Nhỏ Bình thường Lớn

Tìm hiểu bức tranh về văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX

Ngày 6/6, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề 'Văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX' đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Huế.

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX” được tổ chức trong bối cảnh cần thiết nâng cao hơn nữa việc tìm hiểu về bức tranh văn học miền Trung, khu vực còn khoảng trống trong nghiên cứu văn học những năm qua.

Tìm hiểu bức tranh về văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX
Ban tổ chức và các nhà nghiên cứu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia gửi bài tham luận của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lí, nhà giáo, nghiên cứu sinh, học viên cao học… trên khắp cả nước.

Từ hơn 60 bài tham luận gửi về, Ban tổ chức đã chọn lọc 45 bài bài báo khoa học phù hợp để in thành tập Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX dày hơn 700 trang do Nhà xuất bản Đại học Huế ấn hành.

Với 5 bài tham luận được trình bày đến từ các nhà nghiên cứu của ba miền đất nước, hội thảo là dịp để khẳng định những đóng góp của văn học miền Trung trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã trình bày, thảo luận về vấn đề nhận diện, đánh giá thành tựu văn học miền Trung nửa đầu thế kỉ XX trên các lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… Hội thảo cũng bàn luận về các thành tựu sáng tác văn học lấy đề tài về vùng đất miền Trung của các tác giả Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Trong đó, các sáng tác của Thanh Tịnh được chú ý hơn cả. Đó là các bài tham luận như “Bản sắc Huế trong tập truyện ngắn “Quê mẹ” của Thanh Tịnh”, “Nét đặc sắc trong truyện kinh dị của Thanh Tịnh”, “Hồn quê trong truyện ngắn của Thanh Tịnh”, “Nghệ thuật kiến tạo cảm thức nơi chốn trong tác phẩm của Thanh Tịnh trước 1945”, “Vấn đề văn hóa, phong tục trong tập truyện ngắn “Quê mẹ” của Thanh Tịnh”.

Tìm hiểu bức tranh về văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX do Nhà xuất bản Đại học Huế ấn hành.

Các sáng tác này được nhìn nhận từ nhiều góc nhìn, lý thuyết văn học và cả các điểm nhìn liên ngành.

Hội thảo cũng có bài tham luận đáng chú ý “Đóng góp của các nhà văn miền Trung trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nhìn từ quan niệm văn chương và ý hướng sáng tạo” của PGS.TS. Nguyễn Thành.

Buổi hội thảo kết thúc trong tầm đón đợi về những hướng tiếp cận mới đối với những đóng góp của văn học miền Trung trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Đêm Việt Nam tại Liên hoan văn học thiếu nhi châu Á

Đêm Việt Nam tại Liên hoan văn học thiếu nhi châu Á

Ban liên lạc và cộng đồng người Việt Nam tại Singapore sẽ hợp tác với Hội đồng sách Singapore để tổ chức chương trình 'Đêm ...

Phát hành ba tác phẩm mới của chủ nhân giải Nobel Văn học 2022 tại Việt Nam

Phát hành ba tác phẩm mới của chủ nhân giải Nobel Văn học 2022 tại Việt Nam

Mùa Hè này, Nhã Nam và Viện Pháp sẽ giới thiệu đến bạn đọc ba tác phẩm mới của nhà văn Annie Ernaux - người ...

Nhà thơ Ba Lan Wislawa Szymborska: Một hồn thơ giản dị mà sâu sắc

Nhà thơ Ba Lan Wislawa Szymborska: Một hồn thơ giản dị mà sâu sắc

Ngày 21/5 tới, buổi trà chiều và thảo luận thơ sẽ được tổ chức tại Viện Goethe Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ...

'Dòng máu cao quý': Hồi ức cảm động của nữ nhà văn Bỉ nổi danh Amélie Nothomb

'Dòng máu cao quý': Hồi ức cảm động của nữ nhà văn Bỉ nổi danh Amélie Nothomb

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn học châu Âu năm 2023, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam và Công ty CP Văn hoá và Truyền ...

Lan tỏa tình yêu ngôn ngữ và văn học đến cộng đồng sinh viên

Lan tỏa tình yêu ngôn ngữ và văn học đến cộng đồng sinh viên

Mới đây, Câu lạc bộ Tiếng Đức Học viện Ngoại giao đã tổ chức chương trình nhằm lan tỏa tình yêu ngôn ngữ và văn ...