Tin thế giới 16/9: Nga cung cấp S-500 cho quân đội; Mỹ-Anh-Australia thiết lập quan hệ đối tác an ninh; Triều Tiên nói lý do phóng tên lửa

Quang Đào
Thông tin liên quan Tổng thống Nga Vladimir Putin tự cách ly vì Covid-19; Thỏa thuận đối tác an ninh AUKUS; Triều Tiên thử tên lửa... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometey của Nga. (Nguồn: Sohu)
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometey của Nga. (Nguồn: Sohu)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga ra mắt hệ thống phòng thủ S-500 mới

Hãng thông tấn RIA dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov ngày 16/9 cho biết nước này đã hoàn tất những thử nghiệm hệ thống tên lửa đất đối không S-500 mới và bắt đầu cung cấp vũ khí này cho các lực lượng vũ trang.

Với S-500, Moscow hy vọng sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của nước này cũng như trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí đắt hàng nhất.

Vũ khí này được miêu tả là một hệ thống phòng thủ không gian vũ trụ và có thể ngăn chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa hành trình siêu thanh và máy bay. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Uy lực đáng gờm của ‘thần lửa’ S-500

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu về bầu cử Duma quốc gia từ nơi cách ly

Ngày 16/9, Tổng thống Putin thông báo ông đang phải tự cách ly do hàng chục người trong đội ngũ thân cận của ông mắc Covid-19.

Điện Kremlin cho hay, ông Putin vẫn khỏe mạnh và chỉ số kháng thể trong cơ thể ở mức cao.

Cùng ngày, ông đã có một bài phát biểu trên truyền hình về cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga sẽ diễn ra từ ngày 17-19/9 tới.

Tổng thống Nga Putin cho biết, cuộc bầu cử là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống xã hội nước này. Mọi người đều quan tâm đến những người có trách nhiệm, năng động, có uy tín, chứng minh cho hy vọng và sự tin tưởng của người dân Nga.

Theo nhà lãnh đạo Nga, "thế giới ngày nay rất phức tạp, nó đang thay đổi nhanh chóng, đôi khi không thể đoán trước được. Đương nhiên, điều đó tạo ra những thách thức mới nhưng cũng mở ra những triển vọng rộng lớn nhất".

Do vậy, cần có sự phối hợp của nhà nước, xã hội và người dân để đáp ứng những thách thức và sử dụng hiệu quả các triển vọng này.

Ông Putin nhấn mạnh: "Cần có một quốc hội mạnh mẽ, có thẩm quyền và các nhà lập pháp mới của Duma Quốc gia phải làm việc vì lợi ích của đất nước và nhân dân Nga, sẵn sàng đảm bảo lợi ích quốc gia trên tất cả lĩnh vực một cách kiên quyết và nhất quán". (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Nga tự cách ly: Điện Kremlin khẳng định hiệu quả của Sputnik V rất cao, hiệu quả của ông Putin còn cao hơn

Nga phản đối EU siết chặt chính sách

Ngày 16/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga lấy làm tiếc về báo cáo mới nhất của Nghị viện châu Âu (EP), trong đó không đề cập kế hoạch đối thoại với Moscow.

Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Peskov khẳng định, “bản chất của tài liệu này chỉ gây ra sự tiếc nuối. Thật không may, báo cáo không đề cập sự cần thiết phải thiết lập một cuộc đối thoại, phải giải quyết những vấn đề tồn đọng và bất đồng thông qua trao đổi ở các cấp và các kênh khác nhau... Điều tích cực duy nhất là tài liệu này chỉ hoàn toàn mang tính cố vấn”.

Trước đó cùng ngày, EP đã thông qua một báo cáo với các khuyến nghị về việc đưa ra những chính sách cứng rắn hơn đối với Nga. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nga phạt Facebook 21 triệu Ruble vì lý do này

Mỹ, Anh, Australia thiết lập quan hệ đối tác an ninh mới

Ngày 15/9, Mỹ, Anh và Australia thông báo sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, có tên gọi là AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Phát biểu với phóng viên, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho hay, theo quy định của quan hệ đối tác mới được Tổng thống nước này Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison công bố, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân.

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 16/9 cho biết, quan hệ đối tác an ninh mới giữa Mỹ, Anh và Australia sẽ đẩy nhanh việc phát triển những công nghệ quốc phòng tối tân.

Phát biểu tại Quốc hội, nhà lãnh đạo Anh nêu rõ: "Mặc dù quan hệ đối tác của chúng ta sẽ bắt đầu với các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng hiện giờ chúng ta đã lập nên AUKUS với kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ phát triển những hệ thống quốc phòng tối tân, trong đó bao gồm mạng, trí tuệ nhân tạo, tính toán lượng tử và những khả năng dưới biển".

Theo ông Johnson, động thái này, một phần của liên minh quốc phòng mới giữa Anh, Australia và Mỹ, "không có ý định đối đầu với bất kỳ cường quốc nào khác", sau khi Trung Quốc coi thỏa thuận này là" mối đe dọa đối với sự ổn định khu vực".

Trong khi đó, Australia tuyên bố sẽ đóng 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân theo thỏa thuận trên.

Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố: "Thế giới của chúng ta đang trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Để đối mặt với các thách thức và giúp đưa an ninh và ổn định tới những khu vực cần thiết, chúng ta cần phải nâng quan hệ đối tác lên một tầm cao mới".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/9 đã chỉ trích thỏa thuận đối tác an ninh mới giữa Mỹ, Anh và Australia, nhấn mạnh rằng ba nước này đang hủy hoại hòa bình và ổn định của khu vực. (Reuters/AFP)

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Mỹ-Anh-Australia có quyết định liên thủ lịch sử, Trung Quốc lập tức có lời

Pháp giận dữ, nói bị ‘đâm sau lưng’

Ngày 16/9, Pháp bày tỏ sự "tức giận và cay đắng" vì quyết định bất ngờ của Australia khi hủy bỏ hợp đồng tàu ngầm khổng lồ, thay vào đó ưu tiên các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ.

Cụ thể, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nêu rõ: "Đó thực sự là một hành động đâm sau lưng. Chúng tôi đã tạo dựng mối quan hệ tin tưởng với Australia, sự tin tưởng này đã bị phản bội... Đây không phải là việc các đồng minh làm với nhau".

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã gọi hành động của Australia là "tin tức rất tồi tệ liên quan đến việc giữ lời", đồng thời nói thêm rằng, Pháp "sẽ mở to mắt để xem Mỹ đối xử với các đồng minh ra sao". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Hậu thỏa thuận an ninh Mỹ-Anh-Australia: Anh 'vỗ về' Pháp, đáp trả nhận định của Trung Quốc

Anh có Ngoại trưởng mới

Ngày 15/9, Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố quyết định cải tổ nội các, theo đó Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Lizz Trus được bổ nhiệm giữ chức vụ Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề đối ngoại, thịnh vượng chung và phát triển, thay thế ông Dominic Raab. Đây là một trong 4 vị trí uy tín nhất trong nội các Anh.

Bà Lizz Truss, 46 tuổi từng đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Tư pháp và Môi trường dưới thời cựu Thủ tướng Theresa May. Việc bà Truss được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh đưa bà trở thành người phụ nữ thứ 2 trong lịch sử đảm nhiệm cương vị này.

Bà Lizz Truss vẫn tiếp tục đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Phụ nữ và Bình đẳng. Trong khi đó, ông Dominic Raab sẽ đảm nhận cương vị mới là Bộ trưởng Tư pháp và kiêm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng.

Thủ tướng Boris Johnson công bố các quyết định thay đổi nhân sự trong nội các với mục đích có được đội ngũ mới mạnh mẽ và đoàn kết nhằm đưa nước Anh phục hồi tốt hơn sau đại dịch Covid-19 và vượt qua những vấn đề gai góc hiện nay như tình hình Afghanistan, vấn đề cải cách thuế... (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Anh thay máu nội các, Ngoại trưởng Raab về đâu?

Triều Tiên tuyên bố lý do phóng thử hệ thống tên lửa mới

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) đưa tin Bình Nhưỡng vừa thử nghiệm các hệ thống tên lửa mới nhằm nâng cao năng lực đáp trả các mối đe dọa tiềm tàng.

"Hệ thống tên lửa hành trình mới đóng vai trò như phương tiện phản công hiệu quả, có khả năng giáng đòn mạnh nhất vào các lực lượng đe dọa Triều Tiên", theo ông Pak Jong Chon, Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên.

Ông Pak Jong Chon cho rằng, quân đội Triều Tiên nên chuẩn bị các kế hoạch chiến thuật để triển khai hệ thống tên lửa này ở những vùng khác nhau của đất nước.

Ông Pak cũng lưu ý thêm rằng hệ thống tên lửa đạn đạo được Triều Tiên phóng thử ngày 15/9 có thể tạo tiền đề cho việc phát triển một hệ thống có khả năng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang vũ khí hạt nhân lớn hơn. (KCNA)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc và Triều Tiên cùng thử tên lửa, HĐBA họp kín, em gái quyền lực của ông Kim Jong-un cảnh báo rạn nứt

Hàn-Mỹ điện đàm về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết các nhà ngoại giao nước này và Mỹ ngày 16/9 đã có cuộc điện đàm để thảo luận về tình hình Bán đảo Triều Tiên sau khi Triều Tiên làm gia tăng căng thẳng với 2 vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày 15/9.

Cuộc điện đàm giữa ông Rim Kap-soo, Vụ trưởng Vụ Chế độ hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và bà Jung Pak, Phó Trưởng đoàn đàm phán của Mỹ với Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra thông cáo báo chí cho biết "hai bên đã tổ chức các cuộc tham vấn cấp làm việc về tình hình Bán đảo Triều Tiên gần đây và theo nhiều cách khác nhau để can dự với Triều Tiên nhằm đạt được tiến bộ thực chất trong tiến trình hòa bình trên Bán đảo". (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Cánh cửa ngoại giao trên Bán đảo Triều Tiên: Người muốn mở, kẻ muốn khép

Cảnh sát Đức phá âm mưu tấn công giáo đường Do Thái

Ngày 16/9, cảnh sát Đức đã bắt giữ một số phần tử đe dọa tấn công một giáo đường Do Thái ở phía Tây thành phố Hagen, vào ngày lễ Yom Kippur của người Do Thái. Buổi hành lễ tại giáo đường này sau đó đã bị hủy bỏ.

Vụ việc làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái diễn một cuộc tấn công năm 2019 nhằm vào một giáo đường Do Thái. Thời điểm đó, một phần tử Quốc xã mới tìm cách tấn công vào giáo đường khi những tín đồ Do Thái giáo đang hành lễ bên trong, cũng đúng vào dịp Yom Kippur, ngày lễ linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái. (Spiegel)

TIN LIÊN QUAN
Taliban nói gì về vụ tấn công khủng bố 11/9 vào Mỹ?

Quân đội Pháp tiêu diệt một thủ lĩnh của phiến quân IS

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 16/9 cho biết quân đội nước này đã tiêu diệt Adnan Abou Walid al-Sahrawi, một thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Thông báo trên Twitter, ông Macron nêu rõ: "Adnan Abou Walid al-Sahrawi, thủ lĩnh nhánh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở khu vực Sahel, đã bị lực lượng Pháp 'vô hiệu hóa' tại sa mạc Sahara. Đây là một thành tựu lớn trong cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố ở Sahel".

Sahrawi đứng đầu một nhánh của nhóm IS, hoạt động mạnh ở khu vực biên giới giữa Mali, Burkina Faso và Niger. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Liên hợp quốc bổ nhiệm Trưởng nhóm điều tra tội ác của tổ chức khủng bố IS
Tin thế giới 15/9: Tình trạng sức khỏe của Tổng thống Putin; Nga nói 'không và không' về tin đồn ở Mali; Ai khởi xướng Dòng chảy phương Bắc 2?

Tin thế giới 15/9: Tình trạng sức khỏe của Tổng thống Putin; Nga nói 'không và không' về tin đồn ở Mali; Ai khởi xướng Dòng chảy phương Bắc 2?

Sức khỏe của Tổng thống Nga Putin, quan hệ Nga với EU, NATO, Dòng chảy phương Bắc 2, tình hình Bán đảo Triều Tiên, mâu ...

Tin thế giới 14/9: Nga cảnh cáo Czech; thời điểm Dòng chảy phương Bắc 2 nhận 'phán quyết' cuối cùng; thông điệp của tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ

Tin thế giới 14/9: Nga cảnh cáo Czech; thời điểm Dòng chảy phương Bắc 2 nhận 'phán quyết' cuối cùng; thông điệp của tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ

Căng thẳng Nga-Czech liên quan vụ bắt giữ công dân Nga, quan hệ Nga-Mỹ-Ukraine, Mỹ-Trung Quốc, Dòng chảy phương Bắc 2, tình hình Afghanistan, chuyến ...

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30- Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39; Ligue 1 vòng 27...
Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Lộ thiết kế iPhone 16 thông qua mô hình 3D

Lộ thiết kế iPhone 16 thông qua mô hình 3D

Mới đây, thiết kế của dòng iPhone 16 được cho là đã lộ diện thông qua các mô hình 3D được chia sẻ trên mạng.
Khủng bố - Nỗi ám ảnh chưa dứt

Khủng bố - Nỗi ám ảnh chưa dứt

Vụ khủng bố tại Moscow rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam tặng bằng khen cho Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam tặng bằng khen cho Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đánh giá cao những đóng góp của Báo Thế giới & Việt Nam trong việc củng cố và phát triển quan ...
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động