Tin thế giới 11/8: Anh thêm vũ khí cho Ukraine, Nga buông lời với Thụy Sỹ, Thủ tướng Đức nói về khả năng thăm Trung Quốc

Minh Quân
Anh gửi thêm hệ thống phóng tên lửa cho Ukraine, Nga nói Thụy Sỹ không còn trung lập, Thủ tướng Đức nói "chưa có kế hoạch" thăm Trung Quốc, ARF lên tiếng về Bán đảo Triều Tiên... là tin thế giới nổi bật ngày 11/8.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(06.01) Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Hội nghị bất thường của EU ngày 31/5. (Nguồn: AFP)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz lên tiếng về khả năng thăm Trung Quốc thời gian tới. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm tin thế giới nổi bật ngày 11/8.

Nga-Ukraine

*Huyện Glushkovsky (Nga) gần Ukraine bị tấn công: Ngày 11/8, viết trên Telegram, Thống đốc tỉnh Kursk (Nga) Roman Starovoit cho biết: “Huyện Glushkovsky một lần nữa lại không yên bình, kẻ thù đang pháo kích vào các làng trên biên giới như Tetkino, Popovo-Lezhachi. Thông tin chi tiết sẽ được thông báo sau".

Hiện vẫn chưa rõ về tình hình các vụ pháo kích nhằm vào những ngôi làng trên, cũng như con số thương vong và thiệt hại. (Sputnik)

* Nga tăng cường không kích Ukraine: Ngày 11/8, Chuẩn tướng Ukraine Oleksiy Hromov cho hay, Nga đã tăng gấp đôi số đợt không kích vào các cứ điểm quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine so với tuần trước.

Phát biểu họp báo, ông Hromov nhấn mạnh: “Nhiều máy bay và trực thăng của đối phương tránh bay vào phạm vi phòng không của chúng tôi, do đó, độ chính xác của các cuộc tấn công này rất thấp”. (Reuters)

* Nga bác tin Triều Tiên cử quân tình nguyện tham gia chiến dịch ở Ukraine: Ngày 11/8, Vụ phó Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechaev tuyên bố, thông tin Triều Tiên đề xuất cử quân tình nguyện tham gia chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraine là không đúng. Ông Nechaev đồng thời khẳng định, không có cuộc thương lượng nào như vậy đang diễn ra.

Ông nói: "Về vấn đề này, chúng tôi xin khẳng định bằng tất cả trách nhiệm rằng, những thông tin này là hoàn toàn sai sự thật. Cuộc thương lượng như vậy không diễn ra. Không có kế hoạch nào cử quân tình nguyện Triều Tiên đến Donetsk và Lugansk.

Chúng tôi tin rằng năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang Nga và lực lượng dân quân của hai khu vực này là khá đủ để hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch quân sự đặc biệt”. (Sputnik)

* Anh chuyển thêm hệ thống tên lửa phóng loạt cho Ukraine: Ngày 11/8, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, London sẽ cung cấp cho Kiev thêm hệ thống tên lửa phóng loạt, có thể tấn công mục tiêu cách xa 80 km để tự vệ trước pháo binh hạng nặng từ Moscow.

Cùng ngày, tại Hội nghị nhà tài trợ quốc tế ở Copenhagen, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thông báo sẽ tăng mức viện trợ tài chính cho Ukraine lên 110 triệu Euro (113,6 triệu USD). (Reuters)

* Thủ tướng Đức nói về Nga-Ukraine, khẳng định ‘chưa có kế hoạch’ thăm Trung Quốc: Phát biểu tại Berlin ngày 11/8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm về xung đột ở Ukraine, nhấn mạnh Liên minh châu Âu (EU) đã phản ứng với tinh thần đoàn kết và thống nhất trước hành động của Moscow. Đồng thời, nhà lãnh đạo Đức tuyên bố sẽ triển khai mọi biện pháp để điều tra về chiến dịch ở Ukraine.

Trong một tin liên quan, ông Scholz cũng khẳng định, mặc dù đã có đàm phán, song vẫn “chưa có kế hoạch” cụ thể về một chuyến thăm Bắc Kinh, nhấn mạnh các công ty nước này không nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng có thể dựa vào các chuỗi cung ứng đa dạng. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Chuyến hàng chở lúa mì Ukraine đầu tiên sẽ khởi hành vào tuần tới

Châu Âu

* Nga nói Thụy Sỹ không còn “trung lập”, chỉ trích Latvia: Ngày 11/8, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Thụy Sỹ không thể đại diện cho các lợi ích của người Ukraine ở Nga hay các lợi ích của Moscow ở Ukraine vì họ không còn là trung lập.

Quan chức bộ trên Ivan Nechayev nhấn mạnh: “Thụy Sỹ... không còn là một quốc gia trung lập và họ đã tham gia vào các biện pháp trừng phạt (chống Nga)”.

Cùng ngày, các nghị sĩ Latvia đã thông qua tuyên bố xem Nga là “nước bảo trợ khủng bố”.

Ngay sau đó, viết trên kênh Telegram, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova đã miêu tả quyết định của Latvia, liệt Nga vào danh sách nước bảo trợ khủng bố là “bài ngoại”. (Reuters)

* Đức xem xét triển khai gói hỗ trợ kinh tế mới: Ngày 11/8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tổ chức họp báo mùa Hè trong bối cảnh nền kinh tế hàng đầu châu Âu đang đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế, lạm phát do tác động từ xung đột Nga-Ukraine.

Phát biểu tại sự kiện thường niên này, ông Scholz đã điểm lại những khó khăn nước Đức đang phải trải qua và cho biết chính phủ đang xem xét triển khai các gói cứu trợ mới nhằm hỗ trợ cho tất cả các thành phần xã hội đang chịu tác động từ lạm phát và giá năng lượng tăng cao.

Khẳng định "sẽ có một gói cứu trợ mới ngoài những biện pháp đã được đưa ra”, Thủ tướng Đức cho biết, chính phủ sẽ nỗ lực giúp những người có thu nhập thấp hoặc trung bình, cũng như sinh viên và người đã nghỉ hưu vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Cho rằng gói các biện pháp giảm thuế đã được lên kế hoạch của Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner là “rất hữu ích” trong bối cảnh hiện nay, ông Scholz bày tỏ sẽ không để xảy ra tình trạng bất ổn xã hội do tác động từ khủng hoảng giá năng lượng, đồng thời tin rằng các chương trình phúc lợi mà chính phủ đưa ra sẽ ngăn chặn nguy cơ này. (Reuters)

* Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không trừng phạt năng lượng Nga: Bộ trưởng Bộ Năng lượng và tài nguyên thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez tuyên bố nước này sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Nga.

Ông Donmez nêu rõ: “Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi đã tuyên bố ngay từ đầu rằng chúng tôi sẽ không tuân thủ quyết định dựa trên các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

Chúng tôi có hợp đồng hiện hành với Nga, cũng như Azerbaijan và Iran, về cung cấp khí đốt. Chúng tôi đang liên hệ với họ. Nếu cần, chúng tôi có thể tăng nguồn cung”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Kế hoạch khí đốt mới của EU chính thức có hiệu lực, Đức nói gì?

Bán đảo Triều Tiên

* ARF ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên: Ngoại trưởng các quốc gia thành viên ASEAN và các cường quốc lớn khác tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và ủng hộ con đường ngoại giao hướng tới mục tiêu này tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).

Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN được đưa ra 5 ngày sau khi ARF diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia, với sự tham dự của các nhà ngoại giao hàng đầu ASEAN cùng với Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.

Các đại biểu quan ngại trước tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, bắt nguồn từ các vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng không tiếp tục thử hạt nhân và tên lửa.

Tuyên bố nêu rõ: “Diễn đàn cũng kêu gọi hết sức kiềm chế và không thực hiện mọi hành động cản trở nỗ lực khôi phục đối thoại có ý nghĩa, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của đàm phán hòa bình, bền vững giữa tất cả các bên liên quan nhằm hiện thực hóa mục tiêu hòa bình và ổn định lâu dài trên một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa.

Hội nghị nhắc lại sự ủng hộ đối với các nỗ lực quốc tế nhằm mang lại không khí hòa bình trong nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có kiểm chứng và không thể đảo ngược Bán đảo Triều Tiên”. (Yonhap)

Trung Quốc 'nóng mặt' vì Hàn Quốc triển khai THAAD, Seoul nói gì?

Trung Quốc 'nóng mặt' vì Hàn Quốc triển khai THAAD, Seoul nói gì?

Ngày 11/8, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ra tuyên bố đáp trả phản ứng của Trung Quốc liên quan đến việc triển khai hệ ...

Ukraine kêu gọi EU và G7 ngừng cấp visa cho công dân Nga, Moscow phản ứng ‘gắt’

Ukraine kêu gọi EU và G7 ngừng cấp visa cho công dân Nga, Moscow phản ứng ‘gắt’

Ukraine kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngừng cấp visa cho ...

Minh Vương

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Metropole Hà Nội chào đón đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin Viki Geunes

Metropole Hà Nội chào đón đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin Viki Geunes

Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội chào đón đầu bếp, chủ nhà hàng Zilte 3 sao Michelin, Viki Geunes đến với Le Beaulieu trong sự kiện ẩm thực Four-Hands.
Giá vàng hôm nay 18/3/2025: Giá vàng lơ lửng sát mốc cao nhất mọi thời đại, ông Trump khiến nhà đầu tư Mỹ ‘quay xe’ ngoạn mục, giá vàng nhẫn tăng

Giá vàng hôm nay 18/3/2025: Giá vàng lơ lửng sát mốc cao nhất mọi thời đại, ông Trump khiến nhà đầu tư Mỹ ‘quay xe’ ngoạn mục, giá vàng nhẫn tăng

Giá vàng hôm nay 18/3/2025, Giá vàng tăng, tâm lý FOMO hỗ trợ thị trường. Quý kim sẽ gây ngạc nhiên nếu không tiếp tục tăng giá. Giá vàng nhẫn ...
Phong trào thi đua sôi nổi trong kháng chiến chống Mỹ

Phong trào thi đua sôi nổi trong kháng chiến chống Mỹ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua yêu nước đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Bộ đội biên phòng Nghệ An và Xiangkhouang, Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Nghệ An và Xiangkhouang, Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Đội tuần tra hai bên đã tiến hành kiểm tra hệ thống dấu hiệu đường biên, cột mốc biên giới, phát quang thông tầm nhìn biên giới...
Hoa hậu Nhân ái Đậu Hằng Nga 'cầm cân nảy mực' cuộc thi Hoa hậu quý bà Đất Việt 2025

Hoa hậu Nhân ái Đậu Hằng Nga 'cầm cân nảy mực' cuộc thi Hoa hậu quý bà Đất Việt 2025

Hoa hậu Nhân ái Đậu Hằng Nga trở thành một 'mảnh ghép' quan trọng của Hội đồng ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu quý bà Đất Việt 2025.
Bị tố dùng 'vũ khí âm thanh' đàn áp biểu tình, Thủ tướng Serbia bất ngờ từ chức

Bị tố dùng 'vũ khí âm thanh' đàn áp biểu tình, Thủ tướng Serbia bất ngờ từ chức

Chính quyền Serbia đã phủ nhận việc lực lượng cảnh sát sử dụng 'vũ khí âm thanh' giải tán đám đông biểu tình lớn nhất trong lịch sử tại Belgrade.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
EU tái vũ trang

EU tái vũ trang

Trong bối cảnh an ninh khu vực đối mặt với nhiều thách thức, kế hoạch 'tái vũ trang châu Âu' đánh dấu bước ngoặt trong chính sách quốc phòng của EU.
Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chuyến thăm của lãnh đạo EC phản ánh mong muốn mở rộng quan hệ với Ấn Độ, đất nước có vai trò ngày càng then chốt trong nền chính trị toàn cầu.
Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ tiêu hao lớn nguồn lực của cả hai bên mà còn dẫn đến những thay đổi chưa từng có trên phạm vi toàn cầu.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Trong ván cờ quyền lực đầy căng thẳng của Trung Đông, vẫn có những 'bông hồng thép' kiên cường vươn lên.
Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) - sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc trong ...
Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Lịch sử nhân loại ghi dấu nhiều cuộc đấu tranh vì công bằng, trong đó, phong trào đòi quyền phụ nữ là trụ cột then chốt.
Những khoáng sản quý mà Ukraine nắm giữ để lay chuyển Mỹ 'quay xe' trở lại thỏa thuận

Những khoáng sản quý mà Ukraine nắm giữ để lay chuyển Mỹ 'quay xe' trở lại thỏa thuận

Trong bối cảnh thỏa thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine có khả năng hồi sinh, liệu những loại khoáng sản quý nào của Kiev sẽ được Washington cân nhắc?
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine có thể không nhận được cái 'gật đầu' từ phía Nga nhưng Kiev ít nhiều đã cải thiện được quan hệ với Washington.
Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng cường chi tiêu quân sự nhưng khả năng đáp ứng của các công ty quốc phòng châu Âu còn nhiều hạn chế.
'Bản đồ' vũ khí toàn cầu: Quán quân không đổi, xuất hiện nhân tố muốn định hình cuộc chơi

'Bản đồ' vũ khí toàn cầu: Quán quân không đổi, xuất hiện nhân tố muốn định hình cuộc chơi

Lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm gần 2/3 trong 5 năm qua, trong khi nước này đẩy mạnh sản xuất vũ khí nội địa.
Phiên bản di động