Bầu cử Mỹ 2020
Lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện vừa 'nốc ao' ông Trump, ông Biden kêu gọi 'truất' ghế
Ngày 15/12, trong cuộc điện đàm sau khi Đại cử tri đoàn xác nhận ông Joe Biden chính thức là Tổng thống đắc cử, Thủ lĩnh phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đã chúc mừng ông Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris, chấm dứt chuỗi ngày im lặng kể từ hôm bầu cử Tổng thống Mỹ 3/11.
Vài giờ sau, ông Joe Biden đã thúc giục người dân bang Georgia truất ghế lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện này của ông McConnell bằng cách bầu cho hai ứng viên đảng Dân chủ Raphael Warnock và Jon Ossoff vào ngày 5/1/2021. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Chính sách đối ngoại: 'Bài toán hóc búa' cho ông Joe Biden |
Ông Pompeo "bật đèn xanh" chuyển giao quyền lực tại Bộ Ngoại giao Mỹ
Hãng tin CNN dẫn một nguồn tin cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến sẽ gặp ứng viên ngoại trưởng Antony Blinken của ông Biden vào thứ 5 tuần này, lần đầu tiên kể từ ngày bầu cử 3/11.
Cuộc gặp giữa ông Pompeo và ông Blinken sẽ đánh dấu sự thừa nhận chính thức đầu tiên của nhà ngoại giao hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Trump rằng, ông đang chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ lãnh đạo chính sách đối ngoại của Mỹ cho người kế nhiệm.
Cuộc gặp dự kiến chỉ diễn ra trong 15 phút, nhưng giới chức Bộ Ngoại giao xem đây là một bước đi tích cực. (CNN)
TIN LIÊN QUAN | |
Hậu bầu cử Tổng thống Mỹ: Người hối hả, ai chẳng vội vã |
Đội ngũ của ông Trump thăm dò về ý định tái tranh cử
Theo New York Post, trong email gửi người ủng hộ tối 15/12, đội ngũ tranh cử của Tổng thống Trump đã đặt ra câu hỏi rằng: "Liệu Tổng thống Trump có nên tái tranh cử vào năm 2024 không?", đồng thời tiếp tục khẳng định cuộc bầu cử 2020 đã "bị đánh cắp".
"Tổng thống luôn muốn nghe lời khuyên từ người dân Mỹ, đó là lý do tại sao chúng tôi muốn hỏi quý vị một câu hỏi rất quan trọng", email này viết rõ.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo cùng ngày, trả lời câu hỏi của phóng viên việc liệu ông Trump có tái tranh cử sau 4 năm nữa không, Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany nói: "Điều này xin dành để Tổng thống trả lời, nhưng Tổng thống vẫn tiếp tục theo đuổi các nỗ lực kiện tụng liên quan đến cuộc bầu cử". (New York Post)
TIN LIÊN QUAN | |
Hậu bầu cử Mỹ 2020: Bài toán nội các của ông Joe Biden |
Thượng nghị sĩ bang Virginia tuyên bố hiếu chiến, kêu gọi ông Trump ban bố thiết quân luật
Ngày 15/12, viết trên Facebook, Thượng nghị sĩ Amanda Chase - ứng viên thống đốc bang Virginia - kêu gọi Tổng thống Trump ban bố thiết quân luật để tổ chức lại một cuộc bầu cử mới công bằng.
"Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Thật may mắn Tổng thống Trump là người mạnh mẽ và không chịu thua. Tổng thống Trump nên tuyên bố thiết quân luật theo như khuyến nghị của Tướng Flynn”, bà này viết.
Trước đó, ông Michael Flynn - cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đã được ông Trump ân xá hoàn toàn vào cuối tháng 11 sau ba năm bị điều tra liên quan cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 - đã chia sẻ một bài đăng trên Twitter với nội dung kêu gọi ông Trump ban bố thiết quân luật giới hạn để trao cho quân đội quyền giám sát một cuộc bầu cử lại. (RT)
TIN LIÊN QUAN | |
Hậu bầu cử Mỹ 2020: 3 'hòn đá tảng' trong quan hệ Mỹ-Nhật |
Nga-EU-Belarus
EU nhất trí gia hạn trừng phạt Nga, tăng cường trừng phạt Belarus
Ngày 16/12, một nguồn tin từ phái đoàn của một trong những nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nói với rằng, đại diện thường trực của 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vốn sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/1/2021.
Nguồn tin trên nêu rõ: "Các đại sứ vừa đồng ý gia hạn các biện pháp hạn chế này cho đến ngày 31/7/2021".
Cùng ngày, các nguồn tin trong Hội đồng châu Âu và một nhà ngoại giao EU cũng cho hay, đại sứ các nước EU đã nhất trí bổ sung các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Belarus liên quan cuộc đàn áp tàn bạo những người biểu tình đối lập, tập trung vào 29 cá nhân và 7 công ty hoặc tổ chức.
Gói biện pháp trừng phạt sẽ được liệt kê trong danh sách công bố vào ngày 17/12, là vòng trừng phạt thứ 3 mà EU áp đặt đối với chính quyền Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Hiện Tổng thống Lukashenko, con trai ông và hơn 50 quan chức Belarus đã nằm trong danh sách trừng phạt của EU. (TASS, AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
EU quyết định gia hạn trừng phạt kinh tế đối với Nga |
Nga sẽ đề nghị cộng đồng quốc tế công nhận Đức quốc xã diệt chủng tại Liên Xô
Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Nga về các dự án cộng đồng Sergei Novikov cho biết, Nga sẽ khởi động tiến trình pháp lý đề nghị cộng đồng quốc tế công nhận hành vi thảm sát hàng loạt dân thường của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây là tội ác diệt chủng của Đức quốc xã trong năm nay và sẽ diễn ra đồng thời ở cả trong và ngoài lãnh thổ Nga.
Ông lưu ý thêm rằng, các vụ xét xử đầu tiên đã được tổ chức, nhưng sẽ được tiếp tục theo cách tiếp cận tổng quát hơn để cộng đồng quốc tế, bao gồm các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc có thể đưa ra phản ứng pháp lý phù hợp. (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Putin phê phán Ba Lan: Chuyện cũ trong thời mới |
Australia-Trung Quốc
Thương chiến Australia-Trung Quốc leo thang
Ngày 16/12, Australia đã đề nghị Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) điều tra việc Trung Quốc áp thuế trừng phạt đối với các mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ Australia.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham chỉ trích việc Trung Quốc áp thuế 80% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia là “không dựa trên các sự thật và bằng chứng”, đồng thời cho hay hành động mạnh mẽ hơn của WTO có khả năng sắp diễn ra.
Các chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang cân nhắc hạn chế nhập khẩu lúa mạch Australia từ năm 2018 do lo ngại bị phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên tới 80,5% đối với lúa mạch Australia diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa hai nước hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1989. (AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Australia khẳng định 'đang có lợi thế lớn' và sẽ kiện Trung Quốc lên WTO |
Trung Quốc-châu Phi
Bất chấp cảnh cáo của Mỹ, Trung Quốc khởi công dự án CDC châu Phi
Tờ South China Morning Post cho hay, dự án xây dựng trụ sở của Các Trung tâm về Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi trị giá 80 triệu USD do Trung Quốc tài trợ ở phía Nam thủ đô Addis Ababa của Ethiopia đã khởi công. Địa điểm xây dựng trụ sở này rộng 90.000 m² với tổ hợp rộng gần 40.000 m².
Dự án này đã vấp phải sự phản đối của Mỹ. Financial Times dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng, dự án này sẽ bị lợi dụng để do thám "dữ liệu gen của châu Phi".
Một quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump còn tuyên bố: "Nếu Trung Quốc xây dựng trụ sở này, Mỹ sẽ không làm việc với CDC châu Phi". (SCMP)
TIN LIÊN QUAN | |
Lục địa châu Phi đang sụp đổ? |
Nga-Mỹ
Mỹ cáo buộc Nga cản trở tiến triển ở khu vực Địa Trung Hải
Ngày 15/12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vì những bình luận rằng, Washington đang thực hiện những chiêu trò chính trị ở khu vực Địa Trung Hải.
Thay vào đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cho rằng, Moscow mới chính là nhân tố đang phá hoại sự ổn định ở Syria, Libya và những quốc gia khác.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ: "Tất cả những hành động này rõ ràng cho thấy nếu bất cứ ai đang sử dụng chiêu trò chính trị và nỗ lực cản trở sự tiến triển trong những cuộc xung đột khu vực thì đó chính là Nga, quốc gia chỉ hành động để giành được những lợi ích của riêng mình theo cách gây phương hại cho toàn bộ khu vực". (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Hậu bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Cuối cùng, Nga cũng đã 'nói lời cần nói' |
Mỹ phản đối S-400
Ấn Độ tuyên bố không từ bỏ kế hoạch mua S-400 Nga bất chấp sức ép từ Mỹ
Ấn Độ đã xem xét kỹ lưỡng lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành công nghiệp quốc phòng của đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ do Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Tuy nhiên, các nguồn tin ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh, trường hợp của New Delhi khác với trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Economic Times, New Delhi theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập nên quyết định của Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới thỏa thuận mua bán tên lửa S-400 giữa Ấn Độ và Nga.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh, họ theo đuổi chính sách đối ngoại dựa trên lợi ích quốc gia và hy vọng rằng điều này được các đối tác thấu hiểu, đồng thời khẳng định Ấn Độ không có kế hoạch hủy bỏ hợp đồng S-400 với Nga bất chấp sức ép từ Mỹ. (Economic Times)
Tổng thống Erdogan: Lệnh trừng phạt của Mỹ "tấn công chủ quyền" của Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 16/12, trong bài phát biểu trên truyền hình, khi nói về các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói: "Đây là liên minh kiểu gì vậy? Quyết định này là một cuộc tấn công khai nhằm vào chủ quyền của chúng tôi".
Theo ông Erdogan, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ thất bại trong mục tiêu mà ông cho là nhằm răn đe các nỗ lực công nghiệp quốc phòng của Ankara.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, lệnh trừng phạt này cho thấy lập trường thù địch của Mỹ đối với đồng minh NATO của họ, song Ankara sẽ vượt qua những rắc rối mà Washington gây ra.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết: “Tất cả các biện pháp cần thiết sẽ được thực hiện để bảo đảm an ninh cho đất nước và 83 triệu dân của chúng tôi,gồm cả lĩnh vực phòng không và phòng thủ tên lửa trước mối đe dọa tên lửa và không quân nghiêm trọng”. (AFP, Reuters)
Thổ Nhĩ Kỳ-EU
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi EU thoát khỏi "vòng luẩn quẩn" trong quan hệ song phương
Ngày 16/12, Tổng thống Erdogan đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, trong đó bày tỏ mong muốn xây dựng tương lai với EU và hai bên sẽ thoát khỏi "vòng luẩn quẩn" trong mối quan hệ song phương căng thẳng hiện nay.
Ông Erdogan cũng hối thúc Chủ tịch Michel có "cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn" đối với Thổ Nhĩ Kỳ, khẳng định Ankara hướng đến việc xây dựng tương lai của mình cùng với EU và coi mọi bước tích cực trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-EU là cánh cửa mở ra cơ hội.
Tổng thống Erdogan đồng thời tác khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng khởi động các cuộc đàm phán song phương với Hy Lạp về tranh chấp lãnh hải. Nhà lãnh đạo này lặp lại lời kêu gọi tổ chức một hội nghị về Đông Địa Trung Hải. (Reuters)
| Hậu bầu cử Mỹ 2020: Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, người đứng đầu phe đa số ở Thượng viện và các lãnh đạo cuối cùng trên thế giới lên tiếng TGVN. Ngày 15/12, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky Mitch McConnell, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện đã chúc mừng liên ... |
| Tin thế giới 15/12: 'Cuộc chiến vì linh hồn' của ông Biden và 'nước cờ' cuối của ông Trump; Mỹ thẳng tay đẩy đồng minh về phía đối thủ sống còn TGVN. Kết quả bầu cử Mỹ 2020; quan hệ Mỹ với Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ; Thủ tướng Anh lên kế hoạch thăm Ấn ... |
| Thổ Nhĩ Kỳ-EU: Liệu có tránh được một cuộc chia tay? Tờ Le Monde số ra ngày 20/3 nhận định, bất chấp căng thẳng dâng cao, Liên minh châu Âu (EU) vẫn không muốn cắt đứt ... |