Tin thế giới 11/8: Sân bay Nga tạm dừng hoạt động vì UAV Ukraine, chính quyền quân sự Niger ra lời đe dọa

Minh Vương
Nga tấn công ‘lính đánh thuê nước ngoài’ ở Zaporizhzhia, thông tin bất ngờ từ vụ ám sát ứng viên Tổng thống Ecuador… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã bị phế truất vài giờ sau khi bị giam giữ trong dinh tổng thống. (Nguồn: Bloomberg)
Chính quyền quân sự Niger đe dọa sẽ sát hại Tổng thống Mohamed Bazoum. (Nguồn: Bloomberg)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga củng cố vị trí ở Kupyansk: Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết các đơn vị của Nga đã cải thiện các vị trí ở khu vực Kupyansk và đẩy lùi 7 cuộc phản công của phía Ukraine ở các khu vực gần các khu định cư của Novosyolovskoye ở Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, Sinkovka và vùng Mankovka ở Kharkov.

Theo ông, Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã mất hơn 55 binh sĩ, 2 xe bọc thép chiến đấu, 3 xe cơ giới, một pháo tự hành M109 Paladin do Mỹ sản xuất và một hệ thống pháo M777 do Mỹ sản xuất ở khu vực này trong 24 giờ qua. (TASS)

* Nga tấn công cứ điểm “lính đánh thuê nước ngoàiở Zaporizhzhia: Ngày 11/8, Bộ Quốc phòng Nga thông báo các lực lượng của nước này đã tấn công một vị trí của “lính đánh thuê nước ngoài” tại Zaporizhzhia, sau khi Kiev cho biết một tên lửa Nga đã tấn công một khách sạn vào tối 10/8, khiến 1 người chết và 16 người bị thương. Theo truyền thông địa phương, tòa nhà bị hư hại là khách sạn Reikartz ở trung tâm thành phố Zaporizhzhia bên bờ sông Dnipro. (Reuters)

Tin liên quan
Chuyên gia Hungary: Cuộc phản công của Ukraine là một nỗ lực ‘vô ích’ Chuyên gia Hungary: Cuộc phản công của Ukraine là một nỗ lực ‘vô ích’

* Sân bay Nga dừng hoạt động vì cảnh báo UAV: Sáng ngày 11/8, TASS (Nga) dẫn nguồn tin từ cơ quan tình trạng khẩn cấp cho biết sân bay quốc tế Vnukovo ở Tây Nam Moscow đã tạm thời đóng cửa do báo động có cuộc tấn công của máy bay không người lái (UAV). Các chuyến bay đến và đi từ đây đã bị hoãn. Một số chuyến bay dự kiến hạ cánh đã phải chuyển hướng sang sân bay Domodedovo.

Các nỗ lực tấn công gần đây nhất được ghi nhận vào ngày 10/8. Hệ thống phòng không khu vực đã được kích hoạt lúc 4h sáng (giờ địa phương). Các lực lượng Nga đã chặn một UAV ở Kaluga, phía Tây Nam Moscow và bắn hạ một chiếc khác ở đường Vành đai Trung tâm. Một số nhân chứng cho biết, một UAV đã rơi gần nhà máy thủy điện ở Tây Moscow. (RT/TASS)

* Ukraine thay đổi chiến thuật để bảo toàn lực lượng: Ngày 10/8, ông Yury Sak, Cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết VSU thay đổi chiến thuật để bảo vệ binh sĩ và trang thiết bị trong cuộc phản công của Kiev. Ông thừa nhận rằng sự thay đổi chiến thuật này khiến Ukraine tốn thêm thời gian để đột phá: “Tình hình rất khó khăn. Không ai dự đoán được các mốc thời gian cụ thể”.

Tờ Politico lưu ý: “Nhận xét của ông Sak lặp lại quan điểm chung trong chính quyền (của Tổng thống Mỹ Joe) Biden rằng cuộc phản công (của Ukraine) sẽ diễn ra với tốc độ chậm, có xu hướng giống với một chiến dịch kéo dài, tiêu hao hơn là một cuộc tấn công chớp nhoáng”. (Politico)

* Nga phản ứng trước viện trợ bổ sung của Mỹ cho Ukraine: Ngày 11/8, viết trên Telegram, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov viết: “Chính quyền (Mỹ) nắm bắt mọi cơ hội để thể hiện mong muốn giúp đỡ Kiev ‘cho đến người Ukraine cuối cùng'. Phớt lờ sự phản đối ngày càng tăng đối với những hành động như vậy trong dân chúng. Những tuyên bố về việc chuyển giao thiết bị quân sự hiện tại và theo kế hoạch, bao gồm cả xe tăng và bom chùm, một lần nữa được đưa ra. Triển vọng gửi máy bay chiến đấu, đạn urani nghèo và tên lửa tầm xa đang được thảo luận”.

Trước đó, ngày 10/8, Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội cấp 13,1 tỷ USD tài trợ bổ sung cho Bộ Quốc phòng để hỗ trợ Ukraine, bao gồm tài trợ thiết bị, hỗ trợ quân sự và tình báo. Nhà Trắng cũng yêu cầu 8,5 tỷ USD tài trợ cho Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), trong đó 7,3 tỷ USD “hỗ trợ kinh tế, nhân đạo và an ninh” cho Ukraine và các quốc gia bị ảnh hưởng khác. (TASS)

* OSCE kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột: Ngày 11/8, phát biểu khi công du Kazakhstan, Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Ngoại trưởng Bắc Macedonia Bujar Osmani nói: “Toàn bộ khu vực OSCE đang trải qua giai đoạn rất khó khăn và không chắc chắn. Xung đột này phải kết thúc”. Theo ông Osmani, sau khi kết thúc xung đột trong không gian OSCE, tổ chức này có thể “thiết lập sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa và đưa ra các phản ứng khu vực”. (TTXVN)

* Đức đàm phán về chuyển giao tên lửa hành trình cho Ukraine: Ngày 11/8, xác nhận một thông tin trên tạp chí Spiegel (Đức), một nguồn tin an ninh cho biết chính phủ nước này đang đàm phán với nhà sản xuất vũ khí MBDA về việc chuyển giao các tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine. Đây là loại tên lửa có tầm bắn hơn 500 km và được phóng từ các chiến đấu cơ như Tornado, F-15 hay F-18.

Để hỗ trợ Ukraine, ngày càng có nhiều chính trị gia thuộc liên minh cầm quyền ở Đức - gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) - kêu gọi chuyển giao tên lửa hành trình Taurus của Đức cho Ukraine. Thậm chí đảng đối lập lớn nhất là Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) còn đe dọa đưa vấn đề ra trước Quốc hội để gây sức ép với Thủ tướng Olaf Scholz. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Viện trợ Ukraine: Đức đàm phán chuyển giao loại vũ khí này, Mỹ quyết tâm ‘giúp đến người Ukraine cuối cùng’, Nga phản ứng ra sao?

Đông Nam Á

* Singapore ấn định thời điểm tổ chức bầu tổng thống: Ngày 11/8, Cục Bầu cử Singapore thông báo Thủ tướng Lý Hiển Long đã ban hành sắc lệnh bầu cử tổng thống, ấn định ngày đề cử vào ngày 22/8 tới. Theo đó, cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 1/9 nếu có nhiều hơn một ứng cử viên đủ điều kiện tham gia tranh cử. Người đứng đầu Ban Phát triển và Nhà ở Singapore Tan Meng Dui sẽ chịu trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử.

Tính đến nay, 4 ứng cử viên tiềm năng đã tuyên bố tranh cử, bao gồm cựu Bộ trưởng cấp cao Tharman Shanmugaratnam, doanh nhân George Goh, nhà đầu tư cấp cao Ng Kok Song, và cựu Chủ tịch Công đoàn Quốc gia Tan Kin Lian. Tổng thống đương nhiệm Halimah Yacob sẽ kết thúc nhiệm kỳ 6 năm vào ngày 13/9. (Tân hoa xã)

* Thủ tướng Singapore gặp Ngoại trưởng Trung Quốc: Ngày 11/8, trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hội kiến Thủ tướng chủ nhà Lý Hiển Long.

Phát biểu trong cuộc gặp, ề cập tới việc hai nước đã nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện hướng tới tương lai trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long tới Bắc Kinh vào tháng Ba, Ngoại trưởng Vương Nghị bày tỏ sự tin tưởng về triển vọng hợp tác song phương. Nhà ngoại giao này cho biết dưới sự chỉ đạo chiến lược của lãnh đạo hai nước, quan hệ Trung Quốc-Singapore sẽ tiếp tục là động lực của Bắc Kinh trong việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng.

Nêu bật Singapore đã sử dụng các giá trị phương Đông để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và tìm ra con đường phát triển thành công của riêng mình, Ngoại trưởng Vương Nghị bày tỏ sự ủng hộ của Trung Quốc đối với sự phát triển và thịnh vượng của Singapore phù hợp với nguyện vọng của người dân.

Về phần mình, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cam kết tiếp tục phát triển tình hữu nghị giữa hai nước. Phía Singapore đánh giá cao quyết tâm và nỗ lực thúc đẩy hiện đại hóa của Trung Quốc, đồng thời sẽ cùng nỗ lực không ngừng thúc đẩy hợp tác song phương, mở ra chương mới cho quan hệ trong tương lai.

Singapore là điểm dừng chân đầu tiên của ông Vương Nghị trong chuyến thăm tới ba nước Đông Nam Á. Sau đó, ông đã tới Malaysia và tiếp theo là Campuchia. (Tân hoa xã)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc-Singapore: Nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện chất lượng cao hướng tới tương lai

Châu Âu

* Belarus cảnh báo các hoạt động quân sự của Ba Lan và các nước Baltic: Ngày 10/8, hãng thông tấn Belta (Belarus) dẫn lời Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Belarus, ông Alexander Volfovich nói: “Tôi có thể tự tin nói rằng tất cả các dự báo của chúng tôi về các hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và từng thành viên đã được xác nhận. Tất nhiên, chúng tôi không ngồi yên mà đang thực hiện biện pháp đáp trả thích hợp”. Theo ông, láng giềng của Belarus đang cố gắng làm leo thang tình hình khu vực bằng “mọi cách có thể”.

Ông Alexander Volfovich cũng cáo buộc Ba Lan và các nước Baltic đang đẩy mạnh các biện pháp quân sự hóa. Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Belarus nói: “Chúng tôi đang nghiên cứu các chiến thuật tiến hành chiến đấu hiện đại cùng với các huấn luyện viên của nhóm Wagner. Và chúng tôi không che giấu điều này. Tất cả mọi thứ được thực hiện chỉ cho mục đích phòng thủ. Điều tương tự cũng áp dụng cho việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus”.

Những ngày gần đây, căng thẳng giữa Belarus và Ba Lan tiếp tục tăng, đặc biệt do sự hiện diện của nhóm Wagner tại Belarus sau cuộc nổi dậy ở Nga hồi tháng 6. Ngày 9/8, Warsaw tuyên bố đang lên kế hoạch triển khai thêm 2.000 quân tới biên giới với Belarus, đồng thời cáo buộc Minsk tổ chức di cư bất hợp pháp. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng biên giới Ba Lan-Belarus: Warsaw chuẩn bị huy động 10.000 quân, Minsk triển khai tập trận

Châu Mỹ

* Ứng viên tổng thống Ecuador: Nghi phạm là người nước ngoài? Ngày 10/8, Cảnh sát Ecuador cho biết các đối tượng tham gia trực tiếp vụ sát hại ứng cử viên tổng thống nước này Fernando Villavicencio là người Colombia thuộc một băng nhóm tội phạm có tổ chức.

Trước đó, tối 9/8, ông Villavicencio đã bị sát hại khi đang rời khỏi một sân vận động ở thủ đô Quito sau cuộc mít tinh vận động tranh cử tại đây. Vụ tấn công trên cũng đã khiến 9 người bị thương, trong đó có 1 ứng cử viên tranh cử nghị sĩ quốc hội và 2 cảnh sát.

Lực lượng an ninh đã bắn hạ một trong số nghi phạm. Theo các công tố viên, 6 nghi phạm khác đã bị bắt giữ. Cảnh sát lưu ý rằng nghi phạm bị bắn hạ đã từng bị bắt giữ vì tội danh liên quan đến sử dụng vũ khí trái phép, trong khi những đối tượng người Colombia khác bị giam giữ thuộc băng nhóm tội phạm có tổ chức.

Bộ trưởng Nội vụ Ecuador Juan Zapata khẳng định các nhà chức trách đang tích cực điều tra làm rõ động cơ và kẻ chủ mưu đằng sau vu ám sát chấn động này.

Về phần mình, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell nhấn mạnh: “EU lên án bằng ngôn từ mạnh nhất vụ sát hại ứng cử viên tổng thống Fernando Villavicencio. Hành động bạo lực bi thảm này cũng là đòn tấn công vào các thể chế và nền dân chủ ở Ecuador... Thủ phạm và những người tổ chức gây ra tội ác ghê tởm này phải bị đưa ra trước công lý. Ngoài ra, các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ đối với tất cả các ứng cử viên là rất quan trọng để bảo đảm một tiến trình bầu cử dân chủ tự do”.

Ngoài ra, ông Borrell khẳng định EU sát cánh cùng Ecuador trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ gần đây giữa về nỗ lực chống lại tình trạng bạo lực ngày một trầm trọng do tội phạm có tổ chức tiến hành.(AFP/TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Ứng cử viên tổng thống Ecuador bị ám sát tại sự kiện vận động tranh cử

Trung Đông-Châu Phi

* Iran công bố thỏa thuận trao đổi tù nhân với Mỹ: Ngày 10/8, hãng thông tấn IRNA (Iran) xác nhận việc trả tự do cho các tù nhân Mỹ bị giam giữ tại nhà tù Evin ở Tehran, trong khuôn khổ thỏa thuận trao đổi tù nhân với Washington.

Cụ thể, 5 tù nhân Iran tại Mỹ và 5 tù nhân Mỹ tại Iran sẽ được hai bên trao đổi. Theo thông tin từ gia đình, 4 tù nhân người Mỹ gốc Iran gồm Siamak Namazi, Emad Sharqi, Morad Tahbaz và một tù nhân khác chưa được tiết lộ danh tính đã rời nhà tù Evin ngày 10/8 và chuyển sang quản thúc tại nơi ở. Trường hợp thứ 5 đã tham gia quản thúc tại nơi ở vài tuần trước.

Tất cả những người Mỹ bị bắt giữ đều là người gốc Iran. Iran không công nhận hai quốc tịch và không có quan hệ ngoại giao với Mỹ kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Tiến bộ đạt được trong việc trả tự do cho những người bị giam giữ này diễn ra sau đàm phán kín và căng thẳng giữa Washington và Tehran. Trước đó, hồi tháng 6, Iran đã xác nhận nước này đang tham gia đàm phán gián tiếp với Mỹ thông qua Oman, quốc gia trung gian hòa giải truyền thống giữa hai bên. (IRNA)

* Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự ra lời đe dọa, AU nêu quan điểm: Ngày 10/8, hai quan chức phương Tây cho biết trong chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tới Niamey vào tuần này, các đại diện của chính quyền quân sự khẳng định họ có thể sát hại ông Bazoum nếu các nước khu vực can thiệp quân sự vào Niger. Một quan chức Mỹ giấu tên đã xác nhận điều này.

Về phần mình, ngày 11/8, người đứng đầu Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat nói: “Việc đối xử như vậy với một tổng thống được bầu cử dân chủ thông qua quy trình bầu cử chính quy là không thể chấp nhận được”.

Đồng thời, AU cũng cho biết khối này ủng hộ các quyết định về Niger của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS), đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu mạng sống của ông Mohamed Bazoum. Trước đó, ngày 10/8, ECOWAS tuyên bố vẫn để ngỏ tất cả các lựa chọn để khôi phục chính quyền dân cử ở Niger, đồng thời quyết định kích hoạt lực lượng dự phòng cho khả năng can thiệp quân sự.

Cũng trong ngày 11/8, trong tuyên bố đăng tải trêm mạng, Cao ủy EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nhấn mạnh: “EU tái khẳng định sự quan ngại sâu sắc đối với điều kiện sinh hoạt tại nơi Tổng thống Niger đang bị giam giữ. Theo thông tin mới nhất, ông Mohamed Bazoum và gia đình hiện đang thiếu thốn thức ăn, điện và chăm sóc y tế trong vài ngày qua”.

Trong khi đó, trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/8, Ngoại trưởng Antony Blinken tiếp tục kêu gọi một giải pháp hòa bình nhằm đảo ngược tình hình ở Niger. Ông nhấn mạnh: “Washington đánh giá cao quyết tâm của ECOWAS trong khai thác tất cả các lựa chọn để giải quyết khủng hoảng một cách hòa bình. Mỹ cùng với ECOWAS kêu gọi khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger”.

Trước đó cùng ngày, phát biểu sau cuộc họp kín của ECOWAS, Tổng thống Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara cho hay: “Các tham mưu trưởng sẽ tổ chức thêm một số cuộc họp để hoàn thiện kế hoạch chi tiết. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo (ECOWAS) đã nhất trí bắt đầu hoạt động sớm nhất có thể”.

Về phần mình, các nhà phân tích cho rằng ECOWAS có thể sắp hết lựa chọn khi sự ủng hộ cho việc can thiệp quân sự đang dần suy giảm. (AFP/Reuters/TASS)

Đảo chính ở Niger: Hai tuần sau vụ lật đổ Tổng thống, chính quyền quân sự tuyên bố thành lập chính phủ mới

Đảo chính ở Niger: Hai tuần sau vụ lật đổ Tổng thống, chính quyền quân sự tuyên bố thành lập chính phủ mới

Ngày 9/8, phát biểu trên đài truyền hình nhà nước, chính quyền quân sự Niger - mới nắm quyền sau cuộc đảo chính cuối tháng ...

Đảo chính ở Niger: ECOWAS sẽ bắt đầu hoạt động quân sự ‘càng sớm càng tốt’, Thụy Sỹ tiếp tục rút người

Đảo chính ở Niger: ECOWAS sẽ bắt đầu hoạt động quân sự ‘càng sớm càng tốt’, Thụy Sỹ tiếp tục rút người

Chủ tịch ECOWAS nói về giải pháp ngoại giao, công ty Trung Quốc ngừng xây đập thủy điện do bất ổn là một số diễn ...

An ninh Nga bắt giữ nghi phạm chuyển thông tin quân sự cho Ukraine

An ninh Nga bắt giữ nghi phạm chuyển thông tin quân sự cho Ukraine

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tuyên bố đã bắt giữ một cư dân thành phố Samara trong ngày 10/8 để điều tra ...

Tình hình Ukraine: Nga củng cố vị trí ở Kupyansk, quan chức Kiev nói về ‘khó khăn’ của chiến dịch phản công

Tình hình Ukraine: Nga củng cố vị trí ở Kupyansk, quan chức Kiev nói về ‘khó khăn’ của chiến dịch phản công

Nga củng cố vị trí ở Kupyansk, giới chức Kiev và Washington điện đàm về thực địa… là một số tin tức đáng chú ý ...

Tình hình Ukraine: UAV lại tiến về phía Moscow, Nga nêu điều kiện cho hoà bình, lực lượng phòng không Kiev sắp được ‘chắp cánh’?

Tình hình Ukraine: UAV lại tiến về phía Moscow, Nga nêu điều kiện cho hoà bình, lực lượng phòng không Kiev sắp được ‘chắp cánh’?

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, thêm hai máy bay không người lái (UAV) bay về phía thủ đô Moscow đã bị bắn hạ trong ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động