Back to E-magazine
e magazine
05:58 | 31/12/2023
Tiêu điểm quốc tế năm 2023

05:58 | 31/12/2023

10 tiêu điểm quốc tế năm 2023 do Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn.

Tiêu điểm quốc tế năm 2023

Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn 10 tiêu điểm quốc tế năm 2023.

1

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Xung đột Nga-Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp, giằng co kéo dài với mức độ khốc liệt không suy giảm, chưa có dấu hiệu cho thấy có thể chấm dứt xung đột. Quan hệ Nga-phương Tây tiếp tục gia tăng căng thẳng, xuống thấp nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, hai bên liên tục có các biện pháp trừng phạt, trả đũa nhau.

2

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Xung đột Israel-Hamas bùng phát ở Dải Gaza, có nguy cơ lan rộng ra khu vực. Cuộc tấn công bất ngờ với quy mô lớn của phong trào Hồi giáo Hamas vào lãnh thổ Israel ngày 7/10 và việc Chính phủ Israel đáp trả bằng chiến dịch quân sự lớn nhất kể từ năm 1973 đã khiến hơn 20 nghìn người thiệt mạng, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, đe dọa phá vỡ các nỗ lực khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông.

3

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm. Tác động từ xung đột, cạnh tranh nước lớn và thách thức an ninh phi truyền thống gây gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực, năng lượng, đẩy lạm phát toàn cầu lên cao. Cộng thêm những cơn “địa chấn” từ sự sụp đổ của các ngân hàng như Silicon Valley, Signature, First Republic của Mỹ và Credit Suisse của Thụy Sỹ; ngân hàng trung ương nhiều nước phải tính toán giữa việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và tạm dừng tăng để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Thế giới đối mặt với “thập kỷ mất mát” với tăng trưởng dự báo trung bình chỉ 2,2% năm cho đến năm 2030.

4

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc có dấu hiệu cải thiện với một loạt tiếp xúc trao đổi, trong đó có cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị cấp cao APEC ở San Francisco, Mỹ (15/11); cuộc họp trực tuyến các quan chức quân đội hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc (21/12). Tuy nhiên, cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng giữa hai nước vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều khu vực và lĩnh vực.

5

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Các dấu mốc mới về gắn kết đa phương. Liên minh châu Phi (AU) được kết nạp vào G20, BRICS quyết định sẽ kết nạp thêm 6 nước kể từ đầu năm 2024… cho thấy vai trò ngày càng tăng của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới.

6

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Các thách thức về an ninh phi truyền thống tiếp tục diễn ra gay gắt hơn, cần sự chung tay toàn cầu để giải quyết. Các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai (động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, cháy rừng ở Thụy Sỹ, Hy Lạp, bão ở Đông Nam Á và Bắc Mỹ, hạn hán ở Mỹ Latinh…), dịch bệnh, thiếu an ninh lương thực và an ninh năng lượng, di cư bất hợp pháp đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các vấn đề mới như an ninh mạng, an ninh không gian… ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Để đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, lần đầu tiên, COP28 đề cập loại bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong ngành năng lượng và khởi động Quỹ tổn thất và thiệt hại “bồi thường” cho các quốc gia dễ bị tổn thương..

7

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Trí tuệ nhân tạo bùng nổ. Năm 2023, sau “phát súng” khởi đầu của Chat GPT, hàng loạt ứng dụng AI như Google Bard, Microsoft Bing, Whisper, Codex, Midjourney, DALL-E… đã tạo ra những tác động chưa từng có tới các lĩnh vực của xã hội. Mặt khác, sự phát triển quá nhanh của AI làm gia tăng nhiều lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đến con người và xã hội như nguy cơ mất an ninh, lừa đảo trên mạng... Trong bối cảnh đó, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên về an toàn AI tại Anh thông qua Tuyên bố Bletchley, nhằm thúc đẩy các nỗ lực phối hợp toàn cầu trong sử dụng và nghiên cứu có trách nhiệm công nghệ này. Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế thể hiện quyết tâm thắt chặt kiểm soát trong lĩnh vực công nghệ.

8

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Cuộc đua vũ trụ nóng hơn. Đến nay có 77 quốc gia có cơ quan không gian vũ trụ, 16 quốc gia có thể đưa hàng vào vũ trụ. Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên có tàu thám hiểm hạ cánh xuống cực Nam chưa được khám phá của Mặt trăng, đồng thời phóng thành công tàu thăm dò Mặt trời; Nhật Bản phóng tàu đổ bộ lên Mặt trăng; châu Âu đưa vệ tinh tìm hiểu “vũ trụ tối”; NASA khởi động nghiên cứu tiểu hành tinh Psyche. Ngày 4/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về không triển khai vũ khí trong vũ trụ nhằm tăng cường quản trị không gian.

9

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Ấn Độ trở thành nước đông dân nhất thế giới. Theo số liệu của Liên hợp quốc, với số dân 1.425.775.850 người vào ngày 14/4, Ấn Độ chính thức vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Dân số ngày càng tăng của Ấn Độ có nghĩa là nước này có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, mua nhiều hàng hóa của thế giới hơn và đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu dù cũng tạo ra không ít thách thức.

10

Tiêu điểm quốc tế năm 2023
Thế giới chính thức vượt qua đại dịch Covid-19. Ngày 5/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với đại dịch Covid-19, chính thức khép lại cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu lớn nhất trong hơn một thế kỷ qua, khiến hơn 765 triệu trường hợp nhiễm, gần 7 triệu người tử vong. Đại dịch đi qua nhưng hệ lụy vẫn còn, đòi hỏi thế giới phải có cuộc cải thiện quy mô lớn về năng lực đối phó với các siêu đại dịch và xử lý các hậu quả đi kèm về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội... không gian.

Bình chọn của Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam

Đọc thêm

Hội nghị thượng đỉnh CIS: Tín hiệu ‘hồi sinh’ tích cực

Hội nghị thượng đỉnh CIS: Tín hiệu ‘hồi sinh’ tích cực

Hội nghị thượng đỉnh thường niên các nhà lãnh đạo các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) diễn ra tại thủ đô Moscow, Liên bang Nga vào ngày 8/10.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Du lịch, gói cứu trợ và hàn gắn quan hệ

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Du lịch, gói cứu trợ và hàn gắn quan hệ

Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu đang thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 6-10/10, trong bối cảnh “thiên đường hạ giới” đang chứng kiến ​​lượng khách du lịch từ Ấn Độ giảm…
Quan hệ Hàn Quốc-Singapore nên vượt ra ngoài phạm vi hallyu

Quan hệ Hàn Quốc-Singapore nên vượt ra ngoài phạm vi hallyu

Đại sứ Hàn Quốc tại Singapore Hong Jin-wook nhấn mạnh điều đó trong cuộc trao đổi với kênh tin tức CNA, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới đảo quốc sư tử.
Con đường gập ghềnh phía trước của tân Thủ tướng Nhật Bản

Con đường gập ghềnh phía trước của tân Thủ tướng Nhật Bản

Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường ngày 1/10 để chính thức bầu ông Ishiba Shigeru, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do làm Thủ tướng thứ 102 của nước này. Nhưng con đường phía trước hứa hẹn sẽ có nhiều thác ghềnh đang chờ đón vị tân Thủ tướng của đất nước Mặt trời mọc.
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP), đồng nghĩa ông sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản. Vậy ông là người như thế nào mà tự nhận là "con sói đơn độc"?
Đại hội đồng Liên hợp quốc: Nỗ lực cho tương lai tốt đẹp hơn

Đại hội đồng Liên hợp quốc: Nỗ lực cho tương lai tốt đẹp hơn

Khoảng 200 nhà lãnh đạo, đại diện các quốc gia thành viên và tổ chức quốc tế đang tụ họp tại New York (Mỹ) dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 79 và Hội nghị thượng đỉnh Tương lai lần đầu tiên.