TIN LIÊN QUAN | |
Truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá lên sóng VTV | |
Bộ Y tế nhận giải thưởng quốc tế về kiểm soát thuốc lá |
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các nội dung làm rõ vai trò của báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, xã hội, môi trường; làm rõ những nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá, đồng thời đưa ra các giải pháp phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, thúc đẩy thực hiện Công ước.
Phát biểu tại đây, ông Võ Thanh Lâm – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh, thời gian qua, tác động truyền thông của các bài báo, các phóng sự phát thanh truyền hình về đề tài thuốc lá được duy trì đều đặn góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của mọi người về tác hại của khói thuốc lá. Từ đó, góp phần thực thi các cam kết của Việt Nam trong Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá và bảo vệ, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ông Võ Thanh Lâm cũng cho biết, thực hiện “Chiến dịch quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 17/2/2013, bằng việc phê chuẩn Công ước khung FCTC, Việt Nam với tư cách là thành viên của Công ước cam kết thực hiện các quy định của Công ước, trong đó, Điều 13 khuyến nghị các nước cấm triệt để quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thuốc lá.
Toàn cảnh buổi Hội thảo. (Ảnh: T.P) |
Ngoài ra, Luật PCTHTL tại khoản 2, 3, 8 Điều 9 và Điều 16 có quy định các hành vi bị cấm, hoạt động tài trợ đối với thuốc lá. Cụ thể, tại Điều 9, các hành vi bị cấm gồm: Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức; Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này, Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
Tại Điều 16, hoạt động tài trợ gồm: Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.
Qua Hội thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí hiểu đúng các quy định pháp luật không thực hiện hoạt động quảng cáo về thuốc lá, đề cập hoạt động tài trợ của công ty thuốc lá trên các sản phẩm báo chí. Đối với việc tăng cường tuyên truyền về Công ước khung FCTC và thực thi các quy định của Luật PCTHTL, Bộ yêu cầu các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí về nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thực tế cho thấy, việc thực hiện các quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thuốc lá vẫn còn những tồn tại như: trưng bày quá 1 bao/túi thuốc của cùng 1 nhãn hiệu thuốc lá; dùng mô hình sản phẩm quảng bá hàng hóa thuốc lá; trưng bày giấu đi hình ảnh cảnh báo sức khỏe; dùng đội ngũ tiếp thụ bán thuốc lá…
Nói về các chế tài xử phạt liên quan đến quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, bà Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng cho rằng, nhận thức về các quy định cấm quảng cáo – khuyến mại – tài trợ thuốc lá chưa tốt và tính tuân thủ quy định pháp luật về cấm quảng cáo – khuyến mại – tài trợ và trưng bày thuốc lá tại điểm bán chưa cao. Ngoài ra, lực lượng thanh tra mỏng, địa bàn rộng và chậm triển khai trong việc xử phạt từ phía các cán bộ thực thi nhiệm vụ, chưa đẩy mạnh sự phối hợp giữa các sở ngành liên quan...
Bà Lê Thị Thu – Tổ chức HealthBridge Canada khẳng định, một số cơ quan báo chí hiện nay vẫn đang vi phạm Luật PCTHTL trong việc đăng tải hoạt động tài trợ của doanh nghiệp thuốc lá và vị phạm Công ước khung FCTC trong việc phối hợp với doanh nghiệp thuốc lá thực hiện hoạt động tài trợ.
Trước thực trạng trên, Công ước khung FCTC kiến nghị, các bên tham gia cần thực hiện cấm toàn bộ mọi hình thức quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thuốc lá, bao gồm cả hoạt động gọi là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thuốc lá và khuyến cáo xuyên biên giới.
Đặc biệt, Hội thảo nhấn mạnh cần tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về các quy định Luật PCTHTL và Công ước Khung FCTC, cũng như tăng cường quản lý và phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc giám sát và xử lý các vi phạm về quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị của các công ty thuốc lá trên báo chí.
37% điểm bán lẻ vi phạm quy định cấm quảng cáo thuốc lá Trong những điểm bán lẻ này, tiêu chí vi phạm nhiều nhất là “Quầy/tủ trưng bày thuốc lá có gắn/in biểu tượng/logo/màu sắc nhãn hiệu ... |
Phát động truyền thông tăng thuế thuốc lá Ngày 31/10, Chương trình Phòng, Chống Tác hại Thuốc lá Quốc gia (VINACOSH) đã phối hợp với Tổ chức lá phổi thế giới (WLF) phát ... |
Phát động chiến dịch truyền thông phòng chống thuốc lá Ngày 7/5, tại Hà Nội, chiến dịch truyền thông đại chúng quy mô toàn quốc đã được phát động nhằm ủng hộ việc ban hành ... |