📞

Tin thế giới 13/5: Tổng thống Ukraine tuyên bố lập trường về Crimea, Nga tấn công một nhà máy lọc dầu; Covid-19 ở Triều Tiên

Hoàng Hà 19:45 | 13/05/2022
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tình hình Covid-19 ở Triều Tiên, các biện pháp trả đũa nhau giữa Nga và EU... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Vị trí một số điểm nóng trong xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Washington Post)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

Ông khẳng định hai bên cần

(AP)

* Diễn biến chiến sự ở Ukraine: Ngày 13/5, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các lực lượng vũ trang nước này đã tấn công nhà máy lọc dầu Kremenchug ở miền Trung Ukraine, phá hủy khả năng sản xuất và các bể chứa nhiên liệu của nhà máy này.

Lực lượng Nga cũng đã bắn rơi một máy bay Su-27 của Ukraine ở khu vực Kharkov.

Trước đó, ngày 12/5, bộ trên cho hay, quân độ Nga đã phá hủy một hệ thống tên lửa phòng không S-300 và các bệ phóng tên lửa đa nòng của Ukraine, đánh trúng 405 điểm tập trung nhân lực và trang thiết bị quân sự, 12 sở chỉ huy và 26 đơn vị pháo ở vị trí khai hỏa. (Reuters)

* Ukraine sẽ chiến đấu vì đảo Rắn: Phát biểu trên truyền hình ngày 13/5, người đứng đầu Cơ quan Tình báo quân đội Ukraine Kyrylo Budanov cho biết, nước này sẽ chiến đấu vì đảo Zmiinyi (Đảo Rắn) “chừng nào còn cần thiết”.

Theo một số quan chức quốc phòng, các cuộc giao tranh tái diễn xung quanh Đảo Rắn trong những ngày gần đây có thể trở thành cuộc chiến giành quyền kiểm soát bờ biển phía Tây Biển Đen. (Reuters)

* Hơn 6 triệu người tị nạn chạy trốn cuộc chiến tại Ukraine: Ngày 12/5, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) cho biết, số người tị nạn chạy trốn khỏi Ukraine nhằm tránh chiến dịch quân sự cảu Nga đã vượt quá 6 triệu người.

Đây là cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất tại châu Âu kể từ sau khi Thế chiến II. Phần lớn những người tị nạn này đã vào Liên minh châu Âu (EU) thông qua biên giới các nước Ba Lan, Slovakia, Hungary và Romania. (Reuters)

* LHQ thiết lập cuộc điều tra về cáo buộc Nga vi phạm nhân quyền tại Ukraine: Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 12/5 đã thông qua một nghị quyết với đa số ủng hộ, qua đó thiết lập một cuộc điều tra nhằm vào những cáo buộc quân đội Nga vi phạm nhân quyền tại một số khu vực của Ukraine từng do Kiev kiểm soát.

Cuộc bỏ phiếu nhận được sự ủng hộ của 33 thành viên và 2 nước bỏ phiếu chống là Trung Quốc và Eritrea. 12 thành viên bỏ phiếu trắng.

Ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu lập Kiên cho rằng, quyết định trên của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã làm lung lay lòng tin của các thành viên đối với cơ quan này. (Reuters)

* Ukraine tịch thu tài sản của ngân hàng Nga: Ngày 12/5, Ukraine đã tiến hành thu giữ 100% tài sản của ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank ở Ukraine để đáp trả chiến dịch quân sự của Moscow, sau khi Quốc hội Ukraine ra một sắc lệnh đã ủng hộ việc này.

Ukraine cũng thông qua việc tịch thu 99,8% cổ phần của Prominvestbank, ngân hàng cho vay có trụ sở tại Kiev thuộc sở hữu của ngân hàng phát triển Vnesheconombank (VEB) của nhà nước Nga. (Reuters)

* Tình hình Ukraine sẽ được giải quyết thông qua đàm phán, theo lời của Đại sứ Nga tại EU Vnladimir Chizhov.

Ông lưu ý, Nga nhấn mạnh quy chế trung lập của Ukraine, công nhận Crimea là một phần của Nga và nền độc lập của các vùng ly khai Donetsk và Lugansk. (TASS)

* Nga nêu thời điểm dừng chiến dịch quân sự ở Ukraine: Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky "thừa nhận thực tế rằng họ phải nhượng bộ". (TASS)

* Nổ lớn ở Kherson: Ngày 12/5, hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin, các vụ nổ lớn đã xảy ra ở trung tâm thành phố Kherson thuộc miền Nam Ukraine, một ngày sau khi lãnh đạo tỉnh Kherson thông báo ý định đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin chấp nhận sáp nhập tỉnh này. (Sputnik)

Châu Âu

* Anh áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga: Ngày 13/5, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết, nước này đã bổ sung 12 biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.

Các lệnh trừng phạt mới nhất của Anh sẽ nhắm vào mạng lưới tài chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bao gồm cả vợ cũ và các anh em họ của ông. (AFP)

* Nga trục xuất 10 nhà ngoại giao Romania, đáp trả vụ Bucharest trục xuất các nhà ngoại giao Nga trước đó.

Bộ trên nói thêm, Moscow bác bỏ những cáo buộc của Romania cho rằng Nga phạm các tội ác chiến tranh ở Ukraine. (Reuters)

* Ukraine hối thúc châu Âu chấm dứt phụ thuộc vào khí đốt của Nga và cắt đứt “nguồn cung oxy cho năng lượng” của Moscow, cho rằng điều này đặc biệt quan trọng bởi Nga "không phải là một đối tác đáng tin cậy". (AFP)

* Gazprom dừng vận chuyển khí đốt qua Ba Lan bằng tuyến đường ống Yamal-châu Âu sau khi Moscow áp đặt trừng phạt với công ty EuRoPol GAZ của Ba Lan - công ty sở hữu đoạn đường ống này.

Đức khẳng định động thái này không ảnh hưởng đến an ninh nguồn cung năng lượng của Đức. (Reuters)

* Đức cáo buộc Nga sử dụng năng lượng như “vũ khí” sau khi Moscow thông báo trừng phạt các công ty năng lượng của phương Tây và mức khí đốt chuyển từ Nga tới châu Âu sụt giảm. (AFP)

* Thủ tướng Áo yêu cầu Gazprom nạp đầy khí đốt vào kho dự trữ, đe dọa sẽ lấy cơ sở lưu trữ khí đốt lớn nhất nước này - Haidach, ở Salzburg, của tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom nếu không được nạp đầy.

Áo đang xem xét khả năng mua khí đốt từ các nhà cung cấp khác và lần đầu tiên lập nguồn dự trữ khí đốt chiến lược của nhà nước, song sẽ không quốc hữu hóa Haidach. (Reuters)

Đông Nam Á

* Mỹ công bố hỗ trợ 150 triệu USD cho ASEAN để đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, an ninh hàng hải và những sáng kiến khác.

* Trung Quốc kêu gọi thúc đẩy quan hệ ASEAN+3 trong lĩnh vực tài chính:Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn ngày 12/5 tuyên bố, cần thúc đẩy hợp tác tài chính giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3).

Việ hợp tác nhằm giải quyết những thách thức mới mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt. Ông Lưu Côn khẳng định, Trung Quốc sẽ cùng với các nước thành viên khác trong ASEAN+3 nhằm thúc đẩy đổi mới và khám phá các lĩnh vực mới trong hợp tác tài chính khu vực. (THX)

Đông Bắc Á

* Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản lên án các vụ phóng tên lửa mới của Triều Tiên: Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 12/5 đã điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Kim Sung-han, trong đó hai bên đã lên án các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên cùng ngày.

Trong khi đó, Nhật Bản đã bày tỏ phản đối động thái mới nhất của Bình Nhưỡng thông qua Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh. (Reuters, Kyodo)

* Mỹ để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên lên án các vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng.

Bên cạnh đó, Mỹ kêu gọi Triều Tiên đối thoại đối thoại, đồng thời khẳng định cam kết vững chắc về việc bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản (Reuters)

* Triều Tiên có các ca tử vong do Covid-19 đầu tiên: Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 13/5 đưa tin, nước này đã ghi nhận 6 ca tử vong do Covid-19, hơn 18.000 người trên toàn quốc có triệu chứng sốt và 187.800 người đang được cách ly và điều trị. (Yonhap)

* Mỹ chưa có kế hoạch chia sẻ vaccine Covid-19 với Triều Tiên, song khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo quan trọng tới những công dân Triều Tiên dễ bị tổn thương nhất. (Reuters)

* Tổng thống Hàn Quốc đề nghị gửi vaccine Covid-19 cho Triều Tiên, một ngày sau khi Bình Nhưỡng phát hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát.

Hàn Quốc cho biết sẽ thảo luận chi tiết với phía Triều Tiên về việc viện trợ vacccine cũng như các thiết bị y tế. (Yonhap)

* Nga sẵn sàng xem xét đề nghị cung cấp vaccine Coivd-19 của Triều Tiên: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 13/5 cho biết, Nga sẽ nhanh chóng xem xét kịp thời bất kỳ đề nghị nào của Triều Tiên về việc cung cấp vaccine ngừa Covid-19 cho nước này. (Reuters)

* Nhật Bản cấm xuất khẩu thiết bị công nghệ cao sang Nga: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ngày 13/5 thông báo, nước này đang mở rộng danh sách các hàng hóa và sản phẩm công nghệ bị cấm xuất khẩu sang Nga liên quan tình hình xung quanh Ukraine.

Lệnh cấm này đã được chính phủ Nhật Bản thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5. Nhìn chung, danh sách bổ sung có 14 mục mới, bao gồm máy in 3D và thiết bị tính toán lượng tử, kính hiển vi lực nguyên tử và điện tử và chất xúc tác lọc dầu. (TASS)

Tây-Nam Á

* Sri Lanka có thủ tướng mới: Nghị sĩ đối lập Sri Lanka Ranil Wickremesinghe vừa tuyên thệ nhậm chức, trở thành tân thủ tướng của nước này, kế nhiệm cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa vừa đệ đơn từ chức hồi đầu tuần, giữa lúc Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi độc lập. (Reuters)

* Tổng thống UAE Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan qua đời ở tuổi 73 sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, theo thông tin chính thức từ Hãng thông tấn WAM của nước này.

UAE sẽ treo cờ rủ trong 40 ngày kể từ 13/5 nhằm tưởng nhớ Tổng thống Sheikh Khalifa. Trong 3 ngày đầu, mọi hoạt động tại các cơ quan công quyền, các tổ chức, các doanh nghiệp cũng như các công ty tư nhân phải tạm dừng.

Ông Sheikh Khalifa tiếp quản vị trí tổng thống thứ hai của UAE vào tháng 11/2004, kế vị cha với tư cách người trị vì thứ 16 của Tiểu vương Abu Dahbi - tiểu vương giàu nhất của UAE.

Nhà lãnh đạo này hiếm khi xuất hiện trước công chúng kể từ năm 2014. Trên thực tế, em trai của ông, Thái tử Abu Dhabi Mohammed bin Zayed đã được coi là người lãnh đạo UAE trong những năm gần đây. (Reuters)

Trung Đông

* Pháp đề nghị Iran trả tự do cho hai công dân: Ngày 12/5, Pháp tuyên bố, hai công dân nước này đã bị bắt giữ ở Iran vì bị cáo buộc gây "bất ổn an ninh".

Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ: "Chính phủ Pháp cực lực lên án vụ bắt giữ vô căn cứ này. Chính phủ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho hai công dân Pháp này". (AFP)

* Pháp không có nhiều niềm tin việc Mỹ-Iran giải quyết bất đồng: Một nguồn tin ngoại giao Pháp ngày 12/5 cho rằng, không có nhiều niềm tin về việc Mỹ và Iran có thể giải quyết bất đồng song phương một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, vụ Iran bắt giữ 2 công dân Pháp là một động thái khiêu khích và Tehran vô cùng sai lầm khi "câu giờ" trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân. (Reuters)

* EU tin có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng về vấn đề hạt nhân Iran: Ngày 13/5, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết, các cuộc đàm phán gặp bế tắc về chương trình hạt nhân của Iran đã được khai thông sau các cuộc đàm phán mới ở Tehran.

Ông Borrell đánh giá, có khả năng các bên sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng, đồng thời cho hay, sứ mệnh của Đặc phái viên EU Enrique Mora trong tuần này nhằm giúp khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đã có kết quả "tốt hơn mong đợi".

Trong tuần này, ông Mora đã tổ chức cuộc họp 2 ngày với Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Ali Bagheri tại Tehran và đã chuyển thông điệp của EU tới Tehran cũng như nhận được hồi đáp "đủ tích cực" từ phía Cộng hòa hồi giáo. (AFP)

* Qatar chỉ trích Israel gây ra cái chết của phóng viên đài Al Jazeera: Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al-Thani ngày 12/5 đã cáo buộc Israel gây ra cái chết của phóng viên kênh truyền hình Al Jazeera Shireen Abu Akleh khi bà này có mặt tại cuộc đột kích của quân đội Israel vào vùng Bờ Tây bị chiếm đóng.

Nữ phóng viên Abu Akleh, 51 tuổi, là một người Mỹ gốc Palestine, đã bị bắn tử vong hôm 11/5 khi đưa tin về chiến dịch đột kích của quân đội Israel vào một trại tị nạn ở Jenin. (Iraq Inews)

* Israel tiếp tục các cuộc đột kích vào Dải Gaza trong ngày 13/5, làm ít nhất 4 người bị thương. Theo đó, quân đội Israel cho biết, lực lượng của họ đang tiến hành các "hoạt động chống khủng bố" ở ngoại ô Jenin. (AFP)

Châu Mỹ

* Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị công du châu Âu vào cuối tuần này, sau khi thông báo kết thúc cách ly do mắc Covid-19.

Nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ sẽ khởi hành tới thủ đô Berlin của Đức vào ngày 14/5, tại đây ông sẽ tham gia cuộc họp ngoại trưởng các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm thảo luận về các biện pháp hỗ trợ Ukraine chống lại chiến dịch quân sự của Nga.

Ngày 15/5, Ngoại trưởng Blinken sẽ tới thủ đô Paris của Pháp để tham dự cuộc họp Hội đồng Thương mại và công nghệ Mỹ-EU, một sáng kiến của các cường quốc phương Tây để đưa ra những tiêu chuẩn trong bối cảnh Trung Quốc phát triển nhanh chóng. (Reuters)

* Cộng đồng Caribbean (Caricom) không đạt đồng thuận liên quan Thượng đỉnh châu Mỹ, theo đó, chưa thể có quyết định về việc tẩy chay hoặc tham dự Hội nghị này trong trường hợp Cuba, Nicaragua và Venezuela không được mời.

Các quốc gia thành viên của Caricom gồm Antigua & Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Dominica, Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Montserrat, Saint Lucia, Saint Kitts & Nevis, Saint Vincent & Grenadines, Suriname và Trinidad & Tobago.

* Đắm tàu ở ngoài khơi Puerto Rico, 11 người thiệt mạng. Các đơn vị cơ quan ứng phó đối tác đã cứu được 31 người sống sót, trong đó có 11 nữ và 20 nam.

Cơ quan này trước đó đã cho biết rằng một tàu nghi ngờ vận chuyển người di cư bất hợp pháp đã bị lật úp, nhiều người trôi nổi trên biển mà không có áo phao. (AFP)

Châu Phi: Liên minh toàn cầu chống IS họp cấp bộ trưởng lần đầu tiên

Ngày 12/5, kỳ họp cấp bộ trưởng đầu tiên của Liên minh toàn cầu chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng diễn ra tại châu Phi đã kết thúc, trong đó các nước thể hiện sự quyết tâm trong cuộc chiến chống khủng bố cực đoan.

Thông cáo chung sau kỳ họp nêu rõ quyết tâm chung của các nước thành viên tiếp tục cuộc chiến chống IS thông qua các nỗ lực quân sự và dân sự.

Các bộ trưởng nhấn mạnh việc bảo vệ dân thường là ưu tiên và khẳng định, luật pháp quốc tế, bao gồm luật nhân đạo và luật nhân quyền quốc tế, cũng như các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ phải được tôn trọng trong mọi trường hợp.

Thông cáo cũng đề cập tầm quan trọng của việc giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây mất an ninh ở châu Phi, đồng thời nhắc lại rằng bất kỳ giải pháp lâu dài nào để ngăn chặn sự lây lan của IS trên lục địa này sẽ chủ yếu dựa vào các cơ quan chức năng quốc gia, cũng như các nỗ lực và sáng kiến của tiểu vùng và khu vực.