Nhỏ Bình thường Lớn

Tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO ghi danh-không phải là sự ngẫu nhiên

Đó là khẳng định của bà Trần Thị Hoàng Mai, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam khi trả lời phóng viên sau sự kiện ngày 1/12 UNESCO chính thức ra nghị quyết công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
TIN LIÊN QUAN
tin nguong tho mau duoc unesco ghi danh khong phai la su ngau nhien Việt Nam được bầu vào Ban Tư vấn Di sản Văn hoá Phi Vật thể của UNESCO
tin nguong tho mau duoc unesco ghi danh khong phai la su ngau nhien Nhận diện di sản tín ngưỡng thờ Mẫu và “bài toán” sau vinh danh

Thưa bà, tại sao Việt Nam lại chọn Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt để trình UNESCO ghi danh?

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu vừa được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà là sự đánh giá kỹ lưỡng một giá trị văn hóa bao hàm trong tín ngưỡng này. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chứa đựng giá trị văn hóa rất đặc sắc. Thứ nhất, đây là một tín ngưỡng dân gian mang tính bản địa sâu sắc. Thờ Mẫu có ở nhiều nước nhưng ở Việt Nam, Thờ Mẫu không chỉ là thờ những hiện tượng thiên nhiên dưới hình thức của một người mẹ- mẹ núi, mẹ nước, mẹ rừng…mà Mẫu đã được nhân thần hóa, với những người có tên, tuổi, quê quán.

tin nguong tho mau duoc unesco ghi danh khong phai la su ngau nhien
Bà Trần Thị Hoàng Mai. (Nguồn: Lao Động)

Tức là, Mẫu ở đây đã được chúng ta đã địa phương hóa, Việt hóa. Ngoài Mẫu, còn những nhân vật lịch sử có thật được thần thánh hóa để tôn thờ. Tất cả những điều đó mang tính bản địa sâu sắc. Đây là một ký ức lịch sử của dân tộc chúng ta, đồng thời phản ánh được nhiều truyền thống văn hóa, như cách chúng ta quan niệm về cuộc sống qua những bài chầu văn.

Thứ hai, những thực hành như nghi lễ, múa hát chầu văn, hay trang phục đã thể hiện nhiều điều về văn hóa Việt Nam. Thậm chí, đây được coi là một bảo tàng “sống” về văn hóa Việt Nam, nói lên lối sống, cung cách sinh hoạt, ước vọng của xã hội Việt Nam. Những hình thức diễn xướng, âm nhạc trang trí, kiến trúc đền phủ mang sâu sắc tính bản địa của Việt Nam và được truyền từ ngàn đời nay.

Bên cạnh đó, tín ngưỡng này dù mang tính bản địa sâu sắc nhưng lại dung nạp những nền văn hóa khác. Như ở một điện thần có cả đạo Phật, đạo Lão và các nền văn hóa khác, đây được coi là một nhân tố thắt chặt tình đoàn kết của các dân tộc khác nhau.

Chúng ta gặp phải những khó khăn nào trong quá trình đề cử di sản này, thưa bà?

Phải nói rằng Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt rất đặc sắc nên hồ sơ của chúng ta được đánh giá rất cao, được các chuyên gia của UNESCO đánh giá là một trong những hồ sơ tốt nhất.

Tất nhiên, chúng ta cũng có một chút khó khăn là họ đề nghị chúng ta đổi tên. Tên ban đầu là “Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”. Họ đề nghị chúng ta đổi thành “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cho đúng với nội dung chúng ta đề cập trong hồ sơ hơn. Theo đó nhấn mạnh vào khía cạnh văn hóa, khía cạnh thực hành văn hóa của hồ sơ hơn là khía cạnh tôn giáo, đúng với tinh thần của công ước 2003 về Bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể.

Theo bà, hồ sơ “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo tồn và phát huy di sản phi vật thể của Việt Nam?

Thứ nhất, việc làm hồ sơ này đã cho thấy chúng ta có ý thức về giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Thứ hai, cộng đồng thực hành tín ngưỡng này cũng có sự tự hào. Không những thế, đây còn là niềm tự hào chung của người Việt, là dịp để chúng ta nâng cao ý thức cũng như hiểu sâu sắc hơn giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu. Qua đó, mỗi chúng ta thấy được trách nhiệm cần phải bảo vệ giá trị văn hóa này của dân tộc, của toàn nhân loại.

tin nguong tho mau duoc unesco ghi danh khong phai la su ngau nhien
Một buổi hầu đồng ở Nam Định. (Ảnh: Hoàng Quân)

Việt Nam hiện có 11 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tới đây ta có kế hoạch trình thêm di sản nào nữa, thưa bà?

Trong năm 2017 tới, chúng ta sẽ đề nghị UNESCO công nhận Hát Xoan từ danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp lên danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vì chúng ta đã làm tốt công tác bảo tồn và di sản này đã “sống” được. Tiếp đến là Bài chòi, chúng ta sẽ bảo vệ trước UNESCO để Bài chòi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Những năm tới nữa, chúng ta có kế hoạch đệ trình hát Then, xòe Thái.

Việc Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được công nhận là công sức của rất nhiều cơ quan, đơn vị, cộng đồng. Trong đó, đặc biệt là cộng đồng thực hành tín ngưỡng, họ đã bảo vệ, làm sống văn hóa này từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, cũng phải kể đến công sức của nhiều Bộ, ban ngành để trình hồ sơ có những căn cứ khoa học, làm nổi bật những tiêu chí của UNESCO. Các chuyên gia của Viện Văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước để viết nên một hồ sơ rất chất lượng.

Ngoài ra, còn nhiều cơ quan như Bộ Ngoại giao đã mang văn hóa này giới thiệu với các đoàn ngoại giao nước ngoài, với các chuyên gia, đặc biệt là chuyên gia của UNESCO nhằm thuyết phục họ về giá trị rất quan trọng, đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

tin nguong tho mau duoc unesco ghi danh khong phai la su ngau nhien Để các di sản văn hóa phi vật thể không bị mai một

“Nhiều di sản văn hóa phi vật thể kén người kế thừa, kén cả người thưởng thức. Nhưng không vì thế mà chúng ta để ...

tin nguong tho mau duoc unesco ghi danh khong phai la su ngau nhien Theo chân Đại sứ đi xem... hầu đồng

Tối 26/2, 22 Đại sứ và 50 các nhà ngoại giao nước ngoài đã có mặt tại Phủ Dầy (Nam Định) để được tận mắt ...

tin nguong tho mau duoc unesco ghi danh khong phai la su ngau nhien Gìn giữ nghệ thuật Chầu văn cổ

Tối 11/6, tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình Hát Văn & Diễn xướng Hầu đồng do Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm ...

Hằng Phạm