Tin thế giới 13/10: Phó Thủ tướng Nga nói gì ở Cuba? Lãnh đạo EU mang tin 'cay đắng' cho Ukraine; Trung Quốc tuyên bố nóng về Đài Loan

Hoàng Hà
Hội đàm cấp cao Ukraine-EU, căng thẳng Nga-Ukraine, vấn đề khí đốt, quan hệ Nga với Mỹ, Cuba, vấn đề Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, khu vực Kavkaz, tình hình Afghanistan và thỏa thuận hạt nhân Iran... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 13/10: Phó Thủ tướng Nga nói gì ở Cuba? Lãnh đạo EU mang tin cay đắng cho Ukraine; Trung Quốc tuyên bố nóng về Đài Loan
Tổng thống Ukraine gặp các nhà lãnh đạo EU vào ngày 12/10 tại Kiev. (Nguồn: Anadolu)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Hội đàm cấp cao Ukraine-EU

Cuộc gặp thảo luận nhiều vấn đề: Ngày 12/10, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thăm Ukraine và hội đàm cùng Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky.

Theo nhà lãnh đạo Ukraine, hai bên đã đồng thuận về nhiều vấn đề như tiếp tục phản đối Nga sáp nhập bán đảo Crimea, coi Moscow là một bên trong khủng hoảng ở Donbass và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tổng thống Zelensky cũng gửi gắm được thông điệp về mối lo trước Dòng chảy phương Bắc 2, đồng thời nhận lời hứa hẹn từ EU về việc đảm bảo nguồn cung khí đốt cho Ukraine. (Anadolu)

EU mang tin cay đắng cho Ukraine: Tuy nhiên, cũng trong cuộc họp trên, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell mang đến tin không vui cho Ukraine khi cho biết, hợp đồng cung cấp khí đốt kéo dài 15 năm mới được ký kết giữa Nga và Hungary - một thành viên của EU - không vi phạm luật khối này, Reuters đưa tin.

Hợp đồng mới này - sẽ trung chuyển khí đốt qua các đường ống ở Thổ Nhĩ Kỳ và sau này là Serbia, đều không đi qua lãnh thổ Ukraine - đã khiến Kiev phẫn nộ.

Theo quan chức EU, các thành viên của khối có quyền tự do ký kết các thỏa thuận song phương. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Cuộc gặp cấp cao về Ukraine: Ba cần, một không vội

Nga-Ukraine

Ukraine chờ tín hiệu từ Nga: Ngày 13/10, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, Kiev vẫn đang chờ đợi hồi đáp từ Moscow về đề xuất gặp mặt giữa nhà ngoại giao này với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov để đàm phán về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Trong tuần này, chính phủ Đức cho biết, nước này, Nga, Pháp và Ukraine đã nhất trí rằng, ngoại trưởng của họ nên gặp nhau, song không công bố thời gian hoặc địa điểm cho một cuộc họp như vậy. (Reuters)

Nga sẵn sàng mở rộng quy mô vận chuyển khí đốt tự nhiên qua Ukraine nếu EU tăng cường mua và Kiev đưa ra các điều kiện vận chuyển cạnh tranh.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, để giải quyết vấn đề duy trì quá trình vận chuyển khí đốt qua Ukraine, Kiev nên giải quyết "những người mua khí đốt ở châu Âu, các công ty châu Âu".

Theo ông Peskov, chỉ khi những người mua ở châu Âu thực hiện thỏa thuận mua khí đốt dài hạn độc quyền của Nga với số lượng tăng lên mới duy trì được dòng chảy qua Ukraine. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Ukraine biết ơn EU vì làm điều này với Nga, đổ trách nhiệm cho Mocsow về xung đột Donbass

Phó Thủ tướng Nga thăm Cuba

Ngày 13/10, Văn phòng Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov thông báo, trong chuyến công du mới đây tới Cuba, ông Borisov đã tái khẳng định cam kết của Moscow trong việc mở rộng hợp tác chiến lược với Havana, nhấn mạnh, hai nước sẽ tiếp tục phát triển các dự án chung.

Trong khuôn khổ chuyến công du này, Phó Thủ tướng Nga đã gặp Chủ tịch Miguel Diaz-Canel cũng như người đồng cấp Ricardo Cabrisas của Cuba trong khuôn khổ Ủy ban liên chính phủ Nga-Cuba.

Tuyên bố nêu rõ: "Mục đích của chuyến thăm là thảo luận về các cách thức tối ưu hóa sự phối hợp song phương cùng có lợi và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, cũng như tìm cách phát triển các dự án chung ở Cuba".

Trong cuộc gặp, ông Borisov lưu ý, Cuba là một trong những đối tác kinh tế ưu tiên của Nga ở khu vực Mỹ Latinh và hai nước sẽ tích cực duy trì đà tiếp xúc song phương, bất chấp đại dịch Covid-19. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nga phản pháo động thái của Mỹ liên quan Cuba

Nga-Mỹ

Nga cảnh báo nguy cơ quan hệ với Mỹ xấu đi: Ngày 12/10, sau cuộc đàm phán với người đồng cấp Mỹ Victoria Nuland, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cảnh báo nguy cơ xuất hiện “những trầm trọng mới” trong quan hệ với Mỹ, dù ông đánh giá cuộc đàm phán "hữu ích".

Các cuộc thảo luận được tổ chức kín giữa hai quan chức ngoại giao Nga và Mỹ về những tranh cãi kéo dài liên quan giới hạn nhân sự của các đại sứ quán, cùng nhiều vấn đề khác.

Bộ Ngoại giao Nga sau đó ra tuyên bố cho hay, Moscow không muốn leo thang căng thẳng, nhưng cảnh báo Washington không nên theo đuổi thêm các chính sách "đối đầu", đồng thời đề xuất loại bỏ tất cả hạn chế mà hai bên đưa ra trong vài năm qua. (TASS)

Nga-Mỹ đạt kết quả trong cuộc chiến chống tội phạm mạng: Ngày 12/10, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, Moscow đang phản hồi tất cả mối quan ngại của Washington trong lĩnh vực an ninh mạng, và hai nước đã đạt được những kết quả thực tế trong cuộc chiến chống tội phạm mạng sau 4 vòng tham vấn.

Theo Đại sứ Nga, đã xuất hiện 5 dấu hiệu tích cực đầu tiên sau hội nghị thượng đỉnh Geneva giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden hồi tháng 6. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Cảnh báo nguy cơ suy thoái quan hệ, Nga nêu đề xuất với Mỹ

Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên

Hàn Quốc đánh giá cao vai trò của Nga: Ngày 13/10, phái viên trưởng về hạt nhân của Hàn Quốc Noh Kyu-duk nhấn mạnh, Nga đóng vai trò "quan trọng" trong việc tái khởi động đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên.

Phát biểu tại Sân bay Quốc tế Incheon trước khi lên đường tới Moscow, ông Noh cho hay: "Nga là đất nước hiểu rõ lập trường của Triều Tiên. Để cải thiện quan hệ liên Triều và tái khởi động đối thoại Mỹ-Triều, chúng tôi sẽ đề nghị Nga tiếp tục vai trò của mình như đã từng có theo cách thức mang tính xây dựng".

Theo ông Noh, ngoài vấn đề trên, các vấn đề khác cũng sẽ được thảo luận, bao gồm các nỗ lực gần đây liên quan tới Triều Tiên, cũng như đề xuất đưa ra tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh. (Yonhap)

Mỹ-Hàn tái khẳng định nỗ lực can dự với Triều Tiên: Ngày 12/10, Giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã tái khẳng định cam kết trong việc can dự với Triều Tiên, đồng thời nhất trí nỗ lực cùng nhau để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.

Trong cuộc gặp với ông Suh Hoon tại Washington D.C, ông Sullivan "tái khẳng định sự chân thành của Mỹ, rằng họ không có chính sách thù địch đối với Triều Tiên và cũng nhắc lại lập trường sẽ tham gia đàm phán với Triều Tiên mọi lúc, mọi nơi, mà không có điều kiện tiên quyết". (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên quyết làm điều này với Nga, nêu lý do buộc 'phải theo con đường gian khổ'

Vấn đề Đài Loan

Nga nêu lập trường: Ngày 12/10, trong chuyến thăm đến thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nêu lập trường của Moscow về vấn đề Đài Loan rằng: "Nga, giống như đại đa số các nước khác, coi Đài Loan là một phần của nước CHND Trung Hoa.

Nhà ngoại giao Nga khẳng định: "Chúng tôi đã và sẽ tiến hành chính sách đối ngoại của mình dựa trên tiền đề này". (Interfax)

Trung Quốc nói về cuộc tập trận gần Đài Loan: Ngày 13/10, Người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc Mã Hiểu Quang cho biết, các cuộc tập trận của nước này gần Đài Loan là nhằm vào các lực lượng thúc đẩy nền độc lập chính thức của hòn đảo tự trị này, cũng như sự can thiệp từ các lực lượng nước ngoài.

Theo thông báo của văn phòng này, cuộc tập trận là hành động "chính đáng" để bảo vệ nền hòa bình và ổn định.

Trước đó, ngày 11/10, quân đội Trung Quốc cho biết, đã tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ và tấn công tại tỉnh Phúc Kiến, đối diện đảo Đài Loan qua eo biển Đài Loan. (Reuters)

Trung Quốc ra tuyên bố về Đài Loan: Ngày 9/10, phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ "thống nhất" Đài Loan bằng các biện pháp hòa bình.

Ông Mã Hiểu Quang cho biết, bài phát biểu của ông Tập đặt ra phương hướng cho các công việc liên quan Đài Loan và "chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp đúng đắn nhất để lĩnh hội bài phát biểu và thực hiện nội dung trong đó".

Ông mã khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đoàn kết tất cả người dân Trung Quốc, bao gồm cả những đồng bào Đài Loan, trong nỗ lực phối hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển hòa bình của quan hệ giữa hai bờ eo biển, thúc đẩy quá trình thống nhất hoàn toàn Trung Quốc và đạt được Giấc mộng Trung Hoa về sự trẻ hóa đất nước". (THX)

TIN LIÊN QUAN
Bế tắc ngoại giao Mỹ-Trung: Người đầu sông, kẻ cuối sông

Tình hình Afghanistan

Thượng đỉnh G20 về Afghanistan đã khai mạc ngày 12/10, với sự tham dự trực tuyến của các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để thảo luận về cách ứng phó cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng ở Afghanistan sau khi Taliban trở lại nắm quyền.

Ngoài việc tập hợp các khoản viện trợ nhân đạo và nêu cao quyền của phụ nữ ở Afghanistan, G20 khẳng định, dù có tiếp xúc với Taliban, song điều này không có nghĩa là công nhận chính quyền của phong trào Hồi giáo này.

Bên cạnh đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đề xuất thành lập một nhóm công tác về Afghanistan trong khuôn khổ G20, lưu ý rằng, cộng đồng quốc tế không nên quay lưng lại với người dân Afghanistan và mặc kệ quốc gia Tây Nam Á này. (THX)

CSTO sắp tập trận gần biên giới Afghanistan: Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu cùng các thành viên Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Armenia và Tajikistan sẽ tiến hành các cuộc diễn tập quân sự chung gần biên giới Afghanistan ở Tajikistan từ ngày 22-23/10. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh khẩn G20 về Afghanistan: Hàng tỷ USD viện trợ, nêu cao quyền phụ nữ và 'không có nghĩa là' công nhận Taliban

Thỏa thuận hạt nhân Iran

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đàm phán về JCPOA: Ngày 12/10, thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, Mỹ vẫn sẵn sàng cử phái đoàn tới Vienna (Áo) để thảo luận về thỏa thuận hạt nhân 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), tuy nhiên có giới hạn thời gian.

Bà Psaki nói: "Dĩ nhiên chúng tôi giữ các đối tác song hành với những nỗ lực của chúng tôi nhằm theo đuổi một lộ trình ngoại giao liên quan tới tiến trình đàm phán giữa Nhóm P5+1 với Iran. Việc tiếp tục những nỗ lực đó là lộ trình ưu tiên, là lựa chọn ưu tiên. Chúng tôi tin, ngoại giao luôn là sự lựa chọn đầu tiên". (TASS)

Iran sẽ căn cứ vào động thái của các bên để đàm phán hạt nhân: Ngày 12/10, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tuyên bố, Tehran sẽ sớm hoàn tất thảo luận nội bộ về việc nối lại các cuộc đàm phán tại Vienna nhằm khôi phục JCPOA.

Tuy nhiên, ông Abdollahian cho biết, "trong các cuộc đàm phán tương lai, hành động của chúng tôi phần nào sẽ căn cứ vào mức độ hành động và biện pháp của các bên liên quan".

Covid-19 thế giới 13/10: Số tử vong ở Nga cao kỷ lục, dịch diễn biến xấu; điểm nóng mới Hàn Quốc; thẻ xanh kém hiệu quả, Italy tính kế mới

Covid-19 thế giới 13/10: Số tử vong ở Nga cao kỷ lục, dịch diễn biến xấu; điểm nóng mới Hàn Quốc; thẻ xanh kém hiệu quả, Italy tính kế mới

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 239,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 4,88 triệu ca tử vong ...

Tin thế giới 12/10: Điện Kremlin phản pháo tuyên bố ra mắt của Thủ tướng Nhật Bản; EU hứa hẹn với Ukraine; Trung Quốc 'khoe cơ'

Tin thế giới 12/10: Điện Kremlin phản pháo tuyên bố ra mắt của Thủ tướng Nhật Bản; EU hứa hẹn với Ukraine; Trung Quốc 'khoe cơ'

Tranh chấp Nga-Nhật Bản, vấn đề Đài Loan, Ukraine, căng thẳng Mỹ-Belarus, quan hệ Nga với Mỹ và NATO, bán đảo Triều Tiên, tình hình ...

Đọc thêm

Kết quả bóng đá hôm nay 7/1 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 7/1 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 7/1. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/1 và sáng 8/1: Lịch thi đấu Carabao Cup - Arsenal vs Newcastle; Cup Nhà vua Tây Ban Nha - CD Eldense vs Valencia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/1 và sáng 8/1: Lịch thi đấu Carabao Cup - Arsenal vs Newcastle; Cup Nhà vua Tây Ban Nha - CD Eldense vs Valencia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/1 và sáng 8/1: Lịch thi đấu Carabao Cup - Arsenal vs Newcastle; Kings Cup Saudi Arabia - Al Hilal vs Al Ittihad.
Canada: Thủ tướng Justin Trudeau từ chức lãnh đạo đảng trước sức ép

Canada: Thủ tướng Justin Trudeau từ chức lãnh đạo đảng trước sức ép

Thủ tướng Trudeau khẳng định, Canada cần có một sự lựa chọn thực sự trong cuộc bầu cử tiếp theo và bản thân ông không thể là lựa chọn tốt ...
Diễn viên Dương Cẩm Lynh đẹp nền nã trong các thiết kế áo dài

Diễn viên Dương Cẩm Lynh đẹp nền nã trong các thiết kế áo dài

Dương Cẩm Lynh, với vẻ đẹp dịu dàng và phong cách thời trang tinh tế, luôn biết cách làm mới hình ảnh của mình.
Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela phản đối việc Tổng thống Paraguay Santiago Pena công khai ủng hộ ứng cử viên đối lập Edmundo Gonzalez Urrutia.
Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Giá cà phê thế giới sẽ 'sôi động' hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm đang chiếm ưu thế?

Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Giá cà phê thế giới sẽ 'sôi động' hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm đang chiếm ưu thế?

Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Thị trường cà phê thế giới sẽ sôi động hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm giá đang chiếm ưu thế?
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Phiên bản di động