Tin thế giới 12/1: Lộ đoàn xe tăng khủng của Nga tiến vào xung đột; Kiev 'phàn nàn' về NATO? Mỹ-Nhật Bản 'siết tay'

Hoàng Hà
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Mỹ-Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh, Kiev 'phàn nàn' việc gia nhập NATO, đánh bom liều chết ở Kabul, tình hình Brazil sau bạo loạn... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 12/1: Lộ đoàn xe tăng khủng của Nga tiến vào xung đột; Ukraine muốn NATO làm nhiều hơn hứa; Mỹ-Nhật Bản 'siết tay'
T-90M Proryv là xe tăng bọc thép tiên tiến nhất trong gia đình xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và hầu hết đều phù hợp với chiến tranh hiện đại. (Nguồn: News Front)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Nga điều xe tăng T-90M Proryv tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt, theo video được đăng tải trên trang mạng quân sự của Nga.

Vẫn chưa rõ vị trí chính xác được quay trên video và số lượng xe tăng trong đoàn, song có ít nhất là 10 chiếc. Theo nhiều ước tính khác nhau, Nga có thể sử dụng hơn 30 xe tăng T-90M Proryv trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Việc sử dụng tích cực xe tăng T-90M Proryv giúp Nga có thể giành được lợi thế đáng kể so với Ukraine và trên thực tế, đây là cuộc xung đột đầu tiên mà xe tăng T-90M Proryv của Nga được đưa vào sử dụng chiến đấu.

Công ty quốc phòng Uralvagonzavod cũng đã ra tuyên bố thông báo bàn giao T-90M Proryv cho Bộ Quốc phòng Nga.

T-90M Proryv là xe tăng bọc thép tiên tiến nhất trong gia đình xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và hầu hết đều phù hợp với chiến tranh hiện đại nhờ lớp giáp bảo vệ toàn diện, khả năng kiểm soát hỏa lực tự động hóa cao trong mọi thời tiết và tăng khả năng sống sót. (TASS)

* Ủy viên nhân quyền Nga khẳng định Ukraine đang có cách tiếp cận thực tế và sẵn sàng đối thoại cho các cuộc thảo luận, sau khi gặp người đồng cấp Ukraine Dmytro Lubinets ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 11/1.

Tại cuộc gặp, hai bên đã nhất trí về hoạt động trao đổi tù nhân mới nhất giữa hai nước, với việc mỗi bên trả tự to thêm cho 40 binh sỹ bị bắt.

Ủy viên Nhân quyền Nga Tatiana Moskalkova cũng đề cập về "sự cần thiết phải ngừng bắn" ở Ukraine để ngăn chặn các vi phạm nhân quyền với người đồng cấp Ukraine.

Cho rằng cả hai bên đều quan tâm tới các cuộc tiếp xúc trong tương lai giữa các ủy viên nhân quyền của hai nước, bà Moskalkova hy vọng "tiến trình đối thoại tiếp diễn. Điều quan trọng nhất là tiến trình này không nên bị chính trị hóa, mà chỉ dựa trên các nguyên tắc nhân đạo và nhân quyền". (Reuters)

* Nga thay chỉ huy chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine: Nga đã bổ nhiệm các chỉ huy quân sự mới trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo đó, Tổng tham mưu trưởng Quân đội, Tướng Valery Gerasimov được bổ nhiệm làm chỉ huy của nhóm quân tổng hợp.

Các cấp phó của ông Gerasimov là Tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không vũ trụ, Tướng Serge Surovikin, Tổng tư lệnh Lực lượng mặt đất Tướng Lục quân Oleg Salyukov và Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga, Tướng Alexey Kim.

Ông Gerasimov sinh năm 1955, sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động ở thành phố Kazan cách Moscow khoảng 800 km về phía Đông.

Ông có kiến thức sâu rộng về quân sự, từng tốt nghiệp Trường Quân sự Kazan Suvorov và tiếp tục được đào tạo tại Học viện Quân sự của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Nga. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Quan chức Nga và Ukraine gặp mặt: Moscow nêu 'sự cần thiết phải ngừng bắn'

Châu Âu

* EU-NATO tăng thân, Nga nói "phụ thuộc hoàn toàn": Hôm 10/1, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã ký Tuyên bố chung thứ ba về hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU)-NATO.

Tuyên bố nhằm mục tiêu tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, trong đó, hai bên cam kết huy động "tất cả các công cụ kết hợp sẵn có, dù là chính trị, kinh tế hay quân sự, để theo đuổi các mục tiêu chung vì lợi ích của hàng tỷ công dân".

Trước động thái này, ngày 11/1, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, việc ký kết tuyên bố chung cho thấy "sự lệ thuộc hoàn toàn" của EU vào NATO và Mỹ. (Reuters)

* Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi NATO nên làm nhiều hơn là chỉ hứa về việc cho phép Kiev gia nhập liên minh quân sự, theo hãng tin Reuters.

Trong buổi họp báo chung sau cuộc họp với tổng thống các nước Lithuania và Ba Lan tại thành phố Lviv, phía tây Ukraine, ông Zelensky nói rằng, hiện tại chỉ có "sự ủng hộ từ một số đồng nghiệp trong NATO và dưới hình thức lời nói suông về chính sách mở cửa đối với Kiev là chưa đủ".

Khẳng định Ukraine "cần bước tiếp và đang mong đợi những bước tiến mạnh mẽ hơn là chỉ mở ra những cánh cửa", theo Tổng thống Zelensky, "quyết định sẽ nằm ở cuộc họp thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tới ở Vilnius".

* Moldova chưa muốn rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), theo Bộ trưởng Nông nghiệp Moldova Vladimir Bolea cho biết trên kênh truyền hình RLIVE TV ngày 12/1..

Ông Bolea nói: "Chúng ta có một tình huống bấp bênh vì thiếu các kênh liên lạc do xung đột Ukraine và việc rời CIS sẽ là một vấn đề đau đầu đối với đất nước".

Tuy vậy, theo quan chức Moldova, điều này không ngăn cản Chisinau thực hiện các nghĩa vụ theo Thỏa thuận liên kết với EU, cũng như là một quốc gia ứng cử viên gia nhập EU.

* Estonia trả đũa ngoại giao Nga: Ngày 11/1, Bộ Ngoại giao Estonia đã triệu Đại sứ Nga tại Tallinn Vladimir Lipayev để yêu cầu cơ quan đại diện của Moscow ở nước này giảm quy mô nhân sự xuống còn 8 nhà ngoại giao và 15 nhân viên hành chính, kỹ thuật trước tháng 2.

Thông báo nêu rõ, quyết định trên là nhằm đảm bảo sự cân bằng về số lượng nhân viên làm việc tại các cơ quan ngoại giao của Nga ở Tallinn và của Estonia tại Moscow.

Hiện tại, Nga có 21 nhà ngoại giao và 23 nhân viên hành chính, kỹ thuật làm việc tại Đại sứ quán ở Tallinn. (Reuters)

* Nga kêu gọi Armenia trở lại đàm phán với Azerbaijan: Ngày 12/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova kêu gọi Armenia quay trở lại bàn đàm phán sau khi rút khỏi hòa đàm với Nga và Azerbaijan, dự kiến diễn ra vào tháng 12 năm ngoái.

Bà Zakharova nêu rõ: "Thật khó để đánh giá lập trường của Yerevan khi các tuyên bố chính thức của họ vô cùng khác biệt".

Theo bà, động thái của Yerevan "ngăn chúng tôi thảo luận hiệp ước hòa bình", đồng thời nhấn mạnh "nếu các đối tác Armenia của chúng tôi thực sự quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề này... thì cần phải tiếp tục phối hợp cùng nhau". (TASS, Reuters)

* Anh giám sát tàu chiến Nga di chuyển ở Biển Bắc: Ngày 11/1, Hải quân Hoàng gia Anh cho biết, tàu khu trục HMS Portland của họ đang theo dõi tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Đô đốc Gorshkov có trang bị tên lửa siêu thanh Zircon và tàu chở dầu Kama của Nga di chuyển trong vùng biển quốc tế thuộc Biển Bắc.

Tàu HMS Portland đã sử dụng trực thăng Merlin chuyên dụng để theo dõi và báo cáo về hoạt động di chuyển của các tàu Nga qua Biển Bắc, gần lãnh thổ Vương quốc Anh, đồng thời phối hợp tàu Cảnh sát biển Na Uy Bergen trong quá trình giám sát các tàu Nga. (Independent)

* Anh-Pháp ấn định ngày họp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 10/3 nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực như khí hậu và an ninh.

Đây là hội nghị thượng đỉnh song phương đầu tiên giữa Anh và Pháp sau 5 năm gián đoạn. Động thái này là dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Anh và các đối tác quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU) đang tan băng kể từ khi ông Boris Johnson rời khỏi vị trí Thủ tướng Anh vào tháng 9 năm ngoái. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Dấu hiệu tan băng trong quan hệ Anh-Pháp

Châu Á

* Nhật Bản xây dựng căn cứ quân sự ở đảo Mage: Hãng Kyodo dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, việc xây dựng các cơ sở chính cho một căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu vào ngày 12/1 trên hòn đảo không có người ở Mage thuộc quận Kagoshima của Nhật Bản.

Một đường băng và các cơ sở khác xung quanh sân bay dự kiến sẽ được xây dựng trên đảo trong hai năm đầu tiên. Ngoài Lực lượng Phòng vệ Nhật, căn cứ cũng sẽ được sử dụng cho các cuộc tập trận của máy bay trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản.

* Mỹ-Nhật Bản "siết tay" hợp tác an ninh: Kết thúc cuộc đối thoại an ninh 2+2 ở Washington ngày 11/1, các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí tối ưu hóa liên minh Nhật-Mỹ nhằm đối phó với các thách thức an ninh nghiêm trọng mà hai nước đang phải đối mặt.

Hai bên nhất trí có thể sẽ kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ, điều khoản phòng thủ chung của hiệp ước trong trường hợp có các cuộc tấn công tới, từ hoặc trong không gian.

Trong khuôn khổ cuộc đối thoại, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước cũng nhất trí việc triển khai một đơn vị thủy quân lục chiến cơ động mới của Mỹ tại đảo Okinawa, miền Nam Nhật Bản, để đối phó với môi trường an ninh ngày càng nhiều thách thức. (Kyodo)

* Hàn Quốc có thể có vũ khí hạt nhân riêng: Ngày 11/1, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố, nếu Triều Tiên gia tăng khiêu khích, "Hàn Quốc có thể triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân riêng".

Ngày 12/1, Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh) cho hay, những phát biểu trên thể hiện cam kết vững chắc của ông Yoon trong việc bảo vệ quốc gia trước mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên.

Theo Nhà Xanh, phần quan trọng nhất trong những phát biểu của Tổng thống Yoon Suk Yeol hôm qua là phải tăng cường hiệu quả khả năng răn đe mở rộng trong liên minh an ninh giữa Hàn Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, "khi nói đến vấn đề an ninh, luôn phải tính đến tình huống xấu nhất và từ góc độ đó, ông đã thể hiện cam kết và quyết tâm rõ ràng hơn bao giờ hết để bảo vệ người dân với tư cách là tổng tư lệnh trước mối đe dọa leo thang từ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên". (Yonhap)

* Ấn Độ mô tả tình hình dọc biên giới với Trung Quốc là khó lường, theo nhận định của Tổng tư lệnh Lục quân Ấn Độ Manoj Pande.

Tướng Pande nói: "Tình hình ở biên giới phía Bắc ổn định nhưng không thể lường trước được. Chúng tôi đã giải quyết được 5 trong số 7 vấn đề trên bàn đàm phán. Chúng tôi tiếp tục đàm phán cả ở cấp độ quân sự và ngoại giao. Chúng tôi có đủ nguồn lực dự trữ để đối phó với bất kỳ sự kiện bất ngờ nào". (Sputnik)

* Đánh bom liều chết đẫm máu ở Kabul, Trung Quốc lên án: Ngày 12/1, giới chức ở Afghanistan thông báo, ít nhất 20 người được cho là đã thiệt mạng và một số người bị thương trong một vụ đánh bom liều chết trước đó một ngày ở bên ngoài trụ sở Bộ Ngoại giao nước này ở thủ đô Kabul.

Một quan chức Bộ Thông tin của Afghanistan cho biết “kẻ đánh bom đã lên kế hoạch xâm nhập trụ sở Bộ Ngoại giao nhưng không thành”.

Theo người phát ngôn sở cảnh sát Kabul Khalid Zadran Kabul, các đội an ninh đã được triển khai tới hiện trường vụ tấn công. Vụ nổ được cho là xảy ra khi một phái đoàn Trung Quốc đang gặp mặt các quan chức Bộ Ngoại giao của chính quyền Taliban.

Cùng ngày, Trung Quốc lên án mạnh mẽ vụ đánh bom, đồng thời bày tỏ hy vọng chính phủ Afghanistan có thể bảo vệ công dân của tất cả các quốc gia, trong đó có công dân Trung Quốc.

Phát biểu họp báo thường kỳ, khi được hỏi về vụ nổ ở Kabul được cho là nhằm vào một phái đoàn Trung Quốc, người phát ngôn bộ trên Uông Văn Bân nói: "Theo như chúng tôi biết không có nhiều người chết hoặc bị thương trong vụ tấn công khủng bố này". (Reuters)

* Iran sẵn sàng khôi phục thỏa thuận hạt nhân: Ngày 12/1, Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali cho biết, Tehran sẵn sàng cho một thỏa thuận ổn định về chương trình hạt nhân nếu Mỹ thể hiện ý chí chính trị "mạnh mẽ, quan tâm đến lợi ích quốc gia và lợi ích của các bên khác" cũng như nhanh chóng thể hiện "sự linh hoạt".

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova thông báo, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov và người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian sẽ có các cuộc thảo luận tại Moscow vào ngày 17/1 về tình hình xung quanh thỏa thuận hạt nhân cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ đưa thủy quân lục chiến đến đảo phía Nam Nhật Bản, tuyên bố nỗ lực hợp tác 3 bên ứng phó Triều Tiên

Châu Mỹ

* Brazil siết chặt an ninh tại thủ đô Brasilia để phòng ngừa tái diễn các cuộc biểu tình bạo lực và tấn công vào trụ sở các cơ quan công quyền.

Thông báo trên được đưa ra sau khi cơ quan chức năng nhận được báo cáo về thông tin kích động đang lan truyền trên mạng xã hội, đặc biệt là qua ứng dụng Telegram, kêu gọi người dân biểu tình tại nhiều thành phố trên cả nước, bao gồm cả thủ đô Brasilia.

Brazil đã huy động tối đa cảnh sát để bảo vệ các điểm trọng yếu ở thủ đô. Nhà chức trách đã dựng rào chắn hạn chế các đường đi bộ, cũng như phong tỏa các đường chính dẫn tới trụ sở Quốc hội, Phủ Tổng thống và Tòa án Tối cao - các địa điểm đã bị những người biểu tình tấn công và đập phá cách đây ít ngày.

Trong khi đó, Thẩm phán Alexandre de Moraes của Tòa án Tối cao Liên bang đã ra lệnh bắt giữ và phạt tiền tất cả cá nhân và tổ chức tham gia hoặc hỗ trợ hậu cần và tài chính cho các cuộc biểu tình phi pháp. (CNN)

* Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm chính thức Canada ngày 12/1, trong bối cảnh Tokyo đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ quốc gia Bắc Mỹ. Đây là chuyến thăm song phương đầu tiên của ông Kishida tới Canada kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10/2021.

Thủ tướng Justin Trudeau và Thủ tướng Kishida sẽ có cuộc hội đàm, dự kiến thảo luận về các ưu tiên của Nhật Bản trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong năm nay.

Nội dung của cuộc hội đàm cũng sẽ đề cập việc tiếp tục hợp tác về các giá trị chung của hai nước, bao gồm tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đồng thời tăng cường hơn nữa hoạt động hợp tác kinh tế.

Các cuộc thảo luận sẽ bàn về các giải pháp để Canada và Nhật Bản có thể thực hiện các ưu tiên chung trong nhiều vấn đề, từ thương mại tự do, an ninh năng lượng, đến hoạt động gìn giữ hòa bình. (CTV News)

TIN LIÊN QUAN
Brazil: Tân Tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp

Châu Đại Dương

* Australia hối thúc sớm ký thỏa thuận an ninh mới với Papua New Guinea, AFP đưa tin, trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đang tìm cách ngăn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

Trong bài phát biểu đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài trước Quốc hội Papua New Guinea, nhà lãnh đạo Australia kêu gọi "nhanh chóng kết thúc" các cuộc đàm phán về một hiệp ước an ninh mà theo đó có thể giải quyết "những thách thức về luật pháp và trật tự" tại quốc gia Thái Bình Dương giàu tài nguyên này.

Thủ tướng Albanese nhấn mạnh sự cần thiết của "một hiệp ước được xây dựng dựa trên sự tin tưởng sâu sắc và dựa trên cách tiếp cận ‘gia đình trước tiên’ trong vấn đề an ninh khu vực".

Tình hình Ukraine: Anh chính thức xác nhận tin mừng với Kiev, Ba Lan tính vượt Đức làm một điều

Tình hình Ukraine: Anh chính thức xác nhận tin mừng với Kiev, Ba Lan tính vượt Đức làm một điều

Ngày 11/1, Anh và Ba Lan đã thông báo sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ukraine để ứng phó với Nga trong xung ...

Tình hình Ukraine: Nga khẳng định Mỹ và NATO 'chắc chắn tham gia xung đột'; IAEA 'xắn tay' hành động

Tình hình Ukraine: Nga khẳng định Mỹ và NATO 'chắc chắn tham gia xung đột'; IAEA 'xắn tay' hành động

Ngày 10/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, sự tham gia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ...

Đại dự án tái thiết Ukraine và ‘bẫy ngọt ngào’ mang tên quốc hữu hóa

Đại dự án tái thiết Ukraine và ‘bẫy ngọt ngào’ mang tên quốc hữu hóa

Không chỉ bế tắc trong một cuộc xung đột quân sự “ủy nhiệm”, Ukraine còn đối mặt cuộc suy thoái kinh tế lớn chưa từng ...

Thế giới khép lại năm 2022, mở ra bức tranh 2023 nhiều màu sắc mới

Thế giới khép lại năm 2022, mở ra bức tranh 2023 nhiều màu sắc mới

Năm 2022 đã khép lại với nhiều mảng tối, song vẫn còn đó gam màu tươi sáng, mở ra hy vọng về 365 ngày tới ...

Thử phỏng đoán xem điều gì sẽ đón đợi trong năm tới?

Thử phỏng đoán xem điều gì sẽ đón đợi trong năm tới?

Tình thật, trong một thế giới đầy biến động, phỏng đoán điều gì sẽ xảy ra trong mấy ngày tới còn khó nói gì tới ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Giá iPhone 11 giảm mạnh nhất lịch sử

Giá iPhone 11 giảm mạnh nhất lịch sử

Sau nhiều đợt điều chỉnh, giá iPhone 11 đang ở mức thấp nhất lịch sử kể từ khi ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp xổ số miền Trung 29/3/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xo so mien nam. SXMN ...
Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo tôn dáng vẻ sang trọng với bộ trang phục màu kem, dùng trang sức xa xỉ làm điểm nhấn.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động