Tin thế giới 13/11: Kế hoạch 'hủy diệt' của ông Trump; Nhật Bản phản đối Trung Quốc; Ngoại trưởng Mỹ làm Bắc Kinh 'nóng mặt'

Hoàng Hà
TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, quan hệ Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc, xung đột Armenia-Azerbaijan, quan hệ Trung Quốc với Nhật Bản, Mỹ, vấn đề Đài Loan... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 13/11: 'Phát súng' của ông Trump và tuyên bố 'hủy diệt'; Nhật Bản phản pháo Trung Quốc; Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên 'sáng suốt'

Bầu cử Mỹ 2020

Nổ 'phát súng' về gian lận bầu cử, ông Trump tuyên bố 2,7 triệu phiếu bầu cho mình bị xóa

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc phần mềm bầu cử Dominion do công ty Dominion Voting Systems, có trụ sở tại thành phố Denver, bang Colorado - được sử dụng ở 28 bang Mỹ - đã xóa phiếu hoặc chuyển phiếu bầu cho ông Trump sang ông Biden, đối thủ đảng Dân chủ.

Ông Trump đăng tải thông tin trên Twitter và Facebook cá nhân nêu rõ: "Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump trên cả nước. Phân tích dữ liệu phát hiện 221.000 phiếu bầu ở Pennsylvania chuyển từ bầu cho Trump sang bầu cho Biden, 941.000 phiếu cho Trump đã bị xóa".

"Các bang sử dụng Dominion đã hoán đổi 435.000 phiếu bầu cho Trump sang bầu cho Biden", ông Trump nói thêm.

Dominion đã bác bỏ cáo buộc trên, trong khi Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng liên bang (CISA) ra tuyên bố khẳng định: "Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào đã xóa hoặc làm mất phiếu bầu, thay đổi phiếu bầu hoặc bị xâm phạm theo bất kỳ hình thức nào". (Hill, Daily Mail)

TIN LIÊN QUAN
Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Người Phát ngôn Trung Quốc chúc mừng ông Biden

Ông Trump lên kế hoạch 'hủy diệt' Fox News?

Ngày 12/11, ông Trump lên Twitter bày tỏ sự không hài lòng với Fox News: “Tỷ suất người xem chương trình ban ngày của Fox News hoàn toàn tụt dốc. Chương trình ban ngày cuối tuần còn tệ hơn. Thật buồn khi chứng kiến điều này xảy ra nhưng họ đã quên ai đã giúp họ thành công và điều gì đã đưa họ tới vị trí này”.

Trong 4 năm qua, ông Trump được xem là nhân vật mang lại tỷ suất người xem cao cho Fox News khi hãng tin cánh hữu này bày tỏ quan điểm ủng hộ với ông và đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, trong thời gian này, ông Trump tỏ ra không hài lòng với Fox News do hãng truyền thông này dự đoán ông Biden đắc cử Tổng thống, điều mà ông Trump không thừa nhận.

Ông Trump cho rằng, Fox News giờ đã quên mất “con ngỗng vàng” đem lại cho hãng truyền thông này thành công, ám chỉ bản thân.

Cùng ngày, Axios dẫn các nguồn thạo tin cho hay, ông Trump đang xem xét việc lập một đế chế truyền thông nhằm lôi kéo người xem của Fox News: “Ông ấy có kế hoạch hủy diệt Fox News. Không có nghi ngờ gì nữa”. (Business Insider)

TIN LIÊN QUAN
Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Vị thế ‘bất an’ của ông Joe Biden

Thủ tướng Ấn Độ thông báo kế hoạch thảo luận với ông Biden

Ngày 13/11, hãng thông tấn PTI dẫn phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava nói rằng, Thủ tướng Narendra Modi sẽ điện đàm với ông Joe Biden vào thời điểm thích hợp với cả hai bên.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra trước đó một ngày, ông Srivastava cho biết việc điện đàm sẽ diễn ra theo đúng quy trình. Ông cũng khẳng định quan hệ Ấn Độ-Mỹ nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ.

Trước đó, ngay sau khi ông Joe Biden được truyền thông đưa tin đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, Thủ tướng Ấn Độ đã chúc mừng trên trang Twitter cá nhân và đánh giá cao đóng góp của cựu Phó Tổng thống Mỹ trong việc củng cố quan hệ song phương. (PTI)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Góc nhìn từ Ấn Độ

Xung đột Armenia-Azerbaijan

Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tới thủ phủ của Nagorno-Karabakh

Ngày 12/11, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, tiểu đoàn gìn giữ hòa bình thuộc Lữ đoàn Súng trường Cơ giới Độc lập số 15 đã tới thành phố Stepanakert tại khu vực Nagoro-Karabakh và bắt đầu thiết lập 4 trạm quan sát tại miền Nam Karabakh, gần thành phố Shushi.

Đây là một phần trong thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Nagorno-Karabakh mà Nga, Azerbaijan và Armenia đã ký hôm 9/11.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, tất cả các bên trong cuộc xung đột sẽ được hưởng lợi nếu tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn do Moscow làm trung gian.

Ông Lavrov nhấn mạnh sứ mệnh gìn giữ hòa bình được triển khai trong khu vực sẽ giúp khôi phục các di sản văn hóa của cả Armenia và Azerbaijan, đồng thời đảm bảo, phái bộ của Moscow sẽ giúp kiềm chế tình hình trong khu vực và tìm ra các giải pháp mang tính xây dựng.

Ngoài ra, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng khẳng định sẽ không có phái bộ gìn giữ hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động trong khu vực.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan rằng ông sẵn sàng hỗ trợ xây dựng một giải pháp lâu dài và công bằng dành cho tất cả các bên trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh. (TASS, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận đình chiến lịch sử ở Nagorno-Karabakh: Liệu có bền vững?

Ấn Độ-Trung Quốc

Ấn Độ thông báo nội dung đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biên giới

Ngày 12/11, ông Srivastava cho biết, New Delhi và Bắc Kinh đã có các cuộc đàm phán "thẳng thắn, sâu sắc và mang tính xây dựng" để giải quyết căng thẳng biên giới kéo dài 7 tháng qua tại Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Theo ông Srivastava, hai bên đã trao đổi quan điểm về việc rút lui khỏi tất cả các điểm xung đột dọc theo LAC ở phía Tây của khu vực biên giới.

Ông cũng cho biết hai bên đồng ý duy trì đối thoại và liên lạc thông qua các kênh quân sự và ngoại giao để thúc đẩy giải quyết các vấn đề tồn đọng khác, cũng như nhất trí sớm có một cuộc họp tiếp theo. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Lối thoát nào cho căng thẳng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc?

Bán đảo Triều Tiên

Hàn Quốc thông báo về lời mời tham gia nhóm "Bộ tứ"

Ngày 13/11, Phó Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc Suh Choo-suk cho biết, Seoul chưa nhận được bất kỳ yêu cầu chính thức nào từ phía Mỹ về việc tham gia nhóm "Bộ tứ", liên minh chiến lược khu vực (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia), vốn được nhiều người cho là nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc.

Ông Suh Choo-suk nói: "Không có yêu cầu chính thức nào từ Chính phủ Mỹ đối với Chính phủ của chúng tôi liên quan tới nhóm Bộ tứ... Theo như tôi biết, không có sự thúc đẩy thực sự nào để hình thành nhóm Bộ tứ mở rộng".

Ngoài ra, ông Suh Choo-suk lưu ý: "Vẫn còn phải xem liệu Mỹ có giữ lại sáng kiến này sau khi chính quyền mới chính thức ra mắt hay không". (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Vì sao Hàn Quốc không thể gia nhập nhóm Bộ Tứ?

Hàn Quốc tiếp tục kêu gọi Triều Tiên kiềm chế trong thời gian Mỹ chuyển giao lãnh đạo

Ngày 13/11, Bộ Thống nhất Hàn Quốc tiếp tục kêu gọi Triều Tiên kiềm chế các hành động khiêu khích, đồng thời hối thúc nước này hành động “thận trọng, sáng suốt và linh hoạt”.

Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh chưa có gì chắc chắn về chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên nếu ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, cũng như lo ngại Triều Tiên sẽ có động thái thăm dò chính quyền kế nhiệm của Mỹ, như thử vũ khí, và tạo lợi thế cho các cuộc đàm phán hạt nhân trong tương lai.

Trong khi đó, Triều Tiên vẫn giữ thái độ im lặng trước việc ông Biden được truyền thông Mỹ tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Các nhà quan sát cho rằng, có thể Triều Tiên đang đợi cho đến khi có kết quả chính thức mới đưa ra lập trường. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia Nga: Triều Tiên sẽ có thái độ không rõ ràng với ông Biden

Trung Quốc-Nhật Bản

Nhật Bản phản đối lập trường của Trung Quốc về liên minh Nhật-Mỹ

Ngày 12/11, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, ông Joe Biden khẳng định, quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư thuộc phạm vi áp dụng Điều 5, Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.

Ngay lập tức, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân chỉ trích hiệp định an ninh Mỹ-Nhật là "sản phẩm của Chiến tranh Lạnh".

Ngày 13/11, phát biểu họp báo thường kỳ, Chánh Văn phòng Nội các Katsunobu Kato đã lên tiếng phản đối phát ngôn của Trung Quốc: “Quần đảo Senkaku là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản với các bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế rõ ràng. Hiện Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả đối với quần đảo này và phát ngôn của phía Trung Quốc dựa trên quan điểm đơn phương là hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Ông Kato nói rằng, liên minh Nhật-Mỹ là hạt nhân trong hệ thống bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ, đóng vai trò là nền tảng cho hòa bình và ổn định không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế, do vậy Tokyo sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Washington để duy trì hòa bình và thịnh vượng của khu vực và quốc tế. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản-Trung Quốc trao đổi quan điểm về chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình

Mỹ-Trung Quốc

Bắc Kinh yêu cầu Mỹ dừng lệnh cấm vận nhằm vào các công ty Trung Quốc

Ngày 13/11, Bắc Kinh cho biết đang thúc giục Washington dừng việc ngăn chặn một cách độc đoán các khoản đầu tư của Mỹ đối với công ty Trung Quốc.

Thông điệp trên được người phát ngôn Uông Văn Bân nói với các phóng viên khi được hỏi về các lệnh cấm đầu tư của Mỹ đối với các công ty có liên quan đến quân đội Trung Quốc.

Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh, chính phủ Mỹ đã "vu khống ác ý" sự hội nhập quân sự-dân sự của Trung Quốc và Bắc Kinh vẫn sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích của công ty Trung Quốc.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 12/11 đã đưa ra sắc lệnh nhằm ngăn chặn đầu tư của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng đang thuộc sở hữu và kiểm soát của lực lượng quân đội Trung Quốc. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Sau cuộc bầu cử Mỹ 2020, Tổng thống Trump ký sắc lệnh mới, Trung Quốc lại 'lãnh đòn'

Trung Quốc cảnh báo trả đũa sau tuyên bố của Mỹ về Đài Loan

Ngày 12/11, Ngoại trưởng Pompeo nói rằng: "Đài Loan không phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc". Ông còn nêu rõ, Mỹ tôn trọng cam kết và nghĩa vụ với Đài Loan, như bán vũ khí đến hỗ trợ khả năng phòng thủ cho hòn đảo này.

Ngày 13/11, phản ứng lại phát ngôn của ông Pompeo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo sẽ trả đũa lại bất kỳ hành động nào làm xói mòn lợi ích cốt lõi của nước này.

Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ông Uông Văn Bân khẳng định, Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và tuyên bố mới của Ngoại trưởng Pompeo tiếp tục gây tổn hại tới quan hệ Trung-Mỹ. (Reuters, Kyodo)

Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Người Phát ngôn Trung Quốc chúc mừng ông Biden

Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Người Phát ngôn Trung Quốc chúc mừng ông Biden

TGVN. Ngày 13/11, trong cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã gửi lời chúc mừng ...

Tin thế giới 12/11: Ông Trump sẽ tranh cử lại nếu xác nhận thua? Thế giới đua nhau điện đàm với ông Biden; Mỹ-Trung Quốc bắt tay hạ nhiệt căng thẳng?

Tin thế giới 12/11: Ông Trump sẽ tranh cử lại nếu xác nhận thua? Thế giới đua nhau điện đàm với ông Biden; Mỹ-Trung Quốc bắt tay hạ nhiệt căng thẳng?

TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, Xung đột Armenia-Azerbaijan, căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, Ấn Độ-Trung Quốc... là những tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.

Mỹ-Trung Quốc và quan hệ với Đài Loan: Chuyển thời không đổi hướng

Mỹ-Trung Quốc và quan hệ với Đài Loan: Chuyển thời không đổi hướng

TGVN. Vào thời điểm nước rút của cuộc bầu cử Mỹ 2020, Mỹ dồn dập công bố việc cung ứng vũ khí và thiết bị ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ...
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (23/11-2/12): Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung Bộ có mưa đến mưa to, cảnh báo sạt lở đất

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (23/11-2/12): Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung Bộ có mưa đến mưa to, cảnh báo sạt lở đất

Dự báo thời tiết từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia cho thấy Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung bộ cảnh báo ...
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động