Tiếp tục ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn

Chu Văn
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, bộ, ngành, địa phương nào chưa xây dựng, triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ thì khẩn trương thực hiện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2023 trực tuyến đến các địa phương. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2023 trực tuyến đến các địa phương. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023. Phiên họp được tổ chức trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 2; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Dự Phiên họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Dự họp tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Tăng trưởng kinh tế cao thứ 2 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Tại phiên họp, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội phục hồi tích cực, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tốt trong năm 2022 và tháng 1 năm 2023 đã tạo điều kiện cho nhân dân cả nước vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm với không khí phấn khởi, đoàn kết, tương thân, tương ái, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ của năm mới 2023.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức đang ngày càng gia tăng cả từ bên ngoài và bên trong nền kinh tế; sức ép điều hành tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tăng cao; giải ngân đầu tư công, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chậm.

Do đó, cần có các giải pháp chủ động điều hành mới, chính xác, kịp thời, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn, phù hợp với diễn biến tình hình để không làm tăng thêm và hóa giải các khó khăn, thách thức, tận dụng thời gian, cơ hội phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận các ý kiến phát biểu tại phiên họp, với tinh thần thẳng thắn, xây dựng, trách nhiệm; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp bổ sung vào dự thảo Nghị quyết của Chính phủ để triển khai thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, trong tháng 1/2023, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ càng ngày càng khoa học, sát thực tế và đạt hiệu quả thiết thực. Sau khi Trung ương có kết luận, Quốc hội có nghị quyết và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chỉ đạo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành, chỉ đạo triển khai Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; với chủ đề năm 2023 là “Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả”; cùng 6 quan điểm, trọng tâm và 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, 142 nhiệm vụ cụ thể.

“Bộ, ngành, địa phương nào chưa xây dựng, triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ thì khẩn trương thực hiện”, Thủ tướng yêu cầu.

Theo Thủ tướng, cả nước đã tổ chức cho người dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; chú trọng các hoạt động tri ân, nghĩa tình đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng theo đúng chỉ thị của Ban Bí thư. Sau Tết, không khí ra quân lao động, sản xuất, kinh doanh sôi động, hào hứng, phấn khởi.

Trong tháng 1, tình hình phát triển kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, đạt được những kết quả toàn diện. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch phát triển ổn định và khởi sắc.

Các tổ chức quốc tế vẫn đánh giá tích cực. Trong đó, báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu vừa công bố trong tháng 1/2023, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023 là 6,3%; tuy thấp hơn 0,2% so với kỳ dự báo trước, nhưng đây là mức cao thứ 2 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bên cạnh phát triển kinh tế, an sinh xã hội được đảm bảo, hỗ trợ 25 triệu đối tượng chính sách xã hội với kinh phí khoảng 9,5 nghìn tỷ đồng. Các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội được tổ chức sôi động, vui tươi, an toàn, lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

“Xuất hiện nhiều hành động, hình ảnh đẹp, thể hiện nghĩa tình, tính nhân văn, tinh thần hết lòng phục vụ nhân dân của lực lượng vũ trang như đưa các cháu bé, cụ già bị lạc về gia đình; giúp đỡ, chia sẻ cùng nhân dân, đặc biệt trong dịp Tết vừa qua - phát thuốc, khám, chữa bệnh miễn phí, tặng quà Tết, áo ấm cho nhân dân gặp khó khăn...”, Thủ tướng cho biết.

Cùng với đó, an ninh trật tự, an toàn giao thông cơ bản đảm bảo, nhất là việc tổ chức xử lý nghiêm tình trạng sử dụng bia rượu, mang lại cuộc sống an toàn, an yên cho người dân.

Thủ tướng chỉ rõ, bên cạnh những thành tựu, vẫn còn những khó khăn như: ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn tiềm ẩn rủi ro; tác động tình hình thế giới đối với nền kinh tế; hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn khó khăn. Việc triển khai một số chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội còn chậm.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn; tình trạng lừa đảo, thông tin xấu độc, xuyên tạc, an ninh thông tin, an ninh mạng diễn biến phức tạp...

Sau khi phân tích những bài học kinh nghiệm, phân tích tình hình, đưa ra các quan điểm chỉ đạo điều hành, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện trong tháng 2 và thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2023 trực tuyến đến các địa phương. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Tiếp tục ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Theo đó, theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, trong nước, sự dịch chuyển, các xu hướng lớn toàn cầu; chủ động, kịp thời dự báo, cảnh báo rủi ro, kiến nghị đối sách phù hợp. Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác.

“Phát huy vai trò của cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; trong đó chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng và quyết định, hỗ trợ cho chính sách tiền tệ”, Thủ tướng chỉ rõ.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, phải bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phù hợp, hướng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, ưu tiên vốn cho những dự án tốt, doanh nghiệp hoạt động minh bạch, hiệu quả; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội, phương thức hợp tác công – tư.

Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định pháp luật; tăng cường chuyển đổi số kết hợp dữ liệu dân cư để sớm triển khai thanh toán, thu phí, lệ phí, thuế bằng công nghệ số, nhất là dịch vụ ăn uống; triệt để tiết kiệm chi, chống lãng phí, kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên không thực sự cần thiết; ưu tiên chi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng. “Các bộ, ngành, địa phương không điều hành giật cục; chuyển đổi trạng thái phải linh hoạt, mềm dẻo”, Thủ tướng chỉ rõ.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; khẩn trương hoàn thành kế hoạch phân bổ vốn còn lại của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tăng cường quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ dự án lớn, quan trọng, có tính lan tỏa cao, nhất là công trình giao thông trọng điểm...

“Các địa phương cần chủ động hơn trong việc giải ngân đầu tư công và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tránh dàn trải mà phải có trọng tâm, trọng điểm”, Thủ tướng nhắc nhở.

Các bộ, ngành, địa phương phát triển và khai thác hiệu quả thị trường trong nước gắn với thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới.

Thành viên và đại diện các cơ quan thuộc Chính phủ tham dự phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Thành viên và đại diện các cơ quan thuộc Chính phủ tham dự phiên họp. (Nguồn: TTXVN)

Cùng với đó, tiếp tục phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân sản xuất theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; khơi thông thị trường gắn với tổ chức sản xuất phù hợp, nhất là sản phẩm chủ lực, có thế mạnh, tận dụng hiệu quả cơ hội nhu cầu lương thực đang tăng trên thế giới; bảo đảm hệ thống phân phối, chuỗi cung ứng xăng, dầu ổn định, giảm khâu trung gian…

Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động quốc gia; tiếp tục tập trung công tác xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách, kiên quyết cắt giảm, sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách, quy định pháp luật không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh tế mới…

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; thúc đẩy Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công dân số, kinh tế số; sớm hoàn thành xây dựng, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia; khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo phương châm quy hoạch phải đi trước một bước và mở ra cơ hội, không gian phát triển mới; tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu, sử dụng thuốc, trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ nguồn bảo hiểm xã hội; hoàn thiện, phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở y tế; đảm bảo quốc phòng, an ninh; triển khai hiệu quả chương trình đối ngoại; chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, thực hiện các đề án, nội dung trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội nghị Trung ương, Quốc hội, bảo đảm tiến độ, chất lượng; thể chế hóa kịp thời, tổ chức triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ theo chức năng, quyền hạn đã được phân công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mục tiêu ưu tiên giữ vững định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mục tiêu ưu tiên giữ vững định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

Sáng 1/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố và Phiên họp ...

Kinh tế Việt Nam: Tìm nhân tố thúc đẩy tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Tìm nhân tố thúc đẩy tăng trưởng

Chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đi theo kịch bản nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động, chăm lo đời sống người lao động

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động, chăm lo đời sống người lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1170/CĐ-TTg về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động ...

Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức

Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ ...

Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn

Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn

Về nhiệm vụ năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm bản lề trong thực ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng ...
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động