Tin Covid-19 sáng 2/10: Đến chiều 1/10, CDC Hà Nội đã rà soát được 8.862 người liên quan đến Bệnh viện Việt Đức từ ngày 15/9 đến nay. |
Ghi nhận đến 17h ngày 1/10, hiện có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Lạng Sơn.
Từ 17h ngày 30/9 đến 17h, ngày 1/10, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-702), Bình Dương (-316), An Giang (-56).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (109), Bình Thuận (23), Tiền Giang (22).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 8.665 ca/ngày. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 167 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.437 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
Hạ nhiệt điểm "nóng" Bệnh viện Việt Đức
Xét nghiệm nhanh nhất để khẩn trương phân vùng xanh- đỏ, phục vụ chống dịch Covid-19 tại BV Việt Đức, là ý kiến khẳng định của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh tại buổi làm việc về công tác chống dịch Covid-19 tại BV Việt Đức sáng 1/10.
GS.TS Trần Bình Giang đề nghị Sở Y tế Hà Nội hỗ trợ thực hiện nhanh công tác xét nghiệm và định kỳ xét nghiệm lại sau 3 ngày, 7 ngày.
Lãnh đạo BV Việt Đức cũng đề nghị TP Hà Nội hỗ trợ việc giãn cách người nhà bệnh nhân ra khỏi khuôn viên BV để phục vụ công tác phòng chống dịch. Đối với người bệnh, BV đã lên kế hoạch chăm sóc toàn diện.
Đồng thời lãnh đạo BV cũng đề xuất, sau khi có kết quả xét nghiệm toàn BV, cần căn cứ vào đó để có phương án phòng chống dịch tiếp theo, nếu phong toả thì chỉ nên tiến hành ở những khu vực có nguy cơ cao, rất cao. Còn vùng an toàn vẫn nên đón tiếp bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cấp cứu, thận nhân tạo.
Bệnh viện Việt Đức phân luồng, cách ly trong khám, chữa bệnh, công tác phòng chống dịch Covid-19. Lập danh sách người bệnh đến khám, điều trị, ra viện có liên quan đến các nhân viên y tế bị nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian từ 19/9 đến ngày 30/9 và gửi cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố nơi người bệnh cư trú để rà soát, tổ chức quản lý, cách ly, theo dõi, xét nghiệm người bệnh, người nhà người bệnh theo quy định hiện hành.
Các lực lượng chức năng cũng đã điều tra các trường hợp liên quan, rà soát F1, F2 và đã lấy toàn bộ hơn 4.000 mẫu xét nghiệm các nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân trong bệnh viện.
Theo thống kê sơ bộ của CDC Hà Nội về số lượng người bệnh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ 15/9 đến nay, toàn Thành phố có gần 4.900 người, trong đó có 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 người điều trị nội trú đã ra viện.
Ngoài ra, có thêm 4.001 người liên quan Bệnh viện Việt Đức tại các tỉnh/thành khác, gồm: gần 2.600 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 người điều trị nội trú đã ra viện.
Đến nay, Hà Nội hiện phát hiện 3 ca Covid-19 liên quan Bệnh viện Việt Đức. Ngoài ra, 3 tỉnh đã phát hiện 5 ca dương tính khác liên quan đến cơ sở y tế này gồm Hà Tĩnh một ca, Nam Định ba ca và Hưng Yên một ca.
Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành Y tế TP. Hà Nội, CDC tiếp tục thông báo tìm người bệnh và người nhà từng đến khám và điều trị tại BV Việt Đức từ ngày 15-30/9, những người này cần liên hệ với trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện đến đường dây nóng phòng chống dịch để được hỗ trợ kịp thời.
Ca tử vong ở tâm dịch TP. Hồ Chí Minh giảm mạnh
Thông tin tại Họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chiều 1/10, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Thành phố cho biết, trong ngày 30/9, số bệnh nhân nặng thở máy còn 1.568, giảm 110 người so với ngày 29/9; 2.046 bệnh nhân nhập viện và 2.866 bệnh nhân xuất viện; số ca tử vong do dịch xuống còn 96 so với 3 ngày trước lần lượt là 131, 113, 106.
"Sau một thời gian dài, lần đầu tiên số ca tử vong do Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh đã xuống mức 2 con số", ông Hải nói và cho biết đây là tín hiệu rất tích cực trong công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn Thành phố.
Về công tác xét nghiệm, từ 18h ngày 29/9 đến 18h ngày 30/9, ngành y tế Thành phố đã lấy hơn 239.000 mẫu, trong đó hơn 3.200 mẫu đơn và gần 300 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên hơn 236.000 mẫu.
Đến ngày 30/9, hơn 10,5 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm, trong đó gần 6,9 triệu mũi 1 và hơn 3,6 triệu mũi 2.
Sau hơn 120 ngày giãn cách xã hội, từ 1/10, TP. Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 18 về điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Theo đó, hàng loạt dịch vụ, ngành nghề, doanh nghiệp được hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Người dân được đi lại trong thành phố nhưng phải sử dụng mã QR, khai báo lộ trình di chuyển trên ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng qua ứng dụng Y tế HCM, hoặc Sổ sức khoẻ điện tử đến khi ứng dụng PC Covid hoạt động.
Đến chiều 30/9, TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận 388.659 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư. 14.946 người trên địa bàn tử vong do Covid-19.
Từ ngày 5/10, xe buýt, taxi, ôtô hợp đồng dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ tại TP. Hồ Chí Minh được hoạt động trở lại với số lượng hạn chế; xe ôm tiếp tục dừng. Nội dung cụ thể được đề cập trong hướng dẫn tổ chức đi lại trên địa bàn Thành phố, được Sở Giao thông Vận tải gửi chính quyền các địa phương và sở ngành liên quan, tối 1/10. Yêu cầu chung cho các loại hình vận tải hoạt động trở lại cần đáp ứng tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 ở lĩnh vực giao thông vận tải tại thành phố.
Người đi đường được yêu cầu khai báo qua ứng dụng VNEID và mã QR thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế Hồ chí Minh, hoặc Sổ sức khỏe điện tử (khi PC-Covid chưa hoạt động). Nếu không có mã QR, họ cần xuất trình một trong các giấy tờ chứng minh khỏi Covid-19 dưới 6 tháng hoặc tiêm vaccine (ít nhất một mũi với loại vaccine 2 mũi và sau 14 ngày). Các loại xe chỉ được đi trong phạm vi Thành phố, trường hợp liên tỉnh phải đáp ứng điều kiện khác.
Hà Nam: 50 ca mắc mới, gấp rút triển khai tiêm vaccine Covid-19
Tối 1/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam thông báo 50 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh. Trong đó, 27 ca có địa chỉ ở TP Phủ Lý, các trường hợp còn lại ở các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm và Bình Lục. Hầu hết các ca bệnh mới đều được phát hiện trong khu cách ly, khu phong toả. Ngoài ra, có một số ca mắc Covid-19 là người làm việc trong khu điều trị cho F0.
Như vậy, kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9, đến 18 giờ ngày 1/10, Hà Nam đã ghi nhận 356 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.
Hiện nay, ngành Y tế tỉnh Hà Nam đang tích cực phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn. Tính đến chiều 1/10, cộng dồn từ đợt tiêm vaccine phòng Covid-19 đầu tiên, toàn tỉnh Hà Nam đã có 340.539 lượt người được tiêm phòng. Trong đó có 301.471 người được tiêm phòng mũi 1, số người đã tiêm mũi 2 là 39.068 người.
Miễn thuế nhập khẩu vật tư sản xuất que test Covid-19
Mặt hàng vật tư sản xuất que test Covid-19 được Bộ Tài chính bổ sung vào danh mục hàng miễn thuế nhập khẩu.
Nội dung này thuộc quyết định 1921 được Bộ Tài chính ban hành ngày 30/9. Những mặt hàng vật tư được miễn thuế gồm túi nhôm (dùng để đựng kit test), vỏ dưới que kiểm tra (dùng để lắp ráp tạo que kiểm tra), vỏ trên que kiểm tra (dùng để lắp ráp tạo que kiểm tra), ống chứa mẫu kiểm tra (dùng để đựng mẫu kiểm tra), giá đỡ ống nghiệm (dùng để cố định các ống chứa), que lấy mẫu dịch tỵ hầu (dùng lấy mẫu cần kiểm tra), que lấy mẫu dịch ngoáy mũi (dùng lấy mẫu cần kiểm tra).
Trước đó, danh mục hàng miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng chống dịch Covid-19 theo quyết định 155 ban hành từ đầu năm ngoái, mới chỉ gồm khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế, nước sát trùng (chế phẩm diệt khuẩn dạng dung dịch), trang phục phòng chống dịch, vật tư y tế khác.
Tổng cục Hải quan sẽ hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất việc miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để phòng, chống dịch bệnh kịp thời.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 797.712 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.104 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 793.149 ca, trong đó có 657.902 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Lạng Sơn.
+ Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (392.329), Bình Dương (212.843), Đồng Nai (49.330), Long An (32.575), Tiền Giang (14.071).
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 27.250
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 636.081
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.131 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.297
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 902
- Thở máy không xâm lấn: 99
- Thở máy xâm lấn: 808
- ECMO: 25
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày ghi nhận 136 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (96), Bình Dương (19) Long An (5), Đồng Nai (5), Cần Thơ (3), An Giang (2), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Kiên Giang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 167 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.437 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 221.111 xét nghiệm cho 655.644 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 18.693.337 mẫu cho 53.346.601 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine Covid-19
Trong ngày 30/9 có 707.132 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 42.888.157 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 33.069.709 liều, tiêm mũi 2 là 9.818.448 liều.
| Giá vàng hôm nay 2/10, Bảo vệ thành công ngưỡng 1.750 USD, động lực thay đổi, giá chắc chắn tăng trong tuần tới? Giá vàng hôm nay chốt phiên cuối tuần phục hồi, phá vỡ chu kỳ hạ giá trong 3 tuần qua. Trong đó, biến động tăng ... |
| Vaccine Sinopharm: Công bố mới nhất làm rõ ngờ vực và thực tế về tính an toàn, hiệu quả Trung Quốc đã xuất khẩu gần 1 tỷ liều vaccine Covid-19 đến hơn 60 quốc gia và cam kết thêm 2 tỷ liều nữa trong ... |
| Ngang ngửa vụ Lehman Brothers, gã khổng lồ địa ốc Trung Quốc Evergrande đã gây ra chuyện gì? Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, kích hoạt chế độ “cảnh giác cao độ”, khi gã khổng lồ địa ốc Evergrande của Trung ... |