc huyện ngoại thành Hà Nội phát triển du lịch cộng động, du lịch xanh không chỉ góp phần thúc đẩy ngành Du lịch phát triển mà còn đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng địa phương".

Để du lịch cộng đồng ở Hà Nội được nhân rộng, ông Phạm Hải Quỳnh cho rằng, Hà Nội cần tập trung vào bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tập trung vào khai thác và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống; thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu văn hóa giữa cộng đồng và du khách, cải thiện hạ tầng du lịch, dịch vụ ở các khu vực cộng đồng.

“Đặc biệt, cần căn cứ vào những giá trị hiện có để xây dựng cộng đồng, xây dựng sản phẩm, nâng cao giá trị điểm đến trước khi có kế hoạch đầu tư lớn. Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững, tạo cơ hội cho người dân tham gia và hưởng lợi từ du lịch", ông Quỳnh nhấn mạnh.

Thưởng thức những món ‘ăn chơi’ nổi tiếng ở phố cổ Hà Nội

Thưởng thức những món ‘ăn chơi’ nổi tiếng ở phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội được xem như "thiên đường ẩm thực" của các tín đồ ăn uống. Dưới đây là một số địa điểm quà ...

Hà Nội: Tạo 'đòn bẩy' để du lịch ngoại thành phát triển

Hà Nội: Tạo 'đòn bẩy' để du lịch ngoại thành phát triển

Để du lịch ngoại thành thực sự là trọng điểm trong kế hoạch phát triển du lịch Hà Nội, các địa phương cần xây dựng ...

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Sự kiện đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Sự kiện đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 đã chính thức được khởi động nhằm tôn vinh vẻ đẹp của trang phục truyền ...

Hà Nội chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo 'chất riêng' cho nền kinh tế

Hà Nội chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo 'chất riêng' cho nền kinh tế

70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), kinh tế Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to ...

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội - Thành phố vì hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Thái Lan đẩy nhanh Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia kinh phí 300 tỷ Baht

Thái Lan đẩy nhanh Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia kinh phí 300 tỷ Baht

Bộ trưởng Giao thông Thái Lan công bố kế hoạch giai đoạn hai của Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia với tổng kinh phí đầu tư ...
Disney tái hiện Rapunzel: Dự án phim live-action Tangled ra mắt

Disney tái hiện Rapunzel: Dự án phim live-action Tangled ra mắt

Disney công bố Dự án phim live-action Tangled mới, đó là Tangled, một phiên bản tái hiện của bộ phim hoạt hình nổi tiếng đã ra mắt vào năm 2010.
Đối thoại hàng hải đầu tiên Ấn Độ-Philippines, Manila chỉ trích một quốc gia ‘bóp méo nghiêm trọng' UNCLOS 1982

Đối thoại hàng hải đầu tiên Ấn Độ-Philippines, Manila chỉ trích một quốc gia ‘bóp méo nghiêm trọng' UNCLOS 1982

Đối thoại hàng hải đầu tiên giữa Ấn Độ và Philippines diễn ra ngày 13/12 tại Manila, tập trung vào việc tăng cường hợp tác giữa lực lượng hải quân ...
Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ cuối): Giấc mơ xây chùa Việt

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ cuối): Giấc mơ xây chùa Việt

Là cộng đồng người Việt lớn thứ hai ở nước ngoài, bà con kiều bào tại Nhật Bản luôn khao khát có một ngôi chùa Việt làm địa điểm sinh ...
Giá heo hơi hôm nay 14/12: Chỉ còn tăng ở miền Nam, Trung Quốc nhập khẩu từ Nga hơn 100 triệu USD thịt heo

Giá heo hơi hôm nay 14/12: Chỉ còn tăng ở miền Nam, Trung Quốc nhập khẩu từ Nga hơn 100 triệu USD thịt heo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục duy trì đi ngang tại miền Bắc, miền Trung và tăng nhẹ tại miền Nam. Khảo sát mới nhất cho thấy ...
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu kiến nghị luận tội tổng thống

Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu kiến nghị luận tội tổng thống

Liên quan đến vụ việc ban bố thiết quân luật bất thành hơn 10 ngày trước, ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc họp phiên toàn thể bỏ phiếu luận tội ...
Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2024

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2024

Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2024 là hoạt động thường niên, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với tình hữu nghị đặc biệt này.
Làn gió mới cho thị trường truyện tranh trong nước

Làn gió mới cho thị trường truyện tranh trong nước

Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024 thu hút sự quan tâm của đông đảo tác giả, họa sĩ trên khắp cả nước, với hơn 100 tác phẩm dự thi.
Moana 2 tiếp tục oanh tạc phòng vé Bắc Mỹ trong tuần công chiếu thứ 2

Moana 2 tiếp tục oanh tạc phòng vé Bắc Mỹ trong tuần công chiếu thứ 2

Với tổng doanh thu toàn cầu lên tới 600 triệu USD, 'Moana 2' góp phần giúp Disney duy trì vị thế 'vua phòng vé' năm nay.
Triển lãm ‘Âm Vọng’: Cảm hứng nghệ thuật đương đại từ 'bách khoa toàn thư' bằng đồng của Việt Nam

Triển lãm ‘Âm Vọng’: Cảm hứng nghệ thuật đương đại từ 'bách khoa toàn thư' bằng đồng của Việt Nam

Triển lãm ‘Âm Vọng’ trưng bày 81 tranh khắc gỗ in trên giấy dó, hàng chục tác phẩm gốm sứ, trang phục thêu các họa tiết trên cửu đỉnh.
Một cuốn sách bổ ích với nhiều thông tin lý thú

Một cuốn sách bổ ích với nhiều thông tin lý thú

Cuốn sách 'Giới thiệu các tổ chức và diễn đàn trên thế giới' sẽ mang đến những kiến thức để hiểu các tổ chức quốc tế đã hình thành và hoạt động ra sao.
Triển vọng hợp tác bền vững của nghệ thuật múa châu Á

Triển vọng hợp tác bền vững của nghệ thuật múa châu Á

Liên hoan Múa châu Á 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ quốc tế, diễn ra trong hai ngày 2-3/12.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh': Giữ gìn văn hoá truyền thống bằng sắc thái đương đại

MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh': Giữ gìn văn hoá truyền thống bằng sắc thái đương đại

MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh' đã tái hiện nét đẹp văn hóa thời nhà Trần - một triều đại giàu bản sắc trong lịch sử Việt Nam.
Chiếc khiên 1.800 năm tuổi hé lộ thời huy hoàng của đế chế La Mã

Chiếc khiên 1.800 năm tuổi hé lộ thời huy hoàng của đế chế La Mã

Một tấm khiên được làm bằng gỗ và da có niên đại khoảng năm 250 sau Công nguyên là một trong số ít những hiện vật thời La Mã hoàn chỉnh từng được tìm thấy.
Lễ hội Thingyan ở Myanmar và Lễ hội Eid ở Nigeria là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Lễ hội Thingyan ở Myanmar và Lễ hội Eid ở Nigeria là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Việc UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể với các lễ hội đảm bảo việc bảo tồn và truyền lại giá trị văn hóa này cho các thế hệ tương lai.
Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng rượu sake nổi tiếng như sushi

Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng rượu sake nổi tiếng như sushi

Việc UNESCO công nhận phương pháp sản xuất rượu sake truyền thống sẽ đem lại niềm hy vọng mới cho ngành công nghiệp này.
Phiên bản di động