Tín dụng doanh nghiệp thời Covid-19: Nhà băng thừa tiền, thương nhân vẫn gặp khó

Hoàng Nam
TGVN. Các ngân hàng đã giảm lãi vay, có nhà băng giảm tới 6 lần, nhưng làm sao để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn, vượt khó thời Covid-19 vẫn là câu hỏi hóc búa...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lãi suất ngân hàng năm 2021 được nhận định ở mức thấp, song vẫn là kênh đầu tư ổn định, a.n toàn
Tín dụng cho doanh nghiệp thời Covid-19: Tiền đã có, làm sao cho vay?

Hiện lãi suất huy động đã tiệm cận mức thấp nhất lịch sử cộng với nguồn vốn dồi dào, ngay sau Tết Nguyên đán, các ngân hàng đã đồng loạt giảm suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, làm sao để các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận được nguồn vốn, từ đó vượt qua khó khăn thời Covid-19 vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Ngân hàng giảm lãi vay

Sau nhiều đợt giảm lãi suất mạnh trong năm 2020, hiện mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của các ngân hàng thương mại hiện nay phổ biến ở mức 5-6%/năm, 7-8%/năm trung dài hạn (trong 6 tháng hoặc một năm đầu). Đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, lãi vay ngắn hạn chỉ quanh mức 4,5%/năm.

Cùng với đó, mức lãi suất huy động ngắn hạn từ 6 tháng trở xuống hiện ở mức thấp nhất trong lịch sử, đều dưới 4%/năm. Các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên cũng quanh mức 5,5%/năm.

Đây là lý do mà ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tiếp tục giảm mạnh lãi vay. Cụ thể, từ cuối tháng 2, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố giảm lãi suất cho vay đối với toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới đối với khách hàng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày 22/2 - 22/5. Được biết, đây là lần thứ 6 nhà băng này giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Theo đó, Vietcombank giảm tới 10% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực mức độ mạnh bởi dịch Covid-19; giảm tới 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng còn lại bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cũng giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. HCM (HDBank) công bố lãi suất thấp nhất là 3%/năm đối với các cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ đang thuê mặt bằng, địa điểm kinh doanh. Gói vay này dành cho khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng lên đến 3 tỷ đồng, ân hạn vốn gốc 6 tháng.

Ngoài ra, HDBank còn dành mức lãi suất 4,5%/năm đối với các cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ không cần chứng minh bất kỳ khó khăn nào do dịch bệnh làm sụt giảm doanh thu, thu hẹp thị trường… Chương trình này kéo dài hết năm 2021.

Tin liên quan
Việt Nam tăng tốc đón Việt Nam tăng tốc đón 'sóng’ FDI, lối đi nào cho các doanh nghiệp nội địa?

Một ngân hàng lớn khác là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã gia hạn chương trình "Vay ưu đãi, lãi tri ân" đến ngày 30/6, hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay dồi dào với mức ưu đãi lãi suất cực kỳ hấp dẫn.

VietinBank tăng quy mô gói cho vay ưu đãi lãi suất trung dài hạn lên đến 50.000 tỷ đồng, thời gian ưu đãi lên tới 36 tháng. Đây là chương trình ưu đãi lãi suất cho vay với quy mô vốn lớn nhất năm 2020 và 2021 dành cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ và chủ doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống hoặc sản xuất kinh doanh.

Các ngân hàng khác như: Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi về vay vốn và dịch vụ tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp SME do phụ nữ làm chủ và các doanh nghiệp trẻ.

Đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 1370/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Với động thái trên, kỳ vọng sẽ có thêm nhiều ngân hàng giảm lãi cho vay, hỗ trợ khách hàng, trong đó có các SMEs thời gian tới, qua đó giúp các doanh nghiệp có thêm sức đề kháng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, tạo đà tăng tốc hoạt động kinh doanh cho cả năm 2021 được thuận lợi.

Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, chính phủ Thái Lan xác định tài trợ cho các SME là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Thông qua các bộ, ngành và các tổ chức tài chính, chính phủ đã thực hiện rất nhiều các kênh tài trợ như: trợ cấp, cấp tín dụng và tín dụng đầu tư. Đặc biệt, Thái Lan thành lập Ngân hàng SME - tổ chức tài chính chuyên hỗ trợ tài chính cho các SME.

Hỗ trợ các SME sao cho hiệu quả?

Làn sóng Covid-19 thứ 3 đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng loạt các SME trên cả nước. Thời gian qua, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về tài chính và tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt khó khăn do tác động từ đại dịch Covid-19. Qua đó, các doanh nghiệp đã giảm được chi phí sản xuất nhờ việc giảm chi phí vay vốn tín dụng, giảm bớt áp lực trả nợ vay nhờ việc cơ cấu lại nợ.

Tuy nhiên, các chuyên gia và đại diện nhiều hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, mặc dù lãi suất cho vay đã hạ thấp, nhưng trên thực tế còn khá nhiều doanh nghiệp, nhất là các SME vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.

Nhiều doanh nghiệp cho biết chỉ có thể tiếp cận được những khoản vay ngắn hạn, việc tiếp cận được khoản vay trung và dài hạn rất hạn chế. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ thường phải chịu chi phí vay đắt đỏ hơn so các doanh nghiệp vừa và lớn. Đáng lưu ý là doanh nghiệp sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, thủ tục vay vốn còn phiền hà, phức tạp.

Điều này được TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Hà Nội chia sẻ. Đặc biệt, không ít doanh nghiệp không còn tài sản đảm bảo do đã mang ra vay nợ trong thời gian trước, nên gặp khó với các khoản vay mới.

Chưa kể, tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp còn đang bị định giá rẻ hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Nếu như trước kia, doanh nghiệp vay vốn có thể được đối ứng 30-70 với ngân hàng, nghĩa là doanh nghiệp có tài sản đảm bảo đối ứng giá trị 30% khoản vay thì ngân hàng cho vay 70%, thì hiện khoản đối ứng đã lên 50-50, thậm chí xuống 70-30.

Bên cạnh đó, sau một năm chống chọi với dịch bệnh, khả năng tài chính với nhiều doanh nghiệp gần như cạn kiệt. Các doanh nghiệp đã phải cắt giảm quy mô sản xuất song vẫn phải đối mặt với các chi phí: thuê mặt bằng, phân xưởng, kho bãi, trả lương nhân công, chi phí sản xuất... trong khi phải tìm kiếm thêm thị trường mới, đối tác mới…

Vì vậy, dù các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay xuống mức rất thấp nhưng độ hấp thu của doanh nghiệp rất khó khăn.

Vì vậy, ông Tô Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có một cơ chế trên cơ sở tình hình của các SME để giảm điều kiện cho vay xuống, khi ấy SME mới tiếp cận được vốn.

Cùng chung nhận định, các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, bài học từ Trung Quốc và Thái Lan cho thấy, để có thể gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các SME, cần các giải pháp đồng bộ từ phía Chính phủ, cần thiết kế các sản phẩm cho vay phù hợp với các SME.

Theo đó, để cho vay một cách có hiệu quả, các NHTM cần hiểu rõ về khách hàng vay vốn, do đó cần xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên cứu về nhóm khách hàng này, phân chia theo ngành nghề, địa bàn kinh doanh.

Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống, dựa trên cơ sở tài sản đảm bảo, các ngân hàng cần xem xét triển khai sản phẩm cho vay dựa trên dòng tiền, quyết định khoản vay dựa trên dòng tiền dự tính và giá trị sở hữu của công ty.

Có như vậy, các NHTM và SME mới đi chung trên một ‘con đường’, cùng cộng sinh để có thể phát triển, vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra hiện nay.

TIN LIÊN QUAN
Tin bất động sản mới nhất: Có thể thu hồi dự án chậm tiến độ tại Hòa Bình, TP HCM điều tra nạn bảo kê xây nhà trái phép
Thúc đẩy hợp tác kinh doanh đầu tư giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Ấn Độ
Sinh viên vẫn thất nghiệp dù doanh nghiệp thiếu người, vì đâu?
Chuyên gia kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT nói về định vị doanh nghiệp Việt trong RCEP
EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam phục hồi tích cực trong thời kỳ 'bình thường mới'

Đọc thêm

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Ngày 23/4, lực lượng chức năng của EC đã đột kích các văn phòng ở Hà Lan và Ba Lan của một công ty thiết bị an ninh Trung Quốc.
EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Tài sản Nga bị phong tỏa: Phương Tây có hành động bất ngờ, Điện Kremlin phát tín hiệu đáp trả

Tài sản Nga bị phong tỏa: Phương Tây có hành động bất ngờ, Điện Kremlin phát tín hiệu đáp trả

Ngày 22/4, Điện Kremlin tuyên bố, bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Nga đều là bất hợp pháp.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế của khu vực.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Phiên bản di động