Tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 ở mức độ cao, thực hiện hiệu quả hơn chiến lược vaccine

Chu Văn
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh mặc dù bị ảnh hưởng bởi do đại dịch Covid-19, song kinh tế-xã hội tháng Năm và 5 tháng năm 2021 vẫn đạt được các kết quả nổi bật.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộ họp. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộ họp. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 3/6, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 5/2021. Ngoài các thành viên Chính phủ, tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Trợ lý Tổng Bí thư Đinh Văn Ân; đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương.

Lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh tham dự phiên họp theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu địa phương.

Phát biểu kết luận Phiên họp buổi sáng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định trong tháng 5 nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là bảo vệ và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tiếp tục nhiệm vụ duy trì, khôi phục kinh tế do ảnh hưởng bởi dịch bệnh; kết thúc năm học 2020-2021 trong khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đợt thứ 4 với diễn biến phức tạp hơn.

Thủ tướng khẳng định dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và toàn dân, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, dịch Covid-19 đang từng bước đẩy lùi tại các địa bàn trọng điểm.

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn có nguy cơ diễn biến phức tạp, vì vậy cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch ở mức độ cao; tiếp tục tinh thần “chống dịch như chống giặc”; kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công; thực hiện hiệu quả hơn “chiến lược vaccine”; triển khai ứng dụng công nghệ bắt buộc vào phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về phòng, chống dịch...

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh mặc dù bị ảnh hưởng bởi do đại dịch Covid-19, song kinh tế-xã hội tháng Năm và 5 tháng năm 2021 vẫn đạt được các kết quả nổi bật: bảo vệ và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; lãi suất, tỷ giá ổn định; sản xuất công nghiệp tăng khá; duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu; tăng thu hút đầu tư nước ngoài; thu ngân sách đạt kết quả tương đối tốt; an sinh xã hội, đời sống nhân dân ổn định; an ninh quốc gia, quốc phòng được giữ vững; đối ngoại được tăng cường... Những kết quả đó thể hiện và củng cố, thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân tộc; ý Đảng hợp lòng dân.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập như: vẫn còn những nơi, những lúc bị động, lúng túng trong phòng chống dịch Covid-19 và có những cơ quan chưa kịp thời, hiệu quả trong thực hiện giải pháp; chiến lược vaccine triển khai còn chậm; đầu tư công vẫn chậm và khó khăn, chưa đạt mục tiêu về mặt tiến độ; nhập siêu có biểu hiện tăng; xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khối có vốn đầu tư nước ngoài; tội phạm, nhất là tội phạm trên không gian mạng xuất hiện nhiều và ảnh hưởng tới đời sống xã hội...

Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân khiến vẫn tồn tại những khó khăn trên chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như: một số bộ, ngành chưa nắm chắc, bám sát tình hình, đưa ra giải pháp chưa phù hợp, kém hiệu quả, điều hành lúng túng; vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách chậm được tháo gỡ; một số cá nhân, người đứng đầu chưa thực sự quyết liệt, gương mẫu trong tổ chức và điều hành công việc thuộc phạm vi, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Nguồn: TTXVN)

Nhận định về tình hình sắp tới, Thủ tướng cho rằng khó khăn, thách thức và cơ hội đan xen, song dự báo khó khăn, thách thức nhiều hơn vì dịch Covid-19 nguy cơ bùng phát mạnh hơn, ảnh hưởng lớn hơn.

Chúng ta kiên định mục tiêu kiềm chế, đẩy lùi và ngăn chặn có hiệu quả làn sóng dịch lần thứ 4 để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân; khôi phục và phát triển kinh tế sau đợt dịch; giữ vững ổn định chính trị; củng cố và tăng cường đối ngoại; đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân; bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với các đối tượng chịu tác động bởi dịch và các đối tượng yếu thế... Phấn đấu tối đa để hoàn thành nhiệm vụ mà Quốc hội giao, cũng như các nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành thực hiện các giải pháp như: tăng cường nhận thức về những khó khăn, thách thức, vướng mắc đang phải đối diện để nỗ lực và lấy đó làm động lực để phấn dấu, vươn lên khẳng định và phá triển; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bám sát tình hình, nắm chắc tình hình, nhất là tình hình thực tiễn, từ đó có lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đúng hướng, sát tình hình, khả thi và mang lại hiệu quả rõ rệt trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng yêu cầu xây dựng chính sách tiền tệ, tài khóa hài hòa, hợp lý để vừa bảo đảm kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo tăng trưởng; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại liên quan thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là liên quan đến vaccine, đầu tư công, kinh tế vĩ mô, các dự án thua lỗ, yếu kém; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, đặc biệt là tiết kiệm ngân sách để chi cho các trọng điểm và vùng đặc biệt khó khăn; khẩn trương hoàn thiện, ban hành Nghị quyết về chính sách cho lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19; tiếp tục kiểm soát xuất nhập cảnh, xử lý nghiêm hành vi xuất nhập cảnh, cư trú trái phép...

Riêng về đầu tư công, Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc bố trí vốn đầu tư công sát tình hình, bám sát 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương các cấp chính quyền, nhất là các địa phương trọng tâm của dịch Covid-19 như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh và các lực lượng tuyến đầu chống dịch như, quân đội, công an, đặc biệt là lực lượng y tế, đã quyết liệt, không quản khó khăn gian khổ trong phòng, chống dịch Covid-19, vì sức khỏe nhân dân.

TIN LIÊN QUAN
Phòng chống dịch Covid-19: Hy vọng từ vaccine
Việt Nam luôn xác định tăng trưởng xanh là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải đẩy lùi dịch Covid-19 tại hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả chiến lược vaccine ngừa Covid-19
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021: Kinh tế tiếp tục phục hồi, kiên định thực hiện 'mục tiêu kép'

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động